IS có nguy cơ đe dọa khu vực
Giới quan sát lo ngại tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” sẽ có được công nghệ vũ khí tiên tiến, giúp bảo vệ tốt hơn chính quyền tự xưng của chúng.
Một đoạn video chiếu cảnh các tay súng thuộc lực lượng tự xưng “Nhà nước Hồi giáo” (IS) hành hình các tù binh của Syria vừa được tải lên mạng tiếp tục cho thấy sự tàn bạo của tổ chức Hồi giáo cực đoan này.
Vào thời điểm các quốc gia như Mỹ, Pháp đều tuyên bố không hợp tác với Chính phủ Syria trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo, cộng đồng quốc tế quan ngại rằng lực lượng này đang ngày càng lớn mạnh và đe dọa an ninh khu vực. Trong đoạn video, các tay súng đã dẫn giải 250 tù binh là binh lính chính quyền Syria. Tất cả những người này đều bị bắn chết.
Các tay súng thuộc tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (ảnh: rediff.com)
Một tay súng thuộc tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” nói rằng, các tù binh đóng trong căn cứ Tabqa của Chính quyền Syria mà lực lượng này chiếm được trong ngày 24/8 vừa qua. Việc chiếm căn cứ đã giúp tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” có được những chiếc máy bay, xe tăng, pháo và nhiều đạn dược.
Giới quan sát lo ngại tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” sẽ có được công nghệ vũ khí tiên tiến, giúp bảo vệ tốt hơn chính quyền tự xưng của chúng. Trước đây tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” đã từng dùng máy bay không người lái để thăm dò một căn cứ quân sự ở Syria.
Video đang HOT
Video hành quyết mới cho thấy, Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” ưa chuộng việc dùng bạo lực để khủng bố và mở rộng lãnh thổ trên đất Syria, Iraq. Cho tới nay Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” đã giành được quyền kiểm soát gần 1/3 lãnh thổ Syria, phần lớn là các khu vực nằm ở phía Bắc và phía Đông đất nước này.
Những bước tiến của “Nhà nước Hồi giáo” đang khiến tổ chức này ngày càng trở nên nguy hiểm, không chỉ tại Trung Đông mà đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, Mỹ và Pháp tuyên bố không có ý định giúp đỡ chính quyền Syria bất chấp việc Chính quyền Damas ngỏ ý sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, để chống lại sự hoành hành của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Tổng thống Pháp Hollande cho rằng, cần có một liên minh rộng rãi chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, Syria không phải là một đối tác: “Một liên minh chống lại Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” là cần thiết, nhưng ông Bashar al-Assad không thể là một đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố bởi ông al-Assad là đồng minh của các nhóm chiến binh thánh chiến”.
Còn Tổng thống Mỹ Obama tối 28/8 tuyên bố: “Nước Mỹ hiện chưa có chiến lược nào trong việc đối phó với Nhà nước Hồi giáo trong phạm vi lãnh thổ Syria”. Điều này bác bỏ những đồn đoán cho rằng Tổng thống Obama sẽ ra lệnh tấn công quân sự vào các tay súng Hồi giáo cực đoan thuộc tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” ở Syria.
Trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng, ông Obama đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và chủ tịch Hội đồng liên quân Mỹ xem xét “các lựa chọn” đánh Nhà nước Hồi giáo, nhưng các lựa chọn này chủ yếu bảo đảm các tay súng Nhà nước Hồi giáo không chiếm được Iraq.
Ông Obama nói: “Hiện tại các tay súng thuộc Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” đang gây ra mối đe dọa trực tiếp tới người dân Iraq và người dân trong khu vực và đó là lý do các hoạt động quân sự của chúng ta tại Iraq là một phần chiến lược rộng lớn và toàn diện hơn để bảo vệ người dân Mỹ và để hỗ trợ các đối tác của chúng ta-những người đang chiến đấu chống lại các tay súng thuộc Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 27/8 cũng cho biết, cho tới nay đã có 7 nước nhất trí cùng với Mỹ cung cấp vũ khí cho lực lượng người Kurd ở miền Bắc Iraq để chống lại các cuộc tấn công của các tay súng “Nhà nước Hồi giáo”. Đó là các nước Pháp, Anh, Đức, Italy, Albania, Croatia./.
Anh Tuấn Tổng hợp
Theo_VOV
Mỹ đang đi đúng "tiến độ" xoay trục về Châu Á?
Hiện có nhiều hoài nghi về khả năng thực hiện chính sách "xoay trục về châu Á" của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Obama
Dư luận nghi ngờ
Trưa 13/8 theo giờ địa phương (tức ngày 14/8 theo giờ VN), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phát biểu về tầm nhìn của Mỹ về việc gắn kết với châu Á - Thái Bình Dương. Đây được coi là bước triển khai chiến lược xoay trục châu Á của Tổng thống Barack Obama trong nửa cuối nhiệm kỳ làm ông chủ Nhà Trắng lần này. Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm là ông Obama sẽ hành động thế nào khi chỉ còn "tại vị" 2 năm rưỡi nữa? Bởi thực tế từ trước tới giờ, ông đề cập đến chính sách này thì nhiều mà hành động thì chẳng được bao nhiêu.
Đúng vào lúc mà sự hoài nghi về khả năng thực hiện "chính sách xoay trục về châu Á" của Mỹ xuống tới mức thấp nhất, bởi cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Iraq và Dải Gaza thì chính quyền Obama lại có động thái "hướng tới châu Á" khiến dư luận phải chú ý. Khởi đầu là tuyên bố khẳng định quan điểm của Mỹ về vấn đề biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), ký Thỏa thuận hợp tác quân sự an ninh song phương với Australia ngày 12/8, và mới nhất là ngày 14/8,tại trung tâm Đông - Tây, Đại học Hawaii-Manoa, Ngoại trưởng John Kerry tiếp tục lên tiếng về tầm nhìn của Mỹ với việc gắn kết cùng châu Á - Thái Bình Dương.
Nhưng đáng chú ý hơn cả là 4 "ưu tiên" trong chiến lược "xoay trục sang châu Á" mà chính quyền Obama đã tuyên bố tập trung vào phát triển kinh tế, năng lượng, hợp tác khu vực và nhân quyền. Nhìn vào 4 yếu tố "ưu tiên" này, có vẻ như Mỹ đã có sự điều chỉnh so với những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Mỹ trong chuyến thăm các nước châu Á hồi tháng 4 năm nay. Bởi ở thời điểm đó, chính quyền Obama vẫn chỉ tập trung "xoay trục" theo hướng quân sự là chủ yếu.
Điểm khác thứ 2 trong bài phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry lần này chính là "đối tượng" của chính sách xoay trục. Trong "thông điệp" tháng 4, Mỹ khẳng định thực hiện kế hoạch một cách "dàn đều" với mọi loại đối tượng từ các nước ở khu vực Đông Bắc Á (Trung - Nhật - Hàn) cho đến ASEAN, hay thậm chí là cả một quốc gia khá "xa lạ" với Mỹ như Mông Cổ. Nhưng 4 tháng sau đó, kế hoạch này được rút gọn về khu vực Đông Á.
Lý giải điều này, ông Kerry nhấn mạnh: Đông Á là khu vực rộng lớn, tăng trưởng nhanh và đang là một khu vực có nhiều biến động nhất trên thế giới hiện nay. Sự thay đổi của Đông Á đã trở thành các tiêu chuẩn và hình mẫu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đi kèm với tuyên bố đề cao khu vực, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work sẽ có chuyến thăm 2 nước Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như đảo Guam và Hawaii trong chuyến công du kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 17/8 tới.
Không đủ tiềm lực?
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cố gắng tập trung chính sách đối ngoại vào châu Á, nhằm đối phó với sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, báo giới cho rằng sự "xoay trục" này trong nhiều tháng qua bị lu mờ bởi khá nhiều nguyên nhân, từ cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cho tới một loạt cuộc khủng hoảng quốc tế mới đây; từ khúc mắc khi triển khai Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP cho tới những thách thức về tài chính trong nội bộ nước Mỹ. Điều này cũng được chính giới chức Mỹ thừa nhận, kế hoạch triển khai "không - hải chiến" tại châu Á mà Mỹ đang hướng tới "hiện vẫn chỉ trên giấy". Ví dụ việc cơ cấu lại lực lượng toàn cầu theo quan hệ "60/40" giữa châu Á và châu Âu vẫn không được thể hiện. Số lính thủy đánh bộ Mỹ điều chuyển đến Australia hai lần mới chỉ là 450/2.500 theo kế hoạch. Hay việc triển khai vũ khí trang bị hiện đại như: máy bay trinh sát không người lái Global Hawk, hệ thống radar X-band mới, máy bay tuần tra biển P-8 cũng phải đến cuối năm 2014 mới bắt đầu.
Nước Mỹ bây giờ đã khác, cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn ám ảnh khiến Mỹ không đủ tiềm lực để "vung tay" như trước. Những yếu tố này đã khiến sự nghi ngại về tính khả thi của chiến lược "xoay trục" của Mỹ ngày càng tăng. Bởi thế với tầm nhìn của Mỹ về việc gắn kết với châu Á - Thái Bình Dương lần này, các nhà phân tích không quá để tâm tới những tuyên bố mạnh mẽ mà hướng con mắt vào những động thái tiếp theo sau tuyên bố này. Ông Obama sẽ triển khai ra sao khi thời gian "tại vị" của ông không còn nhiều; hiệu quả của bước điều chỉnh chính sách xoay trục này đến đâu và liệu người kế nhiệm ông có kế tục "sự nghiệp" này nữa hay không? Đó mới là những câu hỏi mà dư luận đang đặt ra cho nước Mỹ./.
Theo VOV
Khủng hoảng Ukraine: Vì sao Putin bình thản mà Obama lại luôn bất an? Không khó để nhận ra hình ảnh Tổng thống Mỹ Obama luôn lớn tiếng, vẻ mặt lo lắng khi phát biểu lên án, phản đối Nga, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lại luôn giữ vẻ bình thản và đôi khi còn mỉm cười. Vậy rốt cuộc điều gì đang xảy ra? Tờ Tiếng nói nước Nga cho rằng, công khai đối...