IS ban hành sắc lệnh man rợ cho phép giết chết trẻ em bị hội chứng Down
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã ban hành một sắc lệnh man rợ cho phép phiến quân của nhóm giết chết những trẻ em bị dị tật bẩm sinh hoặc trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down.
Nhóm nhân quyền Mosul Eye hoạt động ở Iraq cho biết, sắc lệnh tôn giáo cực đoan này được một thẩm phán Hồi giáo người Ả rập Saudi có tên là Abu Said Aljazrawi ban hành và truyền bá rộng rãi trong các vùng lãnh thổ mà IS kiểm soát. Theo đó, các chiến binh IS có quyền giết chết trẻ em chỉ vì những đứa trẻ này không may mắn, sinh ra với khiếm khuyết trên cơ thể.
IS ban hành sắc lệnh giết chết trẻ em bị hội chứng Down và dị tật bẩm sinh
Những đứa trẻ vô tội được cho là con của các phiến quân nước ngoài với những phụ nữ ở Iraq và Syria. Tất cả trẻ khuyết tật và mắc hội chứng Down đều bị giết bằng cách tiêm thuốc độc hoặc bóp cổ cho ngạt thở đến chết, độ tuổi của những đứa trẻ này chỉ từ 1 tuần đến 3 tháng tuổi.
Các nhà hoạt động của tổ chức Mosul Eye đã ghi nhận được 38 trường hợp trẻ em bị giết chết, nhiều vụ được thực hiện ngay trong các lãnh thổ IS chiếm đóng. “Dường như mọi sự cực đoan là không đủ đối với IS, nhóm đã tàn sát đàn ông, phụ nữ, người cao tuổi và bây giờ là cả trẻ sơ sinh”, tuyên bố của nhóm nhân quyền Mosul cho biết.
Video đang HOT
Trẻ em bị giết chết bằng cách tiêm thuốc độc hoặc làm cho ngạt thở đến chết
Sau khi Mosul Eye đưa ra báo cáo gây sốc này, nó đã thu hút sự chỉ trích dữ dội từ nhiều người. Theo đánh giá của một số chuyên gia, nếu những báo cáo này hoàn toàn là đúng thì IS đang dần đi theo bước chân của Đức Quốc xã, những kẻ từng tàn sát trẻ em khuyết tật vì coi đó là “gánh nặng của xã hội”.
Theo_An ninh thủ đô
Thái Lan dùng 'thượng phương bảo kiếm' dẹp loạn vé số
Theo sắc lệnh vừa được Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha ban hành, kể từ 1.5 vé số trên toàn quốc không được bán vượt giá quy định, người nào vi phạm, bán trên 80 baht/cặp sẽ bị phạt tiền hoặc thậm chí phạt tù.
Người bán vé số dạo ở Bangkok - Ảnh: Minh Quang
Mức phạt bằng tiền là 10.000 baht và phạt tù là 1 tháng. Đây là sắc lệnh đầu tiên của Thủ tướng Thái Lan ban bố trong quyền hạn của Điều 44 hiến pháp, tờ Bangkok Post cho hay.
Sau khi bãi bỏ thiết quân luật từ đầu tháng 4.2015, để giữ an ninh trật tự xã hội, chính quyền quân sự Thái Lan dùng sắc lệnh mới thay thế. Sắc lệnh này chính là Điều 44 trong hiến pháp tạm thời cho phép Thủ tướng có quyền hành cao nhất, có thể bắt và trừng phạt bất kỳ ai mà không cần xin phép của tòa án hay cơ quan nào.
Điều 44 được ví như thiết quân luật phiên bản mới. Đối với nhiều người, nó được xem như "thượng phương bảo kiếm" và thủ tướng là người duy nhất được phép sử dụng bảo kiếm này.
Bangkok Post cho biết Thủ tướng Prayuth sử dụng "thượng phương bảo kiếm" để dẹp loạn vé số. Theo tờ báo, nhiều đại lý, người bán dạo chặt chém khách hàng, nâng giá bán lên 100-110 baht/cặp vé so với mức giá 80 baht/cặp (50.000 - 60.000 đồng), khiến dân chúng bức xúc và buộc chính quyền quân sự Thái Lan phải ra sắc lệnh này.
Chính phủ Thái Lan hứa với dân chúng sẽ dẹp "loạn vé số" và lập ra một ban để thực thi sắc lệnh của thủ tướng. Ban này gồm các cơ quan tham mưu của chính phủ như Bộ Tài chính, Nội vụ, Tư pháp và An ninh con người và phát triển xã hội, The Nationcho hay.
Chính quyền quân sự còn quyết liệt hơn khi cho giải tán ban quản lý vé số trực thuộc chính phủ để thay thế bằng một ban điều hành mới, dưới sự chỉ đạo của một tướng về hưu.
Chưa hết, Thủ tướng Prayuth còn chỉ đạo cảnh sát giám sát các đại lý vé số, người bán dạo và sẵn sàng bắt giữ những người vi phạm. Quân đội cũng được chính phủ tăng cường để hỗ trợ cảnh sát thực thi nhiệm vụ, theo Bangkok Post.
Giới quan sát ngạc nhiên khi chính phủ quân sự huy động một lực lượng hùng hậu và sử dụng "thượng phương bảo kiếm" chỉ để dẹp "loạn vé số" thay vì trấn áp tội phạm, lực lượng chống đối đang âm thầm gây rối an ninh chính trị, xã hội ở nước này. Những vụ đánh bom ở Bangkok hay tại tỉnh miền Nam Surat Thani trong những tháng gần đây là những ví dụ, đã khiến người dân lo lắng.
Tờ Daily News hôm nay 3.5 đã có bài bình luận về việc sử dụng "thượng phương bảo kiếm" của chính phủ. Tờ báo đặt câu hỏi liệu chính phủ có nên "giết gà bằng gươm vàng" hay không, trong khi vấn đề vé số tồn tại hàng chục năm nay và chính phủ nhiều thế hệ cố gắng giải quyết nhưng đều thất bại.
"Không phải bất kỳ vấn đề gì cũng sử dụng Điều 44 trong khi xã hội còn nhiều vấn đề tương tự như giáo dục, buôn người. Liệu chính phủ có cần huy động lực lượng như thế để đối phó?", tờ báo nêu vấn đề.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Chú hổ bị Down đầu tiên trên thế giới C hú hổ Kenny sống tại Trung tâm bảo vệ động vật hoang dã Turpentine Creek, thành phố Eureka Springs, bang Arkansas, Hoa Kỳ được ghi nhận là trường hợp mắc hội chứng Down đầu tiên trên thế giới. Kenny có gương mặt khá ngờ nghệch. (Ảnh: Internet) Hội chứng Down do bác sĩ Langdon Down lần đầu tiên mô tả là hiện...