Israel bắn hạ tên lửa Houthi, giao tranh lan rộng khắp Trung Đông
Israel cho biết họ đã bắn hạ một tên lửa phóng từ Yemen vào Chủ nhật, sau khi Houthi cho biết họ đã bắn một số tên lửa vào thành phố Eilat của Israel.
Trước đó một ngày, Israel đã lần đầu tiên công khai tấn công nhóm chiến binh ở Yemen này.
Phiến quân Houthi đã phóng tên lửa và máy bay không người lái vào Israel và làm gián đoạn hoạt động thương mại toàn cầu qua Biển Đỏ để đáp trả cuộc tấn công của Israel vào Gaza, khiến Trung Đông thêm bất ổn trong bối cảnh cuộc chiến ở vùng đất Palestine vẫn đang tiếp diễn sau 9 tháng.
Một mục tiêu bị trúng không kích của Israel ở cảng Hodeidah, Yemen vào ngày 21 tháng 7 năm 2024. Ảnh: Reuters
Căng thẳng mới bùng phát bắt đầu từ một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hiếm hoi của Houthi hôm thứ Sáu vào thành phố Tel Aviv của Israel, giết chết một người. Sau đó, máy bay chiến đấu Israel đã tấn công đáp trả vào cảng Hodeidah của Yemen, giết chết 6 người và gây ra những vụ hỏa hoạn lớn.
Video đang HOT
Phong trào Houthi tuyên bố vào Chủ nhật rằng họ sẽ tiếp tục tấn công Israel. Người phát ngôn của Houthi, Mohammed Abdulsalam, nói với đài truyền hình Al Jazeera của Qatar rằng “sẽ không có ranh giới đỏ… mọi tổ chức nhạy cảm… đều sẽ là mục tiêu của chúng tôi”.
Sau đó, quân đội Israel cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3 của nước này đã bắn hạ một tên lửa đất đối đất được phóng từ Yemen vào Chủ nhật trước khi nó bay vào lãnh thổ Israel. Còi báo động không kích đã vang lên ở thành phố cảng Eilat bên Biển Đỏ, khiến người dân phải chạy tìm nơi trú ẩn.
Những cuộc giao tranh này là một phần của tác động lan tỏa từ cuộc chiến ở Gaza đã thu hút các cường quốc trong khu vực và thế giới.
Nhóm Houthi nói rằng họ tấn công Israel và các mục tiêu ở Biển Đỏ là để ủng hộ người Palestine ở Gaza. Houthi là một nhóm Hồi giáo dòng Shiite ở Yemen, đã kiểm soát phần lớn miền bắc Yemen, gồm cả thủ đô Sanaa của nước này trong nhiều năm qua.
Các đồng minh của Hamas bao gồm cả Hezbollah ở Lebanon và lực lượng bán quân sự Iraq. Hiện, giao tranh giữa Hezbollah và Israel cũng đang diễn ra gần như hàng ngày ở biên giới giữa Israel và Lebanon.
Mỹ xem xét tấn công trực diện phiến quân Houthi
Nhiều nước, trong đó có Mỹ, đã cảnh báo phiến quân Houthi ở Yemen về "hậu quả nghiêm trọng" nếu tiếp tục tấn công các tàu vận tải trên Biển Đỏ.
Houthi tăng cường tấn công tàu thương mại trên Biển Đỏ trong thời gian qua. Ảnh minh họa Reuters.
Tuyên bố do Nhà Trắng đưa ra ngày 3/1 nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công, thả các tàu và thủy thủ đoàn bị giam giữ bất hợp pháp. Phía Houthi sẽ phải chịu hậu quả nếu họ tiếp tục đe dọa tính mạng, nền kinh tế toàn cầu và dòng chảy thương mại tự do trên các tuyến đường thủy quan trọng của khu vực".
Anh, Australia, Canada, Đức và Nhật Bản nằm trong số 12 nước ký cam kết tham gia liên minh đảm bảo an ninh trên Biển Đỏ do Mỹ đứng đầu.
Quốc gia duy nhất ở Trung Đông ký tuyên bố là Bahrain, nước có mối quan hệ căng thẳng với Iran. Tehran được cho là đứng đằng sau chống lưng cho Houthi.
Tuyên bố của Mỹ được đưa ra sau một số báo cáo cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét tấn công trực tiếp vào phiến quân nếu các cuộc tấn công tiếp tục.
Houthi nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công của họ trên tuyến đường thủy đông đúc này là một hành động thẻ hiện sự đoàn kết với người Palestine ở Gaza và họ đang nhắm mục tiêu vào các tàu có liên kết với Israel.
Mỹ đã cử tàu sân bay USS Dwight D Eisenhower đến khu vực này và trước đó đã công bố một liên minh các nước để bảo vệ hoạt động vận tải ở Biển Đỏ, nơi 12% thương mại toàn cầu đi qua.
Trước đó, lực lượng Houthi đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào một tàu thương mại ở Biển Đỏ. "Hải quân của lực lượng vũ trang Yemen đã thực hiện một chiến dịch nhắm vào tàu CMA CGM TAGE đang đi tới các cảng của Palestine bị chiếm đóng", Houthi cho biết trên mạng xã hội X.
Nhà điều hành CMA CGM của Pháp cho biết tàu container của họ không hề hấn gì, "không gặp sự cố" và con tàu đang trên đường tới Ai Cập.
Các cuộc tấn công của Houthi trong những tuần gần đây chủ yếu tập trung tại eo biển Bab al-Mandeb.
Hôm 2/1, hãng vận tải khổng lồ Maersk của Đan Mạch đã gia hạn việc đình chỉ các dịch vụ qua tuyến đường thủy eo biển Bab al-Mandeb và Vịnh Aden, miền Nam Yemen, "cho đến khi có thông báo mới"
Chiến lược của NATO khi mở văn phòng liên lạc đầu tiên tại Trung Đông NATO dự kiến mở văn phòng liên lạc Trung Đông đầu tiên, đặt tại Jordan. Những bình luận giận dữ đã xuất hiện ngay khi thông báo được đưa ra. Trụ sở NATO tại Brussels, Bỉ. Ảnh: Kyodo/TTXVN Tại hội nghị thượng đỉnh ở Mỹ vào tuần trước, NATO thông báo sẽ thành lập văn phòng liên lạc đầu tiên ở Trung Đông...