ISIL nỗi ám ảnh của Iraq
Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Cận Đông (ISIL) thường hành động một cách độc lập, theo đuổi chiến lược riêng của mình trong việc cố kích động một cuộc chiến tranh giáo phái ở Iraq
Hiện vẫn chưa rõ liệu tổ chức ISIL có giữ vững những lãnh thổ chiếm được trong cuộc tấn công thần tốc và đang thẳng tiến về thủ đô Baghdad hay không nhưng chắc chắn rằng nhà chức trách Iraq hiện đang đau đầu vì không thể cản được bước tiến của ISIL và đã cầu cứu Mỹ can thiệp bằng những cuộc không kích. Không thể xác minh được những gì đang diễn ra ở các thành phố rơi vào tay ISIL nhưng căn cứ vào các thông tin trên mạng của riêng ISIL về những hành động của họ, người ta chỉ có thể chờ đợi điều xấu hơn mà thôi.
Độc ác và tàn bạo
Tổ chức ISIL đã giành được thành công đáng kể về mặt quân sự. Tháng 3-2013, ISIL chiếm TP Raqqa thuộc tỉnh Raqqa ở Syria. Đây là tỉnh lỵ đầu tiên rơi vào tay quân nổi dậy. Tháng 1-2014, lợi dụng tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng giữa thiểu số Sunni ở Iraq và chính phủ do người Shiite cầm đầu, ISIL đã chiếm TP Fallujah với người Sunni chiếm đa số ở tỉnh Anbar – Iraq. ISIL cũng chiếm giữ những khu vực rộng lớn ở tỉnh lỵ Ramadi và có mặt ở một số thị trấn gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Tổ chức này còn khét tiếng bởi sự cai trị tàn bạo ở những khu vực nắm quyền kiểm soát. Thế nhưng, sau khi Mosul, thành phố lớn thứ hai ở Iraq, thất thủ vào tay ISIL hôm 10-6, cả thế giới mới bắt đầu choáng váng và Iraq bấn loạn. Mỹ cho rằng ISIL chiếm được Mosul sẽ đe dọa đến cả khu vực.
Thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi (ảnh nhỏ) và các chiến binh ISIL hiện là cơn ác mộng đối với chính quyền Iraq (Ảnh: WANTAN24.NET)
Chưa đến 1.000 tay súng ISIL đã chiếm được Mosul, khiến cho 2 sư đoàn quân đội Iraq (gần 30.000 binh sĩ) tháo chạy tán loạn. Website Middle East Eye cho biết các tay súng ISIL được tổ chức tốt, được trang bị khá tốt và cực kỳ độc ác. Để củng cố những thành quả phi thường đã giành được, họ đã nhanh chóng tiến về phía Nam, đánh các thành phố khác nữa. Ngày 11-6, họ lại chinh phục Tikrit, thành phố quê nhà của cựu tổng thống Saddam Hussein…
Căn cứ vào những bức ảnh do chính ISIL tung lên mạng, các chiến binh bịt mặt chất tù binh lên các xe tải chở họ đi, áp giải ra vùng đồng trống, bắt nằm úp mặt xuống rãnh trong tư thế tay bị trói sau lưng và thản nhiên xả súng lên người họ. ISIL “khoe” đã thảm sát khoảng 1.700 binh sĩ Iraq trong các cuộc giao tranh tại các thành phố lớn.
Lực lượng quân sự xuyên quốc gia
Video đang HOT
ISIL tin rằng cách duy nhất để lấy lại thanh danh của người Hồi giáo là thành lập một nhà nước Hồi giáo với trung tâm là Cận Đông và Iraq, như chính tên gọi của ISIL. Lúc này, có lẽ chẳng mấy ai không biết ISIL là một tổ chức thánh chiến hoạt động tích cực ở Iraq và Syria. ISIL được hình thành sau khi Mỹ xâm lược và chiếm đóng Iraq năm 2003 và là hậu thân của tổ chức Al-Qaeda ở Iraq. Tuy vậy, ISIL không nhận lệnh trực tiếp từ bộ sậu trung ương Al-Qaeda và thường hành động một cách độc lập, theo đuổi chiến lược riêng của mình trong việc cố kích động một cuộc chiến tranh giáo phái ở Iraq.
Đến nay, ISIL đã trở thành một trong những tổ chức thánh chiến chủ yếu đang chiến đấu với các lực lượng chính phủ ở Syria và đang giành được những thành quả về quân sự ở Iraq. ISIL sử dụng tất cả mọi chiêu trò, từ chặt đầu để khiến những kẻ chống đối hoảng sợ đến dùng kem để dụ dỗ trẻ em hay nịnh nọt dân địa phương nằm dưới sự kiểm soát của chúng. Không ai biết một cách chính xác quân số của ISIL. Theo website Mashable, ISIL có khoảng 10.000-15.000 tay súng, trong đó có 3.000 chiến binh thánh chiến người nước ngoài. Đài BBC còn nhận định ISIL đã qua mặt Al-Qaeda trở thành tổ chức thánh chiến nguy hiểm nhất thế giới.
Kênh Fox News đánh giá ISIL là hiện thân hùng mạnh nhất của một tổ chức đã khởi đầu như một chi nhánh của Al-Qaeda ở Iraq sau khi Mỹ xâm lược năm 2003. Các lực lượng Mỹ đã mất nhiều năm và tiềm lực kinh tế khổng lồ để khuất phục tổ chức này trước khi rút quân khỏi Iraq vào tháng 12-2011. Kể từ đó, khu vực này ngập chìm trong tình trạng hỗn loạn về chính trị và thù ghét giữa các giáo phái.
Lâu nay, ISIL đã lợi dụng tình hình căng thẳng giáo phái giữa Sunni và Shiite để kích động những tín đồ Sunni cực đoan. Giáo sư Peter Neumann, Trường ĐH London, ước tính khoảng 80% chiến binh phương Tây ở Syria đã gia nhập tổ chức này. Chính ISIL công nhận đã thu phục được các chiến binh từ Anh, Pháp, Đức và các quốc gia châu Âu khác nữa, cũng như Mỹ, thế giới Ả Rập và vùng Caucasus.
Thủ lĩnh hiện nay của ISIL là Abu Bakr al-Baghdadi, sinh năm 1971, đã từng là thủ lĩnh của tổ chức Al-Qaeda ở Iraq, mệnh danh là “Osama Bin Laden mới”. Baghdadi được xem là một chỉ huy tác chiến và nhà chiến thuật tài ba, yếu tố làm cho ISIL trở nên hấp dẫn các chiến binh thánh chiến trẻ tuổi hơn so với Al-Qaeda. Baghdadi còn là một phần tử nổi dậy nhiều tham vọng đã từng được Mỹ treo thưởng 10 triệu USD cho ai lấy được cái đầu của y. Sau khi nắm quyền năm 2010, Baghdadi đã thành công trong việc chuyển một tổ chức được gọi là “bảo trợ” tập trung chủ yếu vào Iraq thành một lực lượng quân sự xuyên quốc gia.
Bị Al-Qaeda thù ghét
ISIL đã và đang hoạt động một cách độc lập với các tổ chức thánh chiến khác ở Syria, chẳng hạn như al-Nusra Front, chi nhánh chính thức của Al-Qaeda ở nước này và có mối quan hệ căng thẳng với các tổ chức nổi dậy khác. Thủ lĩnh Baghdadi đã từng tìm cách hợp nhất với al-Nusra nhưng bị từ chối và 2 tổ chức này vẫn hoạt động riêng rẽ kể từ đó đến nay. Thủ lĩnh Al-Qaeda Ayman al- Zawahiri đã thúc giục ISIL chỉ tập trung hoạt động ở Iraq và để mặt trận Syria lại cho al-Nusra nhưng Baghdadi và các chiến binh của y đã công khai thách thức thủ lĩnh Al-Qaeda. Thế là thái độ thù địch đối với ISIL đã tăng lên đều đặn ở Syria. Tháng 1-2014, các cánh quân nổi dậy thuộc các tổ chức được phương Tây ủng hộ cũng như các tổ chức Hồi giáo đã đồng loạt tấn công ISIL, tìm cách đẩy các chiến binh của tổ chức này ra khỏi Syria. Hậu quả là hàng ngàn người đã mất mạng trong cuộc thanh toán đẫm máu này.
Theo Người Đưa Tin
Khi báo chí châm ngòi cho chiến tranh
Từ một trong những quốc gia hùng mạnh nhất Trung Cận Đông, Iraq ngày nay đang đứng trước nguy cơ của sự tan rã. Và không phải ai cũng biết rằng chính báo chí Mỹ và phương Tây giữ vai trò quan trọng việc " dọn đường" " châm ngòi" cho chính quyền Mỹ tiến hành can thiệp quân sự, lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein vào năm 2003.
Ký ức 10 năm sau cuộc chiến của Mỹ ở Iraq
Đó là vào tháng 9/2002, phóng viên tờ New York Times - một trong những tờ báo lớn và uy tín hàng đầu nước Mỹ Judith Miller đã dẫn nguồn tin từ các quan chức Mỹ khẳng định Iraq nhập các ống kim loại để làm giàu uranium. Miller "tiên tri" rằng: "Iraq đang tăng cường nỗ lực sản xuất vũ khí hạt nhân và mở cuộc truy lùng nhiên liệu toàn cầu để chế tạo bom nguyên tử".
Những bài báo và nguồn tài liệu của Miller sau đó đã được chính quyền George Bush sử dụng "làm bằng chứng" để phát động chiến tranh xâm lược Iraq và lật đổ chế độ Saddam Hussein, bất chấp việc không nhận được nghị quyết phê chuẩn của Liên Hiệp Quốc (do thiếu chứng cứ) và sự phản đối của thế giới.
Hàng nghìn người lính Mỹ và thường dân Iraq đã thiệt mạng trong cuộc chiến Iraq do Mỹ phát động, với "bằng chứng" là những bài báo của nữ phóng viên Judith Miller
Mặc dù Iraq đã tỏ ra hợp tác và đã phải rất "khổ sở" cố gắng chứng minh mình chẳng hề sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ vẫn chẳng đoái hoài và chiến tranh đã xảy đến. Điều trớ trêu là sau khi đã tiến quân vào Iraq và hạ bệ được ông Saddam Hussein, Mỹ và đồng minh của mình vẫn không tài nào tìm được vũ khí hủy diệt hàng loạt ở đây.
Vũ khí hạt nhân thì không thấy đâu, mà chỉ thấy một sự thật là hàng nghìn lính Mỹ và hàng trăm nghìn thường dân Iraq đã thiệt mạng vì một lý do bịa đặt.
Trong khi đó, cựu Tổng thống Mỹ George W Bush từng tâm sự trong cuốn Hồi ký xuất bản năm 2010 rằng vẫn cảm thấy "day dứt" vì đã không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq, nguyên nhân chính khiến ông phát động cuộc tấn công lật đổ chính quyền Saddam Hussein.
Còn phóng viên Miller đã tự biện hộ: "Việc của tôi không phải là kiểm tra thông tin của chính phủ. Nhiệm vụ của tôi là nói cho độc giả tờ New York Times biết chính phủ nghĩ gì về kho vũ khí của Iraq"! Rất nhiều nhà báo Mỹ đã chỉ trích Miller vi phạm một nguyên tắc nghề nghiệp là đánh giá, phân tích thông tin.
Không chỉ Miller và tờ New York Times, mà một loạt tờ báo khác của Mỹ khi đó cũng tham gia vào chiến dịch truyền thông "lobby" cho cuộc phiêu lưu quân sự của chính phủ. Có thể kể đến những bình luận của nhà phân tích chính trị của tạp chí Times Thomas Fridedman. Fridedman khi đó nhận định rằng, can thiệp quân sự vào Iraq sẽ giúp Mỹ tăng cường ảnh hưởng trong khu vực rất quan trọng và giúp "mang lại dân chủ cho Trung Đông". Trong khi đó, những tiếng nói phản đối chiến tranh như show truyền hình có rating hàng đầu của Phil Donahue trên kênh MSNBC thì bị hủy bỏ.
Thực tế thì hành động trên cũng chỉ là một chuỗi dài các hành động khiêu khích chiến tranh trong lịch sử của truyền thông Mỹ. Trong những năm 1890, các nhà báo đã dùng ngòi bút và thậm chí đôi khi còn "tự sản xuất" ra một loạt các sự cố trong hàng loạt các bài báo đăng trên tờ Hearst để kích động Mỹ lao vào cuộc chiến với Tây Ban Nha ở Cuba. Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ đôi khi được gọi là "nạn nhân" đầu tiên và không phải là "nạn nhân" cuối cùng của "chiến tranh phương tiện truyền thông".
Nhưng một cuộc chiến như vậy là một sự thất bại của trí tưởng tượng, không suy nghĩ sáng tạo về các lựa chọn thay thế cho cuộc xung đột bạo lực, ví dụ như sử dụng giải pháp ngoại giao hòa bình. Đó là lập luận của "Báo chí Hòa bình", một lĩnh vực nghiên cứu và thực hành lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 từ những công trình nghiên cứu của nhà xã hội học và hoạt động hòa bình người Na Uy, Johan Galtung.
Phóng viên người Australia Jake Lynch viết: "Báo chí hòa bình là khi biên tập viên và phóng viên biết lựa chọn viết cái gì và viết như thế nào để tạo cơ hội cho xã hội nói chung xem xét và đánh giá giá trị của bất bạo động so với xung đột vũ trang".
Người phóng viên không tạo ra chiến tranh nhưng ở vị trí người quan sát trung lập, họ có thể thổi bùng ngọn lửa chiến tranh, tuyên truyền cho những mục đích không minh bạch của chính phủ với những thông tin, bình luận bất cẩn cũng như có thể hướng công chúng vào những câu chuyện đơn giản về bản chất của cuộc xung đột và đề ra những giải pháp.
Sự thực là chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin và báo chí, truyền thông có một sức mạnh ghê gớm, được coi là cơ quan quyền lực thứ 4 trong xã hội. Mỗi sản phẩm thông tin do nhà báo cung cấp cho bạn đọc có ảnh hưởng không chỉ với một cá nhân mà còn với cả cộng đồng, xã hội, quốc gia và thế giới. Vậy với quyền năng to lớn đó, mỗi nhà báo, xin hãy có trách nhiệm với thông tin!
Theo PetroTimes
Mỹ giải bài toán Iraq, Trung Quốc sẽ mất Iran Trong sức nóng của cuộc khủng hoảng Iraq, người ta càng nhận ra tính đúng đắn của triết lý "kẻ thù của kẻ thù là bạn". Khi cùng phải đối phó với kẻ thù chung là những kẻ thuộc lực lượng nổi dậy Hồi giáo Sunni tại Iraq, Mỹ và Iran đang xích lại gần nhau. Thậm chí, họ lúc này được coi...