IS khủng bố Pháp trả thù cho đao phủ “John thánh chiến”?
Vụ tấn công khủng bố liên hoàn đẫm máu tại thủ đô Paris, nước Pháp có thể là hành động báo thù của Nhà nước hồi giáo (IS) cho tên đao phủ chặt đầu hàng loạt con tin phương Tây “John thánh chiến” bị máy bay không người lái Mỹ nhắm mục tiêu hôm 12.11, theo News Week.
Thi thể của một nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Paris đêm 13.11 nằm trên đường phố.
Ngày 12.11, Lầu Năm góc xác nhận đã tiến hành đợt không kích tiêu diệt John thánh chiến tại sào huyệt của IS ở Raqqa, Syria. Quan chức Mỹ giấu tên nói rằng, 99% tên đao phủ của IS đã bị tiêu diệt, trong khi Thủ tướng Anh David Cameron tự tin tuyên bố, tên này đã bị tên lửa phóng từ máy bay không người lái Mỹ bắn “tan xác”.
Một ngày sau đó, khi phương Tây còn chưa kịp ăn mừng “cái chết” của tên đồ tể gieo rắc nỗi khiếp đảm cho cả thế giới thì Paris – trái tim của nước Pháp hứng chịu một loạt các cuộc tấn công khủng bố, bất ngờ, đẫm máu và đã được tính toán kỹ lưỡng. Tổng cộng 129 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong các vụ xả súng và đánh bom tự sát ở 6 địa điểm khác nhau đêm thứ Sáu (13.11).
Các nhân viên cứu hộ đưa nạn nhân đang bị sốc ra khỏi hiện trường một vụ tấn công khủng bố ở Paris.
News Week bình luận, từ cái chết của John thánh chiến cho đến thảm kịch ở Paris, IS chắc chắn không có khả năng lên kế hoạch thực hiện một loạt các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu như vậy trong một thời gian ngắn. Kế hoạch tấn công nước Pháp chắc chắn đã được tính toán kỹ lưỡng và dàn xếp trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, theo News Week, có thể việc Mỹ quyết tìm diệt John thánh chiến đã khiến IS đẩy nhanh kế hoạch tấn công và quyết định tiến hành khủng bố vào ngay đêm thứ Sáu (13.11).
Việc làm này được cho là nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền của IS khi tổ chức khủng bố này muốn gây ấn tượng mạnh mẽ rằng, chúng hoàn toàn có khả năng thực hiện các cuộc tấn công trả thù chớp nhoáng nhưng đủ dữ dội, tàn bạo và gây chấn động cả thế giới.
Chân dung đao phủ khét tiếng của IS John thánh chiến.
Theo Telegraph, Cơ quan tình báo nội địa Anh (MI5) cũng như những cảnh sát theo dõi các phần tử cực đoan ủng hộ IS đã cảnh báo về một làn sóng tấn công trả thù cho “cái chết” của John thánh chiến.
Biên tập viên an ninh của Telegraph Tom Whitehead cho hay, MI5 đã nhấn mạnh rằng, “cái chết” của John thánh chiến có thể châm ngòi cho các cuộc tấn công trả thù do IS phát động.
Tờ Daily Mail của Anh cũng dẫn lời các chuyên gia chống khủng bố cho rằng, sự kiện John thánh chiến bị máy bay không người lái Mỹ ám sát có thể đã thúc đẩy các cuộc tấn công nhắm vào nước Pháp xảy ra ngay trong đêm 13.11.
Video đang HOT
John thánh chiến (áo đen, bịt mặt) xuất hiện trong các video hành quyết con tin man rợ.
IS đã nhận trách nhiệm gây ra thảm kịch đẫm máu ở Paris và đe dọa, đây chỉ là “sự kiện đầu tiên trong làn sóng tấn công mới của chúng. Những kẻ cực đoan ủng hộ IS đã tuyên bố trên mạng rằng, các vụ tấn công khủng bố tại Paris là để trả thù cho vụ ám sát Mohammed Emwazi, tên thật của John thánh chiến.
Ông Raffaello Pantucci, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu An ninh Quốc tế về Chống Chủ nghĩa khủng bố của trung tâm RUSI bình luận: “Vụ này chắc chắn đã được lên kế hoạch từ lâu trước khi John thánh chiến trở thành mục tiêu không kích của Mỹ, song chúng (IS) có thể cho rằng, đây là thời điểm tốt (để phát động tấn công)”.
Ông Pantucci cũng cho biết, những kẻ khủng bố nhắm vào nước Pháp vì nước này là “một trong những kẻ thù thập tự chinh lớn nhất của chúng” ở phương Tây.
Theo Danviet
7 vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử châu Âu
Vụ tấn công khủng bố liên hoàn tại Paris đêm 13/11 là vụ khủng bố có quy mô và thiệt hại về người lớn nhất trong 40 năm trở lại đây ở châu Âu.
Trong lịch sử Châu Âu đã xảy ra nhiều vụ tấn công khủng bố đẫm máu đến nay vẫn còn ám ảnh ở châu lục này. Cùng điểm lại 7 vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử châu Âu trong vòng 40 năm trở lại đây.
1. Ngày 13/11/2015 tại Pháp
Đêm 13/11, liên tục 7 vụ tấn công bằng súng và bom tự sát đã xảy ra tại thủ đô Paris khiến 129 người thiệt mạng, 200 người bị thương, trong đó có 80 người đang nguy kịch. Vụ tấn công khốc hại nhất diễn ra tại nhà hát Bataclan, chỉ cách văn phòng cũ của tạp chí biếm họa Charlie Hebdo 200 m.
Cùng thời điểm đó, 3 vụ nổ xảy ra bên ngoài một quán bar gần sân vận động Stade de France, nơi đội bóng đá Pháp đang đấu với đội Đức.
Lính cứu hỏa Pháp hỗ trợ những người bị thương sau vụ xả súng.
Những kẻ tấn công vừa bắn giết vừa hét lớn: "Đây là lỗi của Hollande (Tổng thống Pháp). Đây là lỗi của tổng thống các người, ông ta không nên can thiệp vào Syria".
Tổng thống Francois Hollande sau đó tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới để ngăn những kẻ khủng bố có thể đến Pháp cũng như chặn đường tháo chạy ra nước ngoài của những kẻ đồng lõa đứng sau các vụ tấn công đẫm máu, nói rằng đây là vụ tấn công "chưa từng có tiền lệ" và "một ngày thực sự kinh hoàng".
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) lên tiếng nhận trách nhiệm dàn dựng và thực hiện các vụ tấn công khủng bố đẫm máu này.
Reuters dẫn tuyên bố của IS cho hay, các vụ tấn công nhắm vào Paris được dàn dựng để chứng tỏ rằng, Pháp sẽ luôn là mục tiêu bị khủng bố hàng đầu nếu nước này vẫn duy trì chính sách như hiện tại. Đây còn là hành động đáp trả việc Pháp "báng bổ nhà tiên tri của đạo Hồi" và không kích "trên lãnh thổ IS".
2. Ngày 7-9/1 năm 2015 tại Pháp
Khoảng gần 11h30 sáng 7/1, một vụ thảm sát kinh hoàng đã xảy ra tại văn phòng tại chí châm biếm Charlie Hebdo, số 10 phố Nicolas-Appert, ngay giữa trung tâm thủ đô Paris.
Hai kẻ khủng bố mang theo súng phóng lựu, AK, mặc áo chống đạn, trùm kín đầu, đi trên chiếc xe Citroen C3 màu đen xông vào trụ sở của tờ Tạp chí, khống chế một nữ nhân viên tại đây, yêu dẫn lên văn phòng.
Toàn cảnh con phố có trụ sở tạp chí Charlie Hebdo.
Vụ việc diễn ra chóng vánh, lạnh lùng, chỉ trong khoảng 5 phút. Khi bước ra khỏi tòa nhà, những kẻ này đã hô vang khẩu hiệu Hồi giáo: "Allahu akbar", "chúng ta đã giết Charlie Hebdo", và "nhà tiên tri đã được báo thù".
Vụ thảm sát này đã khiến 12 người thiệt mạng, trong đó có 2 cảnh sát. Một ngày sau đó, một nữ cảnh sát cũng bị thiệt mạng trong một vụ xả súng khác tại ngoại ô Paris mà sau này cảnh sát điều tra kết luận có liên quan đến vụ xả súng tại tòa soạn Charlie Hebdo.
3. Khủng bố kép tại Na Uy ngày 22/7/2011
Một kẻ cực đoan có tư tưởng bài Hồi giáo tên Anders Behring Breivik đã đặt một quả bom ở Thủ đô Oslo (Na Uy) giết chết 8 người.
Sát thủ Breivik
Vụ tấn công thứ hai xảy ra khoảng hai giờ sau đó tại một trại thanh thiếu niên được tổ chức bởi tổ chức thanh thiếu niên (AUF). Ít nhất một tay súng vũ trang cải trang như là một cảnh sát nổ súng tại điểm cắm trại, giết chết 69 người tham dự.
Tòa án Na Uy tuyên án sát thủ Anders Behring Breivik 21 năm tù do tội gây ra hai vụ tấn công làm chết 77 người.
4. Ngày 7/7/2005 tại Anh
Ngày 07/7/2005, 4 thanh niên Hồi giáo người Anh đã đến London. Trong suốt cac giờ cao điểm buổi sáng, chúng đã kích nổ những quả bom tự chế giấu trong balo của mình trên 3 tàu điện ngầm và một chiếc xe buýt. Lấy ý tưởng từ Al Qaeda, chúng tự sát và giết chết 52 người, làm bị thương khoảng 700 người khác.
Chiếc xe buýt bị nổ tung và một nạn nhân trong vụ đánh bom hôm 7/7/2005 tại London.
Nạn nhân bao gồm công dân của Ba Lan, Israel, Áo, Pháp, Ý, Afghanistan, Nigeria, New Zealand và một người Mỹ gốc Việt.
Tổ chức khủng bố Al-Qaeda lên tiếng nhận trách nhiệm là thủ phạm đứng sau vụ tấn công này.
5. Ngày 11/3/2004 tại Tây Ban Nha
Một số quả bom được cài sẵn trên các chuyến tàu hỏa đã phát nổ ngay trong giờ cao điểm ở trạm Atocha, Thủ đô Madrid (Tây Ban Nha), khiến 191 người thiệt mạng, 2.000 bị thương.
Hiện trường tang thương sau khi quả bom phát nổ
Kẻ chủ mưu là những tay súng tuyên bố tiến hành vụ tấn công khủng bố này thay cho al-Qaeda để trả đũa việc Tây Ban Nha tham gia chiến dịch can thiệp quân sự do Mỹ đứng đầu vào Iraq.
7 nghi phạm sau đó đã nổ bom tự sát vào ngày 3/4/2004 tại một căn hộ gần thủ đô Madrid, khiến 1 cảnh sát thiệt mạng.
6. Ngày 15/8/1998 tại Anh
Một xe bom nổ tung tại thị trấn Omagh, phía Bắc Northern Ireland, khiến 29 người chết và 220 người khác bị thương. Vụ đánh bom do những kẻ bất đồng chính kiến của Quân đội Cộng hòa Bắc Ireland thực hiện.
Đây là vụ đánh bom đẫm máu nhất từng xảy ra trong cuộc xung đột kéo dài 4 thập kỷ ở Bắc Ireland.
7. Ngày 2/8/1980 tại Ý
Một quả bom phát nổ trong phòng chờ của nhà ga xe lửa ở thành phố Bologna, khiến 85 người chết và 200 người bị thương. Hai thành viên thuộc nhóm khủng bố cánh hữu đã bị kết án tù chung thân về vụ tấn công trên.
Theo_Eva
Những vụ khủng bố kinh hoàng nhất nước Pháp 2015 Trong năm 2015, nước Pháp chìm trong đau thương mất mát bởi liên tiếp phải hứng chịu những vụ khủng bố kinh hoàng, đẫm máu. Vụ khủng bố liên hoàn đêm 13/11/2015 (giờ Paris) tức rạng sáng 14/11/2015 theo giờ Việt Nam được đánh giá là vụ khủng bố khủng khiếp và lớn nhất lịch sử nước Pháp. Chỉ tính riêng từ đầu...