IS tràn sang Đông Nam Á sau khi thủ lĩnh Baghdadi chết
Malaysia cảnh báo nguy cơ IS chuyển căn cứ tới Đông Nam Á sau cái chết của lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi.
Bộ trưởng nội vụ Malaysia Muhyiddin Yassin hôm 27/11 cảnh báo khả năng Daesh (tên viết tắt tiếng Arab của IS) đang tìm kiếm một cứ địa mới trước việc “lãnh thổ” của tổ chức này tại Iraq và Syria ngày càng thu hẹp.
Theo ông Yassin, tồn tại một mối đe dọa từ sự trở lại của nhiều tên khủng bố ở nước ngoài, việc gia tăng hoạt động cực đoan trên mạng và những vụ tấn công đơn độc.
Qua nhiều lần bị thu hẹp địa bàn hoạt động, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng dù vậy chưa từng ngừng reo rắc nỗi sợ. Sau khi thủ lĩnh tối cao al-Baghdadi thiệt mạng trong cuộc truy quyét lớn của quân đội Mỹ hôm 26/10, tổ chức này đã kịp thời bổ nhiệm lãnh đạo mới.
Tờ SCMP trích lời quan chức chống khủng bố cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Nathan Sales, cho biết quân IS chưa trực tiếp tấn công khủng bố tại Đông Nam Á, thay vào đó tổ chức này truyền lại những kĩ năng và chiến thuật khủng bố từ Trung Đông. Một trong những chiến thuật phổ biến nhất của tổ chức này là đánh bom tự sát.
Phiến quân Abu Sayyaf tại Philippines. Ảnh: Inquirer
Quân IS di chuyển dễ dàng nhờ hộ chiếu giả
Quân IS chuyên sử dụng hộ chiếu giả để thâm nhập vào các quốc gia mục tiêu. Có những “đầu nậu” cung cấp hộ chiếu chuyên nghiệp thường xuyên làm việc với tổ chức này.
Video đang HOT
Nasir Abas, cựu lãnh đạo của Jemaah Islamiah (JI) – nhánh al-Qaeda Đông Nam Á đứng sau vụ đánh bom khiến 202 người thiệt mạng tại Bali, Indonesia năm 2002, nói với SCMP rằng có ba kiểu hộ chiếu thường được các tổ chức khủng bố sử dụng: hộ chiếu giả, hộ chiếu thật do cơ quan di trú cấp nhưng được đăng kí bằng căn cước giả, và hộ chiếu đánh cắp.
Người này từng dùng căn cước Indonesia giả để đăng kí hộ chiếu, sau đó dùng hộ chiếu mới này để tới miền nam Philippines, nơi hắn gia nhập một trại huấn luyện quân sự.
Hồi tháng 1/2018, Thái Lan bắt giữ một người quốc tịch Pakistan với những cáo buộc người này cung cấp hộ chiếu giả cho quân IS, bao gồm nhiều hộ chiếu Singapore và Ấn Độ.
Mỹ cảnh báo IS có khả năng tự sản xuất hộ chiếu giả. Ảnh: USbacklash.
“Những tên ‘đầu nậu’ sẽ bán những hộ chiếu với ảnh na ná gương mặt người mua. Việc này không dễ, nhưng chúng có rất nhiều hộ chiếu để bạn lựa chọn”.
Sau khi bị bắt vào năm 2003 và được thả một năm sau đó, Nasir Abas hiện tích cực giúp đỡ chính phủ Indonesia chống các làn sóng cực đoan tại quốc gia Hồi giáo này.
Trong vụ tấn công khủng bố hàng loạt tại Paris năm 2015 khiến ít nhất 130 người chết, cảnh sát Pháp phát hiện một trong những kẻ đánh bom liều chết đã tới châu Âu bằng hộ chiếu Syria giả.
Các nước Đông Nam Á thắt chặt chống khủng bố
Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố Indonesia cho rằng chính hệ tư tưởng cực đoan của IS là thách thức lớn nhất tại nước này. Tư tưởng IS lan truyền nhanh chóng qua sách và mạng xã hội, khiến việc ngăn chặn trở nên khó triệt để.
Trong khi đó, đảo Mindanao tại phía Nam Philippines được xem là địa điểm nóng của những hoạt động khủng bố tại quốc đảo này, theo SCMP. Giáo sư Chiến tranh học Zachary Abuza từ Washington cho rằng với cái chết của Baghdadi, “giới cầm đầu IS đang chuyển quân của chúng tới Philippines… Ngày càng nhiều quân IS không muốn tới Iraq và Syria, và đảo Mindanao trở thành địa điểm mới lý tưởng”.
Malaysia cũng là nơi “quá cảnh” lý tưởng của các nhóm khủng bố như IS, al-Qaeda, JI và nhóm jihadist Phillipines, với một danh sách dài các hoạt động liên quan đến khủng bố bị phát hiện, gồm: vận chuyển quân khủng bố trái phép vào miền Nam Philippines, bắt cóc, sử dụng trẻ em tại các căn cứ huấn luyện hay các vụ chặt đầu của phiến quân Abu Sayyaf.
Các quốc gia Đông Nam Á này đang thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhằm đối phó với những tên khủng bố.
Để ngăn chặn mối đe dọa từ IS, Malaysia đang tích cực sử dụng cơ sở dữ liệu của Interpol về hộ chiếu bị đánh cắp hoặc thất lạc để phát hiện những người nhập cảnh đáng ngờ.
Nước này cũng sử dụng một hệ thống rà soát thông tin cực đoan trên mạng xã hội nhằm tìm kiếm và bắt giữ kẻ khủng bố. Kể từ năm 2013, cảnh sát nước này đã phát hiện 25 kế hoạch khủng bố và bắt giữ 512 đối tượng tình nghi có liên quan đến các hoạt động của IS, theo SCMP.
Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi bị tiêu diệt tháng trước. Ảnh: AP.
Cảnh sát Indonesia mới đây cũng thu thập máy tính của kẻ đánh bom tự sát tại đồn cảnh sát Medan hai tuần trước và phát hiện một bản kế hoạch tấn công các cơ sở cảnh sát và nhiều địa điểm cầu nguyện.
Theo giới chức điều tra, nhóm khủng bố đứng sau kế hoạch này có mục tiêu “gây thương vong – dù đó là cảnh sát hay dân thường”.
Philippines khuyến khích người dân báo cáo với chính quyền về bất cứ cá nhân hay tổ chức khả nghi nào. Singapore cũng nâng cao cảnh giác vào coi các tổ chức khủng bố là “mối đe dọa lớn” đối với đảo quốc này.
Theo news.zing.vn
Nguy cơ khủng bố bùng phát sau cái chết của thủ lĩnh IS
Theo các chuyên gia, IS có thể tận dụng cái chết của Al Baghdadi để chiêu mộ sự ủng hộ dưới danh nghĩa báo thù.
Sự tồn tại của IS chưa chắc đã phụ thuộc vào việc thủ lĩnh của chúng là ai. Từ trước cái chết của Al Baghdadi, thủ lĩnh mới của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), một cựu binh thuộc quân đội cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein, các nhà phân tích đều nhấn mạnh rằng tình hình thực địa ở Syria, những xung đột nội bộ ở đây mới là nguồn nhiên liệu chính cho sự hồi sinh của IS.
Ảnh minh họa.
Theo các thống kê tại Trung Đông, được cho là tổng hợp từ các nguồn tin tình báo, quân số của IS hiện nay còn khoảng 18.000 người. Không ít trong số đó đã rời khỏi Syria và Iraq trở về quê hương nhưng vẫn giữ liên lạc với IS thông qua một mạng lưới trên Internet. Từ Trung Đông, đến khu vực Đông Nam Á cũng có những lo ngại sau cái chết của thủ lĩnh IS.
Theo người phát ngôn quân đội Philippines, các lực lượng an ninh nước này đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ trước bất kỳ mối đe dọa tấn công trả đũa tại nước này từ các tổ chức khủng bố bị nhiễm tư tưởng của IS. Philippines lo ngại việc Al Baghdadi bị tiêu diệt sẽ có tác động đến lãnh đạo các tổ chức khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.
Giờ nếu nhìn lại những ngày đầu của IS năm 2013 - 2014, rất nhiều người đã gia nhập IS không phải để tiến nhành những vụ tấn công man rợ hay để chặt đầu người phương Tây rồi đăng lên mạng xã hội. Họ gia nhập bởi nghèo đói, bị đẩy ra rìa xã hội, bị các thế lực trong xã hội chèn ép. Những điều đó vẫn còn nguyên trong thời kỳ hậu IS này. Chính vì thế, tiêu diệt một thủ lĩnh chưa thể là biện pháp ngăn ngừa từ gốc.
Theo Nguyễn Hà/VTV
"Cái nôi" của nạn buôn người sang Anh ở Trung Quốc Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc - nơi phần lớn người dân làm lao động phổ thông, được gọi là "cái nôi" của nạn buôn người. Những người dân ở các làng chài nghèo khó bắt đầu rời khỏi quê hương tìm kiếm cuộc sống mới ở nước ngoài bằng thuyền vào đầu thế kỷ XV. Nhiều người trong số này đến từ Đông...