IS dọa tiếp tục tấn công khủng bố ở Đông Nam Á

Theo dõi VGT trên

Phiến quân nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đăng các bản tin bằng tiếng Malaysia, tuyển mộ thành viên khủng bố ở Đông Nam Á.

IS dọa tiếp tục tấn công khủng bố ở Đông Nam Á - Hình 1

Phiến quân IS kêu gọi tiếp tục tấn công khủng bố ở Đông Nam Á. Ảnh minh họa:Asia Correspondent.

Các bản tin được IS đăng trên tờ Al Fatihin (Người chinh phục) bằng tiếng Malaysia, kêu gọi thành viên nói tiếng Malaysia gia nhập tổ chức khủng bố, theo Asia Correspondent. Tờ này được coi là phiên bản tiếng Malaysia của tờ Al Naba của IS dành cho các chiến binh nói tiếng Arab.

Số đầu tiên của Al Fatihin ra đời trong tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo, kể về hoạt động của IS trên toàn cầu. Tuy nhiên, tờ báo dường như chỉ có bản online, mắc nhiều lỗi chính tả, nhầm lẫn giữa tiếng Malaysia và Indonesia.

Tuần trước, cảnh sát Malaysia xác nhận có bàn tay IS trong vụ nổ lựu đạn tại một quán bar. Indonesia cũng cho rằng người có cảm tình với IS đã thực hiện vụ đánh bom tự sát vào đồn cảnh sát nước này.

IS nhận trách nhiệm trong các vụ khủng bố gần đây tại một số quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia và đe dọa sẽ còn tổ chức nhiều vụ tấn công khác. Tuần trước, tại quần đảo Riau của Indonesia xuất hiện nhiều tờ rơi cảnh báo đánh bom nhằm các du khách Malaysia và Singapore.

Hồi tháng 4, tạp chí tuyên truyền Dabiq của IS công bố bản danh sách các Tawaghit (các nước thờ thần thánh khác ngoài Thánh Allah) gồm Afghanistan, Iraq, Algeria, Philippines, Indonesia, Malaysia, Somalia, Yemen, Tunisia, Libya, Pakistan, Bangladesh, Ai Cập là các mục tiêu tấn công tiếp theo của chúng.

Văn Việt

Theo VNE

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông

Những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đã buộc các nước Đông Nam Á phải đầu tư mua sắm tiêm kích hiện đại cho không quân.

Video đang HOT

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông - Hình 1

Tiêm kích J-11 Trung Quốc hạ cánh trái phép trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: 81.cn

Trên bầu trời tỉnh Hải Nam hồi tháng 5, hai chiếc tiêm kích J-11 của Trung Quốc bám theo một chiếc máy bay quân sự Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát ngoài khơi bờ biển phía đông hòn đảo này. Trong một lần chạm mặt tương tự hai năm trước, chiến đấu cơ Trung Quốc đã khoe tên lửa ngay trước máy bay Mỹ, như một biểu hiện thù địch. Còn lần này, J-11 Trung Quốc vọt lên, bay sát máy bay Mỹ ở khoảng cách 15 mét, như chờ đợi phi công Mỹ phải nhượng bộ trước.

Những động thái ngày càng quyết liệt như vậy của Trung Quốc trên bầu trời và dưới mặt biển đã khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á phải hối hả nâng cấp lực lượng không quân già cỗi của mình bằng những loại chiến đấu cơ của thế kỷ 21, theo Southeast Asia Globe.

Một báo cáo do tổ chức tư vấn an ninh, quốc phòng IHS Jane's công bố hồi tháng hai dự đoán chi tiêu quốc phòng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng từ 435 tỷ USD năm 2015 lên mức 533 tỷ USD vào năm 2020. Chỉ riêng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã chiếm gần 40% con số đó, khi quốc gia này đã tăng ngân sách quốc phòng tới 43% lên mức 191 tỷ USD chỉ trong 5 năm qua.

Theo bình luận viên Paul Millar, hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông và quân sự hóa ngày càng tăng những thực thể này của Trung Quốc là một trong những động lực thúc đẩy cuộc đua chiếm lĩnh bầu trời đầy tốn kém ở Đông Nam Á, khi các quốc gia trong khu vực phải đối mặt với người hàng xóm có nền kinh tế khổng lồ.

Ôn Kaj Rosander, giám đốc trách xuất khẩu chiến đấu cơ Gripen khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tập đoàn Saab (Thụy Điển), cho rằng nỗ lực hiện đại hóa lực lượng không quân của các nước phần lớn xuất phát từ các mối quan ngại về tranh chấp chủ quyền trên biển.

"Các quốc gia ngày càng trở nên lo lắng cho chủ quyền của mình, họ nhận ra nhu cầu phải sở hữu những năng lực quốc phòng độc lập", ông nói.

"Chúng tôi nhận thấy các nước trong khu vực đã nhận ra rằng họ thiếu đi khả năng nhận thức những gì đang diễn ra ngoài đường chân trời, tại những vùng biển mà họ quan tâm và có ảnh hưởng đến họ. Họ cũng nhận thấy mình thiếu vắng biện pháp đáp trả phù hợp", ông Rosander nói khi được hỏi về ảnh hưởng của chính sách đối ngoại Trung Quốc đối với chiến lược mua sắm vũ khí của các nước Đông Nam Á.

Philippines, quốc gia từ lâu phụ thuộc vào sự bảo vệ của đồng minh Mỹ, năm ngoái cũng đã quyết định chi hơn 400 triệu USD để sắm một phi đội chiến đấu cơ giá rẻ FA-50 Golden Eagle từ Hàn Quốc, khôi phục kỷ nguyên siêu âm của không quân nước này sau khi chiếc tiêm kích cuối cùng của họ được cho nghỉ hưu cách đây hơn 10 năm.

Các nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho hay Malaysia đang theo đuổi hợp đồng có giá trị hơn 2,5 tỷ USD mua 18 chiến đấu cơ thế hệ 5 để thay thế phi đội Mig-29 đã già cỗi mà nước này mua của Nga từ năm 1995. Truyền thông Indonesia hồi tháng hai đưa tin chính phủ nước này đã ký hợp đồng mua ít nhất 8 chiến đấu cơ Su-35S của Nga, với giá thành 65-83 triệu USD mỗi chiếc.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua 12 tiêm kích hiện đại Su-30MK2 với Nga từ năm 2013, và hai chiếc cuối cùng trong lô hàng này đã được chuyển giao vào đầu năm 2016.

Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học New South Wales, Australia, cho rằng nỗ lực hiện đại hóa lực lượng không quân giúp Việt Nam có thể thực hiện các chuyến bay tuần tra ở Biển Đông. Dù các tiêm kích của Việt Nam khó có thể đọ được về số lượng với máy bay Trung Quốc, chúng đóng vai trò là những vũ khí răn đe hiệu quả trên Biển Đông, bởi Trung Quốc đến nay vẫn chưa thể triển khai máy bay xa hơn khu vực phía nam đảo Hải Nam và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng trái phép.

Ben Ho, chuyên gia phân tích cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, cho rằng việc các nước Đông Nam Á đầu tư cho lực lượng không quân, đặc biệt là các máy bay tuần tra biển, sẽ có giá trị vô cùng lớn trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông - Hình 2

Mô hình tiêm kích hạng nhẹ FA-50 Golden Eagle Philippines mua của Hàn Quốc. Ảnh: KAF

"Khoảng cách có lợi thế rất quan trọng trong bất cứ hoạt động tác chiến nào ở Biển Đông", ông Ho nói. "Bởi vậy, tầm hoạt động xa và thời gian phản ứng nhanh chóng của lực lượng không quân có thể thu hẹp lợi thế này, đó là lý do nhiều nước Đông Nam Á đang mạnh tay đầu tư cho không quân".

Tăng cường năng lực quốc phòng

Nhu cầu về một lực lượng không quân hiện đại được thể hiện rõ ràng ở Philippines. Vốn phụ thuộc từ lâu vào Hiệp ước Bảo vệ lẫn nhau Mỹ - Phi, Manila giờ đây phải xây dựng lại năng lực không quân từ đầu, sau khi những chiếc Northrup F-5 cuối cùng bị loại biên vào năm 2005. Việc để mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc năm 2012 là một bài học khiến Philippines nhận ra nhu cầu phải sở hữu năng lực quốc phòng độc lập.

Trong một bức điện mật gửi chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương năm 1975, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger viết rằng Quốc hội và người dân Mỹ sẽ "ít có khả năng ủng hộ việc can thiệp vào tranh chấp ở Trường Sa", kể cả khi lực lượng đồn trú của Philippines ở đó "bị tấn công", theo Millar.

Sự thiếu dứt khoát đó của Mỹ là một lý do quan trọng buộc Philippines phải tăng cường sức mạnh quốc phòng, thay đổi chiến lược từ cái mà cựu tổng thống Benigno Aquino gọi là "khả năng răn đe tin cậy tối thiểu" sang chủ động bảo vệ quyền lợi trên Biển Đông. Tuy nhiên, ông Millar cho rằng chỉ với hai trong tổng số 12 chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ được chuyển giao, khả năng răn đe của Philippines dường như vẫn chỉ dừng ở mức tối thiểu.

Trước những mối đe dọa an ninh tiềm tàng trên Biển Đông, quốc gia láng giềng Malaysia cũng đã xây dựng một chương trình đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa quân đội, với mục tiêu xây dựng một lực lượng không quân mạnh gồm khoảng 60 chiến đấu cơ.

Từng sở hữu những chiếc Mig-29 đời cũ, không quân Malaysia lên kế hoạch nâng cấp lên tiêm kích Su-30, đồng thời sắm thêm chiến đấu cơ F/A-18 Hornet của Boeing và Hawks của BAE nhằm thay thế toàn bộ đội bay Mig bằng những chiếc máy bay đa nhiệm hiện đại, có khả năng không chiến và tấn công mục tiêu trên biển, trên đất liền hiệu quả.

Ngoài Boeing và Sukhoi, các tập đoàn chế tạo vũ khí khác của phương Tây như Dassault, Saab, Eurofighter Consortium cũng chào hàng các mẫu chiến đấu cơ mới như Rafale, Gripen hay Typhoon cho Malaysia. Tuy nhiên, sau khi trải qua giai đoạn kinh tế tăng trưởng chậm và đồng tiền suy giảm giá trị, chính phủ nước này đã phải trì hoãn chương trình mua sắm vũ khí đầy tham vọng trên.

Theo Buszynski, những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông là một động lực để Malaysia và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác phải nỗ lực hiện đại hóa quân đội. "Malaysia trước đây chủ yếu đề phòng Singapore. Singapore làm gì, Malaysia cũng sẽ làm như vậy để tăng cường năng lực".

Ở cạnh đó, quốc gia vạn đảo Indonesia cũng rất cần phải hiện đại hóa lực lượng không quân, không chỉ để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, mà còn khắc phục cơn ác mộng về hậu cần khi phải di chuyển qua hàng nghìn hòn đảo để thực hiện nhiệm vụ.

Sau khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Indonesia vì cáo buộc sử dụng vũ lực trong cuộc khủng hoảng ở Đông Timor năm 1999, phi đội tiêm kích F-16 và F-5 của không quân nước này xuống cấp nghiêm trọng vì không có phụ tùng thay thế. Trong tình cảnh đó, Indonesia đã hướng tới Nga để hiện đại hóa lực lượng không quân của mình.

Cuộc đua tiêm kích trên bầu trời Biển Đông - Hình 3

Indonesia ký hợp đồng mua Su-35 của Nga để tăng cường đáng kể sức mạnh không quân. Ảnh: Sputnik

Khi lệnh cấm của Mỹ được dỡ bỏ vào năm 2005, Indonesia đã đầu tư mua 24 chiến đấu cơ F-16 cũ từ Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục dựa vào những chiếc tiêm kích Su của Nga để xây dựng lực lượng không quân. Hợp đồng mua sắm những chiếc tiêm kích thế hệ mới Su-35, chiếc chiến đấu cơ không tàng hình được coi là hiện đại nhất hiện nay, là một nguồn sức mạnh bổ sung đáng kể cho không quân Indonesia.

Với giáo sư Thayer, một trong những lý do cơ bản nhất khiến các quốc gia Đông Nam Á phải hối hả mua sắm những chiếc chiến đấu cơ hiện đại nằm ở triết lý cơ bản nhất của chiến tranh, đó là "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng".

"Một trong những động lực thúc đẩy họ mua sắm những mẫu tiêm kích mới nhất là để họ tiếp cận được với công nghệ mới và hiểu rõ chúng. Dù bạn không mua loại máy bay đó với số lượng lớn, bạn vẫn biết được khả năng của chúng đến đâu, và bạn phải làm gì để đối phó", ông Thayer nhấn mạnh.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Báo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chứcBáo Mỹ tiết lộ tên 2 nước mà ông Trump muốn đến trong vòng 100 ngày sau nhậm chức
07:52:53 20/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?Lãnh đạo các nước nói gì về việc ông Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?
22:07:32 21/01/2025

Tin đang nóng

Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong sau khi ly hônCuộc sống của Thanh Thanh Hiền và Chế Phong sau khi ly hôn
21:22:47 21/01/2025
Mèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước TếtMèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước Tết
22:09:58 21/01/2025
Quốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàngQuốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàng
23:20:04 21/01/2025
3 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 23 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 2
21:27:46 21/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlightThảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlight
23:29:01 21/01/2025
Lời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầuLời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầu
22:44:58 21/01/2025
Cách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộCách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộ
23:23:24 21/01/2025
Biến căng: Justin Bieber hủy theo dõi bà xã Hailey BieberBiến căng: Justin Bieber hủy theo dõi bà xã Hailey Bieber
21:34:01 21/01/2025

Tin mới nhất

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

07:20:34 22/01/2025
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

07:16:59 22/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một số sắc lệnh hành pháp và hủy vài lệnh của chính quyền trước ngay sau khi nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 47 của nước này.
Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc hội đàm trực tuyến

05:38:36 22/01/2025
Nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ vui mừng đã gặp lại nhà lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng 10 tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan (Nga).
Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

Hỏa hoạn ở khách sạn nghỉ dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ, 66 người thiệt mạng

22:23:34 21/01/2025
Ít nhất 66 người thiệt mạng và 51 người bị thương khi hỏa hoạn bùng lên tại một khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời tiết lưỡng cực đe dọa Mỹ

Thời tiết lưỡng cực đe dọa Mỹ

21:50:09 21/01/2025
Nước Mỹ đang trải qua tình trạng thời tiết lưỡng cực, với một bên là giá rét sâu dưới âm độ C, còn một bên tiếp tục cháy rừng.
Di sản của nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden

Di sản của nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden

21:47:21 21/01/2025
Khi nhậm chức vào năm 2021, tỷ lệ ủng hộ ông Biden vào tháng 2 năm đó là 61%. Tuy nhiên, sau quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 8 cùng năm, ông Biden bị tụt dần sự ủng hộ.
Bóc tách bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Trump

Bóc tách bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Trump

21:41:15 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trình bày hàng loạt kế hoạch chính sách của ông trong bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 20.1.
Houthi ngừng tấn công tàu nước ngoài sau lệnh ngừng bắn Gaza, trừ tàu Israel

Houthi ngừng tấn công tàu nước ngoài sau lệnh ngừng bắn Gaza, trừ tàu Israel

21:33:03 21/01/2025
Lực lượng Houthi tại Yemen tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các tàu liên quan Israel đến khi nào thỏa thuận ngừng bắn gần đây tại Dải Gaza được thi hành đủ các giai đoạn.
Indonesia: Lũ quét, lở đất ở Trung Java, ít nhất 16 người tử vong

Indonesia: Lũ quét, lở đất ở Trung Java, ít nhất 16 người tử vong

21:16:54 21/01/2025
Theo giới chức địa phương, mưa lớn và gió mạnh từ đêm 20/1 đến sáng 21/1 đã gây ra lũ quét và lở đất, trong đó Petungkriono là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Vali hạt nhân sẽ được chuyển từ ông Biden sang ông Trump thế nào?

Vali hạt nhân sẽ được chuyển từ ông Biden sang ông Trump thế nào?

21:15:32 21/01/2025
Nhìn bề ngoài bình thường, vali hạt nhân lại biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực to lớn. Tổng thống Mỹ đương nhiệm có thể thông qua vali để ra lệnh tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn ngủi.
Panama phản đối tuyên bố lấy lại Kênh đào Panama của Tổng thống Donald Trump

Panama phản đối tuyên bố lấy lại Kênh đào Panama của Tổng thống Donald Trump

21:12:08 21/01/2025
Ông Mulino cũng khẳng định không có sự hiện diện và can thiệp của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đối với Kênh đào Panama, nhằm phản bác tuyên bố của ông Trump cho rằng Trung Quốc đang điều hành kênh đào này.
Truyền thông Thụy Sĩ đánh giá sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

Truyền thông Thụy Sĩ đánh giá sức hút của môi trường đầu tư tại Việt Nam

21:05:38 21/01/2025
Theo tác giả, quá trình tham gia thường xuyên của Việt Nam tại hội nghị của WEF tại Davos trong thời gian gần đây cũng cho thấy đất nước đặt kỳ vọng lớn vào môi trường đa phương cho các mục tiêu phát triển.

Có thể bạn quan tâm

'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

Phim châu á

07:17:49 22/01/2025
Bất chấp những ý kiến trái chiều, Anh hùng xạ điêu có Tiêu Chiến - Trang Đạt Phi đóng chính vẫn là phim tết được mong chờ nhất tại Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán.
Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng trên thảm đỏ Hàn Quốc, nhìn mãi không hiểu đang làm gì

Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng trên thảm đỏ Hàn Quốc, nhìn mãi không hiểu đang làm gì

Sao âu mỹ

07:16:30 22/01/2025
Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng khi tạo dáng, khiến 1 bộ phận khán giả không hiểu anh muốn làm điều gì trước ống kính.
Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Pháp luật

07:09:59 22/01/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm người liên quan đến vụ án Lê Xuân Định can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Khương Điền, Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Phúc Phát Điền.
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Sáng tạo

06:43:02 22/01/2025
Tuyết mai nngày càng được ưa chuộng để trang trí nhà cửa mỗi dịp Tết; dưới đây là bí quyết giúp bạn cắm cành tuyết mai nở đều, khoe sắc thắm và giữ được độ tươi lâu.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.
Pogba hé lộ bến đỗ mới

Pogba hé lộ bến đỗ mới

Sao thể thao

06:41:31 22/01/2025
Paul Pogba từ chối lời đề nghị chuyển nhượng từ Nga trong thời gian chịu án cấm thi đấu vì doping, đồng thời ưu tiên khoác áo CLB có suất dự Champions League.
Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Sức khỏe

06:31:15 22/01/2025
Sau quá trình hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, ổn định huyết động, sử dụng kháng sinh và biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não, các trẻ đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi các di chứng thần kinh.
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Sao việt

06:20:55 22/01/2025
Bất ngờ được Sơn Tùng gọi tên đầu tiên, Hải Tú không khỏi bẽn lẽn và che mặt cười. Sau đó hot girl sinh năm 1997 lên bục giảng, đặt những câu hỏi vui nhộn cho các em nhỏ
Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Ẩm thực

06:04:35 22/01/2025
Hãy tưởng tượng, khi món canh trứng cuộn nhân tôm thịt thơm ngon này được bưng ra bàn, tất cả mọi người đều bị kích thích bởi mùi thơm và hình thức ấn tượng.
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi

Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi

Hậu trường phim

05:59:45 22/01/2025
Nhờ vai Lăng Diệu Diệu, Ngu Thư Hân thu hút thêm được rất nhiều fan mới. Không ít người cho biết họ vốn không thích cô nàng, nhưng sau đó đã phải quay xe sau khi xem Vĩnh dạ tinh hà .