IS lên kế hoạch tấn công châu Âu
Dù bị đánh bật khỏi Iraq và Syria nhưng nguy cơ lực lượng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tái thành lập theo nhiều hình thức khác vẫn còn đe dọa an ninh nhiều nước trên thế giới, trong đó có châu Âu – khu vực có nhiều tay súng tham gia IS.
Lập mạng lưới ngầm
Sunday Times dẫn thông tin từ tài liệu mật của IS cho biết, các phần tử trung thành của IS đang lập mạng lưới ngầm, còn gọi là “tổ chức cá sấu” tại Syria và các nước phương Tây để tiêu diệt những đối tượng mà chúng cho là kẻ thù. Ngày càng nhiều phần tử đánh bom liều chết được IS tuyển mộ và tăng cường tích trữ các loại vũ khí. Cùng với việc thực hiện các âm mưu nêu trên, IS cũng dự định thành lập một “cơ quan điều phối hoạt động ở châu Âu” và một số nơi khác. IS còn tuyên bố có nhiều đồng minh muốn hoạt động tại những khu vực cách xa sào huyệt và tiến hành tấn công tại châu Âu. Kế hoạch được cho là do thành viên cấp cao trong IS Abu Taher al-Tajiki viết. Ngoài kế hoạch tấn công, tài liệu còn chứa thông tin của hàng trăm tay súng IS gồm tên tuổi, thu nhập và các thư từ. Tài liệu còn liệt kê các vấn đề mà nhóm khủng bố phải đối mặt khi chúng lên kế hoạch hồi sinh tổ chức, bao gồm cả việc không có người thực hiện các vụ đánh bom liều chết hay thiếu phương tiện để tạo bom.
Theo ông Joshua Landis, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, sau khi thoát khỏi vòng vây của liên quân, nhóm lãnh đạo IS sẽ lui về hoạt động ngầm lợi dụng những bất ổn ở Iraq và Syria để hồi sinh IS và phát động một cuộc chiến tranh du kích mới. Có nhận định cho rằng, tuy lãnh thổ của IS đã bị xóa sổ, nhưng mâu thuẫn về chính trị, kinh tế giữa người Sunni và Shiite từng khiến nhóm khủng bố này trỗi dậy vẫn chưa được xử lý. Đây sẽ là cơ hội để IS trỗi dậy khi có thể tận dụng mâu thuẫn về sắc tộc.
Lo ngại tay súng IS hồi hương
Theo Euronews, trong hơn 3 năm qua, số vụ tấn công khủng bố đã giảm, nhưng đó là nhờ hàng loạt biện pháp ngăn chặn kịp thời. Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) cho biết, theo số liệu thống kê của 9 quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu (EU), trong năm 2017 đã phá thành công 205 vụ tấn công khủng bố, tăng 45% so với năm 2016. Lo ngại hiện nay của châu Âu nằm ở các tay súng IS đang muốn hồi hương sau khi bị giam giữ tại Trung Đông. Đây là vấn đề nhạy cảm đối với các nước phương Tây, như Pháp hay Anh – hai nước vốn đã phải chịu nhiều vụ tấn công do những phần tử cực đoan trong nước tiến hành và do đó không hào hứng với việc tiếp nhận thêm những đối tượng từng trong hàng ngũ khủng bố. Theo thống kê, chỉ riêng nước Anh đã có 400 công dân tham gia thánh chiến tại Trung Đông. Bất chấp lời kêu gọi cho hồi hương các tay súng IS từ phía Mỹ, Anh thậm chí đã tước quốc tịch của các công dân từng gia nhập IS. Áo cũng tuyên bố rút lại việc bảo hộ công dân đối với công dân nước này tham chiến cho IS, đồng thời bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ về việc bắt giữ và đưa các đối tượng này ra xét xử. Bộ Ngoại giao Đức thì cho rằng rất khó khăn khi tổ chức hồi hương những công dân châu Âu từng tham chiến cho IS.
Lực lượng an ninh Bỉ tuần tra tại sân bay Brussels
Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận đối phó chủ nghĩa cực đoan của Bộ Nội vụ Nga, ông Oleg Ilyinykh, cho biết IS đang có dấu hiệu chuyển trọng tâm hoạt động sang các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) bao gồm Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Armenia. Nhóm thủ lĩnh IS lên kế hoạch thiết lập mạng lưới khủng bố toàn cầu và nhiều hang ổ ngầm giúp thực hiện các vụ tấn công mới ở một số khu vực trên thế giới.
Video đang HOT
THANH HẰNG (tổng hợp)
Theo SGGP
Xung đột Ấn Độ và Pakistan: Chờ bắt tay nhau
Khó có thể bùng phát chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan, thậm chí trong thời gian tới, hai bên có thể sẽ bắt tay trong cuộc chiến chống khủng bố.
8 chiến đấu cơ Ấn Độ đấu 24 máy bay Pakistan
Đài truyền hình Ấn Độ NDTV đã kể chi tiết về trận chiến trên không giữa các máy bay chiến đấu của Ấn Độ và Pakistan, với sự tham gia của Su-30 MKI Ấn Độ và F-16 C/D Pakistan, xảy ra vào ngày 27/2 trên Đường kiểm soát, khi Không quân Pakistan cố gắng tấn công Kashmir.
Sau trận không chiến gân biên giới, tình hình đang phát triển theo kịch bản tồi tệ, chuyên gia quân sự Nga Alexander Zhilin bày tỏ ý kiến của mình trong cuộc phỏng vấn cua Sputnik.
Theo kênh NDTV, tinh tổng cộng, 32 chiêc máy bay cua cả hai nước đã tham chiến. Pakistan đã sử dụng 24 máy bay, gồm có tám chiếc F-16 của Mỹ, bốn chiếc Mirage-3 của Pháp, bôn chiêc JF-17 Thunder cua Trung Quôc và một số máy bay hộ tống. Trong khi đó, Ấn Độ chỉ dung bốn chiếc Su-30MKI, hai chiêc Mirage 2000 và hai chiếc MiG-21.
Các máy bay cua Pakistan đã thả vài quả bom dẫn đường bằng laser và gần như phá hủy một số mục tiêu quân sự dọc theo Đường ranh giới kiểm soát ở khu vực tranh chấp Kashmir.
Căng thăng giữa hai quốc gia đa leo thang vào giữa tháng 2, sau vu tấn công khủng bố vao một đoan xe an ninh, giết chết 45 sĩ quan bán quân sự Ấn Độ. Các tay súng khủng bố thuộc nhóm "Jaish-e-Muhammad "tự nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Vào đêm 26 tháng 2, các máy bay của Không quân Ấn Độ đã không kích một căn cứ Jaish-e-Muhammad ở vùng Kashmir thuộc Pakistan. Tuy nhiên, Islamabad bac bo ban tuyên bô cua New Delhi giai thich rằng, muc tiêu cua cuôc không kich la doanh trai cua nhưng ke khủng bố.
Sáng hôm sau, Pakistan báo cáo rằng, họ đã bắn hạ hai máy bay Ấn Độ và bắt giữ hai phi công. New Delhi nói rằng, quân đội Ấn Độ chỉ mất một tiêm kích MiG-21, chiếc còn lại là một máy bay trực thăng, nhưng ho cũng đa bắn hạ một máy bay chiến đấu F-16 cua Pakistan.
Sau đó, Thủ tướng Pakistan Imran Khan nói rằng, ông không muốn xảy ra cuộc chiến tranh với nước láng giềng cũng có vũ khí hạt nhân như mình, đồng thời cho biết là Pakistan sẽ giao trả Ấn Độ phi công bị giam giữ hôm 28/02, "như một cử chỉ hòa bình".
Nguy cơ chiến tranh lớn giữa Ấn Độ-Pakistan là không cao
Pakistan cô độc, sẽ phải xuống thang trước Ấn Độ
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề ứng dụng xã hội về an ninh quốc gia, cựu đại tá Alexandr Zhilin cho rằng, xung đột Ấn Độ-Pakistan đang phát triển theo kịch bản tồi tệ nhất. Sự leo thang vân tiếp tục, mỗi bên cố gắng phản ứng gay gắt nhất có thể và một "thê lưc thứ ba" đang thôi phông cuộc xung đột nay.
Chú ý đến tình huống Ấn Độ đang tiên hanh cuộc bầu cử, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không thể đap trả thách thức nay; do đó, môt "thê lực thứ ba" đa tính đến các đặc điểm chính trị của mỗi quốc gia và sắp xếp tất cả những điều kiện để làm gia tăng xung đột.
Bây giờ điều chính yếu là làm dịu cuộc xung đột này, cả Ấn Độ và Pakistan đều không muôn đê bung nô một cuộc chiến toàn diện. Tuy nhiên, thê lực thứ ba đang "đổ thêm dầu vào lửa" va muôn tình hình phát triển như vây" - ông Alexander Zhilin noi.
Còn chuyên gia Nitin Gokhale cho rằng, tình hình hiện tại khá căng thẳng, có những lo ngại rằng mọi chuyện sẽ còn xấu đi nữa hoặc vượt khỏi tầm kiểm soát. Nhưng ông cho rằng, trong vòng 24h qua đã xảy ra một số sự kiện cho thấy khả năng lắng dịu.
Ấn Độ tuyên bố họ vẫn nhìn thấy cơ hội thỏa hiệp hoặc xuống thang, còn Pakistan cũng tuyên bố rằng, chiến tranh không đem lại lợi ích cho bất kỳ ai; hai bên cần ngồi vào bàn thương thuyết, tìm giải pháp khả thi cho vấn đề này. Do đó, hai bên có khả năng giảm căng thẳng trong vòng 48-72 giờ tiếp theo.
New Delhi đã nhiều lần cáo buộc Islamabad chứa chấp những kẻ khủng bố, trong khi Pakistan bác bỏ cáo buộc này và không thực hiện bất kỳ hành động rõ ràng nào, không thể hiện ý định làm bất cứ điều gì.
Thế giới bắt đầu nhận ra rằng Pakistan là nơi trú ẩn của những kẻ khủng bố ở miền nam và Ấn Độ buộc phải có biện pháp phòng ngừa, vụ tấn công này không nhằm chống lại binh lính Pakistan hay thường dân Pakistan.
Phản ứng của các cường quốc thế giới đã cho thấy rõ điều này: Không ai lên án hành động của Ấn Độ và không ai lên tiếng ủng hộ Pakistan. Islamabat cảm nhận được áp lực buộc họ phải hành động chống lại các nhóm khủng bố.
Do đó, vì lợi ích của mình, Pakistan phải hành động và cần hợp tác chặt chẽ với New Dehli. Thời gian gần đây, Islamabat đã xác nhận sẵn sàng hợp tác với New Delhi về vụ tấn công Kashmir.
Trong tương quan này, tình hình xung đột giữa hai bên khó có khả năng xấu đi, trong vài tuần và tháng tới, hai bên có khả năng sẽ bắt tay nhau chống khủng bố.
Nhật Nam
Theo Datviet
Nóng: Putin bất ngờ 'trảm' 9 tướng Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh miễn nhiệm 9 vị tướng của cơ quan thực thi pháp luật Nga, tài liệu tương ứng đăng tải trên cổng thông tin Internet pháp lý chính thức. Tổng thống Nga Putin. Bị sa thải khỏi chức vụ gồm có Trung tướng Serge Didenko thủ trưởng Trung tâm Các tình huống khẩn cấp LB Nga khu...