IS mưu tính chiếm phần lớn thế giới vào năm 2020
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) lên kế hoạch chiếm giữ nhiều vùng rộng lớn của thế giới trong 5 năm tới để thiết lập đế chế cực đoan của mình.
Chiến binh IS phô trương lực lượng ở Iraq. Ảnh: Mashable
Theo bản đồ trong cuốn sách mới xuất bản “Đế chế của nỗi sợ hãi: Bên trong Nhà nước Hồi giáo”, IS dự tính đến năm 2020 sẽ giành quyền kiểm soát Trung Đông, Bắc Phi, hầu hết tiểu lục địa Nam Á và nhiều phần của châu Âu để hình thành nhà nước Hồi giáo cực đoan của mình.
Nhà nước được quản lý bằng luật Sharia này sẽ bao phủ khắp từ phía tây Tây Ban Nha đến phía đông Trung Quốc, PTI cho hay.
Video đang HOT
Bản đồ cũng hé lộ cách mà IS tính toán để thực hiện âm mưu chiếm giữ thế giới. Kế hoạch gồm 7 bước, bắt đầu từ gần 20 năm trước, trong đó có việc kích động Mỹ tuyên bố chiến tranh với thế giới Hồi giáo từ năm 2000 đến 2003, và tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại các nhà cầm quyền Arab từ năm 2010 đến 2013.
Theo bản đồ, Andalus sẽ là tên Arab được đặt cho các vùng thuộc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, trong khi tiểu lục địa Nam Á sẽ có tên là Khurasan.
“Chúng muốn chiếm tất cả những nơi mà chúng xem là thế giới Hồi giáo. Một khi có nhà nước của mình, chúng sẽ quay lại tấn công phần còn lại của thế giới. Chúng mưu tính cai trị cả thế giới dưới chế độ của mình”, Andrew Hosken, phóng viên BBC, tác giả cuốn sách trên, cho biết. “Chúng liệt ra 60 nước chống lại mình, trong đó có Mỹ và Nga, vì thế có người nghĩ rằng điều đó khó có thể xảy ra nhưng ai dám chắc rằng những bước đầu tiên không thành công”.
Theo Hosken, Abu Musab al-Zarqawi, kẻ sáng lập IS, năm 1996 đã mô tả lại kế hoạch 7 bước trên để dẫn đến chiến thắng Hồi giáo vào năm 2020.
“Chúng ta đã gần tiêu diệt được chúng vào năm 2010-2011. 80% thủ lĩnh của chúng đã bị bắt hoặc giết, và chúng trở nên co cụm. Chúng ta đã không kết liễu chúng và giống như một khối ung thư, chúng đã trở lại”, Hosken nói.
IS hiện có tới 50.000 thành viên, với khối tiền mặt và tài sản trị giá hơn 3 tỷ USD, một phần nhờ vào việc kiểm soát các mỏ dầu khí ở Iraq và Syria.
Anh Ngọc
Theo VNE
Lào kỷ niệm 18 năm gia nhập ASEAN
Sáng 8-8, tại thủ đô Viêng Chăn, Bộ Ngoại giao Lào tổ chức đi bộ kỷ niệm 18 năm Lào gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN) và 48 năm Ngày thành lập ASEAN (8-8-1967 - 8-8-2015) với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành của Lào; Đoàn ngoại giao; đại diện các tổ chức quốc tế và đông đảo nhân dân thủ đô Viêng Chăn.
Tại lễ kỷ niệm 18 năm gia nhập ASEAN ở Lào.
Đồng chí Thoong-lun Xi-xu-lít, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào đã phát biểu cảm ơn mọi người tham gia cuộc đi bộ và nhấn mạnh: Sau gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015, trở thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển. Đó là nhờ vào sự hợp tác và sự đoàn kết thành một khối thống nhất của mười nước ASEAN và sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước đối tác, đối thoại của ASEAN. Sau 18 năm gia nhập ASEAN, Lào cũng đã có nhiều đóng góp tích cực và có trách nhiệm cho sự phát triển của ASEAN và hướng tới bảo đảm cho sự thành công của ASEAN trong năm 2016 khi Lào được vinh dự đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.
TOÀN THẮNG
Theo_Báo Nhân Dân
Trong khủng hoảng, Nestle rút thương hiệu mỳ bán chạy nhất Ấn Độ Đại diện công ty Nestle Ấn Độ vừa cho hay, tạm thời họ sẽ rút tất cả sản phẩm mỳ ăn liền mang thương hiệu Maggi bán chạy nhất của hãng khỏi thị trường quốc gia Nam Á này. Ấn Độ là thị trường lớn nhất của thương hiệu mỳ tôm Nestle Maggi Động thái trên diễn ra trong bối cảnh dư luận...