IS sắp bị đánh gục ở thị trấn chiến lược Kobani
Liên tiếp bị mất các vị trí chiến lược, IS giờ đây đang co cụm ở một góc của thị trấn Kobani.
Ngày 17/11, lực lượng dân quân người Kurd chiến đấu chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại thị trấn biên giới Kobani cho hay trận chiến đã chuyển sang một bước ngoặt mới, và IS sắp ngã gục dưới sự tấn công của bom Mỹ và lực lượng phòng thủ.
Bom Mỹ dội xuống mục tiêu IS ở thị trấn Kobani
Các chỉ huy của đơn vị dân quân người Kurd YPG cho biết những trận không kích tăng cường trong những ngày gần đây đã giúp họ chiếm thêm được vài ngọn đồi chiến lược từ tay phiến quân IS.
Trong ngày hôm qua, Mỹ đã thực hiện 9 lượt không kích vào thị trấn Kobani, thả bom trúng các vị trí chiến đấu của IS, dọn sạch nhiều khu vực và xóa sổ một đơn vị chiến thuật của phiến quân.
Hiện IS chỉ còn khoảng 250 tay súng ở thị trấn Kobani và đang co cụm lại góc đông nam thị trấn. Ông Rafiq Barardar, chỉ huy YPG ở Kobani tự tin tuyên bố: “Chúng chắc chắn sẽ bị đánh bại trong 4 hoặc 5 ngày tới”.
Mặc dù vậy, YPG tin rằng họ sẽ mất nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng để quét sạch phiến quân ra khỏi thị trấn, bởi nhiều khả năng các tay súng bắn tỉa của IS vẫn còn lảng vảng, và chúng cũng sẽ tiếp tục thực hiện các vụ đánh bom tự sát hoặc cài bom ven đường hay trong các tòa nhà.
Ông Anwar Muslim, một lãnh đạo chính trị ở Kobani trả lời qua điện thoại: “IS chưa rút lui nhiều như chúng tôi mong đợi, nhưng sự thật là chúng đang rút chạy. Lợi thế giờ đây đang nghiêng về phía YPG và hỏa lực Mỹ”.
Video đang HOT
Súng máy hạng nặng của dân quân người Kurd bắn về phía IS
Trong hai tháng vừa qua, IS đã mất hàng trăm chiến binh trên chiến trường Kobani khi chúng “cố sống cố chết” chiếm thị trấn này bằng được. Việc để thua trên chiến trường Kobani sẽ là một cú đòn nặng nề giáng vào IS vốn tự cho mình là lực lượng thánh chiến “bất khả chiến bại”.
Với sự tăng viện của 150 chiến binh người Kurd Iraq, YPG đã đưa các khẩu súng máy hạng nặng lên một số đỉnh đồi xung quanh thị trấn và khống chế hoàn toàn tuyến đường quan trọng nối từ Kobani tới Raqqa, sào huyệt của IS ở miền bắc Syria. Các cuộc không kích tăng cường của Mỹ cũng khiến IS gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều quân tăng viện.
Một nữ chiến binh người Kurd tên là Nareen Khalil đang dưỡng thương cho biết: “Các cuộc không kích của Mỹ đã giúp chúng tôi chiếm được nhiều ngọn đồi quan trọng. Ngay khi vết thương lành, tôi sẽ quay trở lại chiến tuyến và chiến đấu hết mình ở đó”.
Các chỉ huy người Kurd ở Kobani cho biết họ đang phối hợp với quân đội Mỹ để chỉ thị mục tiêu cho các vụ không kích ở Kobani. Ngoài ra, họ cũng đã nhận được nhiều vũ khí, đạn dược và đồ tiếp tế được Mỹ thả xuống bằng dù xuống thị trấn này, mặc dù một số kiện hàng đã rơi vào tay IS.
Phiến quân IS đang phải co cụm lại ở một góc thị trấn Kobani
Kể từ khi IS bắt đầu mở chiến dịch vây hãm thị trấn Kobani từ hai tháng trước, hơn 200.000 người dân thị trấn đã phải rời bỏ nhà cửa và chạy tị nạn sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện họ đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn, tạm bợ tại khu tị nạn Suruc ở bên kia biên giới.
Người Kurd ở cả Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đã coi thị trấn Kobani như một biểu tượng cho cuộc đấu tranh kiên cường chống IS của họ, trong khi IS cũng coi đây là một mục tiêu phải chiếm được bằng mọi giá để trấn áp tinh thần phản kháng của người dân bản địa.
Còn tại chiến trường Iraq, phiến quân IS cũng bắt đầu hứng chịu tổn thất sau khi quân đội chính phủ Iraq mở toang được hành lang tiến vào thị trấn bị vây hãm Banji, nơi có nhà máy lọc dầu lớn nhất nước.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng những thất bại liên tiếp trên chiến trường đang khiến IS giống như một con thú đang giãy chết và liên tiếp thực hiện những hành động điên cuồng, điển hình là vụ chặt đầu 18 phi công Syria và con tin người Mỹ Peter Kassig.
Theo Khampha
IS bắt tay với al Qaeda chống phe nổi dậy thân Mỹ
Cú bắt tay giữa hai tổ chức khủng bố hùng mạnh sẽ khiến cuộc chiến chống IS của Mỹ thêm phần khó khăn.
Ngày 14/11, báo chí phương Tây cho biết lãnh đạo phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và các tổ chức khủng bố al-Qaeda ở Syria đã nhất trí bắt tay nhau cùng chiến đấu chống lại phe nổi dậy ôn hòa được Mỹ hậu thuẫn và cả quân đội chính phủ Syria.
IS và al-Nusra là hai tổ chức khủng bố mạnh nhất hiện nay ở Syria
Phiến quân IS và nhóm khủng bố thân al-Qaeda tên là Jabhat al-Nusra (Mặt trận Nusra) đã đấu đá quyết liệt với nhau trong hơn một năm qua nhằm tranh giành ảnh hưởng trong cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Việc hai nhóm khủng bố được cho là mạnh nhất hiện nay ở Syria bắt tay với nhau cùng chống "kẻ thù chung" sẽ khiến cho cuộc chiến chống IS của Mỹ thêm khó khăn bội phần trong bối cảnh Mỹ đang thực hiện chính sách cung cấp vũ khí và huấn luyện cho phe nổi dậy ôn hòa để trở thành một lực lượng mạnh, đáng tin cậy trên chiến trường có thể đánh bại IS.
Giờ đây, khi hai nhóm khủng bố này hợp tác với nhau và hợp lại thành một, phe nổi dậy ôn hòa thân Mỹ sẽ bị yếu đi đáng kể, đặc biệt là khi lực lượng này vẫn đang được mô tả là "vô tổ chức" và thiếu quy củ cần thiết của một đội quân chính quy.
Thỏa thuận hợp tác trên được đưa ra sau khi hai nhóm khủng bố này giảm bớt sự kình địch với nhau bằng các lệnh ngừng bắn không chính thức trên chiến trường. Sau khi ký thỏa thuận hợp tác, IS và Nusra sẽ không quay súng bắn nhau nữa mà cùng nhau mở vài mặt trận mới chống lại dân quân người Kurd ở miền bắc Syria.
Theo một quan chức phe nổi dậy Syria, lãnh đạo IS và Nusra đã gặp nhau hồi đầu tháng 11 tại thị trấn Atareb, phía tây Aleppo, nơi IS đang nắm quyền kiểm soát, và kết quả của cuộc gặp này là một thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.
Các chiến binh nổi dậy ở Syria được Mỹ trang bị vũ khí
Cũng theo quan chức này, tham dự cuộc họp trên còn có đại diện của nhóm khủng bố Khorasan, Jund al-Aqsa và Ahrar al-Sham, những nhóm Hồi giáo cực đoan ít quyền lực hơn trên chiến trường Syria.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng thỏa thuận hợp tác giữa IS và Nusra chỉ là tạm thời và rất dễ bị phá bỏ, đồng thời việc hai lực lượng kình địch cùng chiến đấu được với nhau sẽ phải mất một thời gian dài.
Một quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho biết thỏa thuận này sẽ không khiến hai nhóm khủng bố thay đổi chiến lược của mình, nhưng chúng sẽ có những điều chỉnh về mặt chiến thuật trên chiến trường.
Nusra được coi là nhóm khủng bố cứng rắn và thiện chiến nhất khi cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Assad bùng nổ vào năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012, IS bắt đầu trỗi dậy và kiểm soát được một vùng lãnh thổ rộng lớn, trở thành đối trọng với Nusra trên chiến trường.
Theo chuyên gia phân tích người Mỹ Tom Joscelyn, thỏa thuận hợp tác trên giữa IS và Nusra vẫn là một tín hiệu báo động đối với Mỹ, bởi khi đã rảnh tay không còn lo chém giết nhau, hai nhóm khủng bố này sẽ dễ dàng hơn trong việc đối phó với các lực lượng đối lập được Mỹ hậu thuẫn.
Theo Khampha
Dân quân cắt đứt đường tiếp tế của IS ở Kobani Bị mất tuyến đường tiếp tế quan trọng, IS dễ dàng bị đánh bại trên chiến trường Kobani. Ngày 12/11, tổ chức Giám sát Trung Đông cho hay lực lượng dân quân người Kurd ở Syria chiến đấu với phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại thị trấn chiến lược Kobani đã chiếm lại một phần ngọn đồi quan trọng Mishtenur, cắt...