Israel, Ba Lan khôi phục quan hệ
Israel và Ba Lan đã nhất trí cải thiện mối quan hệ xấu đi sau khi Vácsava năm ngoái thông qua đạo luật hạn chế người Do Thái lấy lại các tài sản thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Theo đó, 2 bên thông báo sẽ khôi phục đại sứ tại mỗi nước.
Tổng thống Israel Isaac Herzog tại một cuộc họp báo ở Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc thảo luận với người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda ngày 4/7, Tổng thống Israel Isaac Herzog, cho biết hai bên nhất trí “sẽ khôi phục quan hệ theo tiến trình thích hợp”. Cả 2 nhà lãnh đạo đều hy vọng các vấn đề phát sinh trong tương lai giữa Ba Lan và Israel sẽ được giải quyết thông qua đối thoại cởi mở và chân thành, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
Văn phòng Tổng thống Duda cho biết Đại sứ Ba Lan tại Israel được triệu hồi trong thời gian quan hệ song phương căng thẳng sẽ quay trở lại Israel, trong khi tân Đại sứ Israel tại Ba Lan sẽ trình thư ủy nhiệm trong những ngày tới.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 14/8/2021, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã phê chuẩn một đạo luật mới, theo đó ngay lập tức chấm dứt hầu hết các vụ kiện đòi lại tài sản bị nhà nước thu giữ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đạo luật này ấn định thời hạn tối đa 30 năm để một người có thể đòi lại tài sản bị thu giữ.
Những người ủng hộ cho rằng luật trên sẽ củng cố nền tảng pháp lý trên thị trường bất động sản, ngăn chặn tình trạng tham nhũng.Tuy nhiên, văn kiện này vấp phải sự phản đối mạnh của Israel cho rằng luật này bất công đối với hàng triệu người Do Thái ở Ba Lan là nạn nhân của nạn diệt chủng trong chiến tranh và có lý do chính đáng để đòi lại tài sản.
Phản ứng về động thái trên, Israel đã triệu hồi đại diện ngoại giao của nước này tại Ba Lan ngay trong ngày 14/8. Sau đó 2 ngày, Ba Lan cũng triệu hồi đại sứ nước này tại Israel.
EU 'gõ cửa' Israel tìm nguồn cung khí đốt
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết EU này muốn tăng cường hợp tác năng lượng với Israel để thay thế nguồn cung khí đốt của Nga.
Phát biểu của bà Ursula von der Leyen được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Italy Mario Draghi, cũng đang thăm Israel, cho biết Rome đang tìm cách tăng cường cung cấp khí đốt từ Israel.
Theo bà Ursula von der Leyen, sau khi các thành viên Liên minh châu Âu (EU) cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, Điện Kremlin đã trả đũa bằng cách nhắm vào dòng chảy khí đốt từ Nga đến EU.
Cho đến nay, Nga đã cắt nguồn cung khí đốt đối với Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan, cũng như các công ty Hà Lan và Đan Mạch. Tuy nhiên, phía Moskva giải thích nguyên nhân dừng hợp đồng với những quốc gia trên là do họ không thực hiện thanh toán hóa đơn bằng đồng nội tệ rúp, theo điều chỉnh mới của Chính phủ Nga nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây.
Chủ tịch EC cho biết cơ quan này đang khai thác các khả năng để thúc đẩy hợp tác năng lượng với Israel, trong đó có lắp đường cáp điện dưới nước và khí đốt đường ống ở phía Đông Địa Trung Hải.
Hiện tại, Israel đang xuất khẩu khí đốt sang Ai Cập. Từ đây, khí đốt sẽ được hóa lỏng và chuyển đến châu Âu.
Các bên đã tiến hành đàm phán kể từ tháng 3 vừa qua về việc thiết lập khung pháp lý cho phép Israel xuất khẩu nhiều khí đốt hơn sang châu Âu thông qua Ai Cập.
Ngoài ra, EU cũng đặt hy vọng vào dự án EastMed - đường ống dẫn dưới đáy biển nối Israel với Hy Lạp và Italy qua Cyprus.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt nghi vấn về tính khả thi của dự án trên do nó cần đến nguồn kinh phí khổng lồ và kéo dài nhiều năm.
Phát biểu tại cuộc gặp với người đồng cấp Israel, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết hai nước đang phối hợp khai thác các nguồn khí đốt từ phía Đông Địa Trung Hải và phát triển năng lượng tái tạo.
"Chúng tôi muốn giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng hướng tới các mục tiêu khí hậu mà chúng tôi đã đặt ra", ông Draghi nói thêm.
Dự án đường ống Israel-Trkiye, ước tính cần 3 năm và 1,5 tỷ USD để hoàn thành, là một lựa chọn khác để đưa khí đốt của Israel đến các thị trường châu Âu.
Ba Lan muốn các đồng minh lấp 'lỗ hổng' vũ khí gửi cho Ukraine Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết hoạt động viện trợ vũ khí cho Kiev đã làm cạn kiệt kho dự trữ quân sự của Warsaw và các đồng minh nên giúp họ lấp đầy khoảng trống đó. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Ảnh: Getty Images Phát biểu trước các quan chức quân đội ngày 13/6, Tổng thống Andrzej Duda cho...