IS âm mưu ‘Đông tiến’?
Tôn giáo gây ra bạo lực chính trị – hay chủ nghĩa khủng bố – không phải là mới đối với khu vực Đông Nam Á. Sự gia tăng liên kết giữa các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Philippines, Malaysia và Indonesia có thể dẫn đến hình thành một “Mặt trận Hồi giáo thống nhất” ở Trung Á và Đông Nam Á, điều khiến nhiều người lo ngại về cái gọi là “IS Đông tiến”.
Ảnh minh họa
Người đứng đầu Trung tâm chống khủng bố thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Tướng Andrey Novikov cho rằng những tay súng của tổ chức “ Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng đang chuyển trọng tâm hoạt động từ Syria, Iraq sang Afghanistan và các nước láng giềng, đe dọa an ninh khu vực Trung Á và cả Đông Nam Á.
Tìm hướng “Đông tiến”
Phát biểu tại 2 ủy ban của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc ngày 23/6, Tướng Novikov cảnh báo IS đang tìm cách lôi kéo một số tay súng Taliban và những nhóm cực đoan địa phương khác nhằm thành lập một căn cứ lớn ở Afghanistan và mở rộng ảnh hưởng của chúng sang Trung Á. Theo Tướng Novikov, IS đã “xuất khẩu” một hình mẫu hoạt động cực đoan và khủng bố mới từ các khu vực chiến tranh ở Syria và Iraq sang các nước Trung Á. Tướng Novikov đặc biệt nhấn mạnh rằng sự gia tăng hoạt động của Taliban ở khu vực miền Bắc Afghanistan giáp Trung Á có thể là dấu hiệu của việc một số chỉ huy của Taliban chuyển sang trung thành và gia nhập IS.
Còn tại Đông Nam Á, ngày 26/6, một người phát ngôn của cảnh sát Indonesia thông báo lực lượng cảnh sát nước này đã tìm thấy hàng trăm cuốn sách có chứa nội dung tuyên truyền cho tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng nhắm vào đối tượng trẻ em tại nhà của một nghi phạm bị bắt giữ do có liên quan tới vụ tấn công bằng dao làm một sĩ quan cảnh sát thiệt mạng trước đó một ngày. Theo cảnh sát, các cuốn sách được tìm thấy đều được viết bằng tiếng Indonesia, chứa các bức tranh và thông điệp cổ súy thánh chiến. Nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ được cho là kẻ đã thiết kế và in những sản phẩm này.
Chính quyền Indonesia đang quan ngại về nguy cơ gia tăng hoạt động của các phần tử thánh chiến tại nước này, quốc gia có đông người Hồi giáo sinh sống nhất trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, những đối tượng ủng hộ IS đã tiến hành một số các cuộc tấn công nhỏ lẻ tại Indonesia. Bên cạnh đó là mối lo ngại đối với sự trở về của hàng trăm công dân nước này đã tới Syria để tham gia hỗ trợ IS.
Khẩn cấp đối phó
Theo GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, khi IS bị mất quyền kiểm soát lãnh thổ và suy yếu do thương vong lớn trên những chiến trường chính ở Trung Đông thì các chiến binh Đông Nam Á sẽ trở về quê hương của mình, mang trong mình những kỹ năng chiến đấu và khả năng tổ chức để kích động lại các điểm nóng.
Video đang HOT
Thực tế, từ những năm 1990, các chiến binh Hồi giáo được al-Qaeda huấn luyện trở về từ Afghanistan đã “thai nghén” một phong trào liên Đông Nam Á, trải dài từ Malaysia tới Indonesia và miền Nam Philippines. Mạng lưới JI sau đó phần lớn bị sụp đổ nhờ hoạt động chống khủng bố hiệu quả của các nước liên quan. Hiện vẫn luôn có một mối liên kết giữa miền Nam Philippines với Đông Malaysia thông qua biển Sulu. Trong những tháng gần đây, các hoạt động khủng bố đã được khôi phục. Sự trở lại của các chiến binh từ Trung Đông thực sự gây quan ngại cho các quan chức an ninh bởi những phần tử này có kiến thức về chất nổ và có thể tiến hành các vụ tấn công cướp đi sinh mạng của nhiều dân thường vô tội.
Để đối phó, theo GS Carl Thayer, các quốc gia Đông Nam Á cần phải có một luật phù hợp để đối phó với bạo lực vũ trang giúp giảm thiểu thương vong cho dân thường, giải quyết những mối bất bình trong dân chúng mà các phần tử khủng bố đang nhấn mạnh đến để huy động sự ủng hộ cho các mục tiêu của chúng.
Còn Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Hồi giáo Singapore Yaacob Ibrahim khẳng định nước này không “miễn nhiễm” trước sự nguy hiểm của tư tưởng cực đoan và quốc gia Đông Nam Á không thể ngừng cuộc chiến chống lại các mối đe dọa như vậy. Trong một thông điệp được gửi tới cộng đồng Hồi giáo, ông Yaacob kêu gọi mọi người dân phải cảnh giác cao hơn và báo cáo kịp thời nếu phát hiện những người có dấu hiệu “sai đường”.
Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) cũng cho biết nguy cơ Đông Nam Á có khả năng trở thành một “nhà nước Hồi giáo tiếp theo” là một thách thức đối với quân đội nước này và buộc họ phải nâng cao cảnh giác trước những phần tử khủng bố. Trả lời tờ The Manila Times, người phát ngôn AFP, Chuẩn tướng Restituto Padilla Jr khẳng định quân đội Philippines đã được chuẩn bị cho bất cứ kiểu tấn công nào do các nhóm cực đoan tiến hành.
Thời gian gần đây, khu vực Đông Nam Á trong tình trạng báo động sau khi các tay súng tuyên bố trung thành với IS đánh chiếm thành phố Marawi, trên đảo Mindanao, miền Nam Philippines. Kể từ khi cuộc chiến bùng phát vào ngày 23/5 đến nay, gần 400 người đã bị thiệt mạng và hơn 200.000 người dân thành phố buộc phải rời bỏ nhà cửa trong khi quân đội Philippines phải huy động các máy bay chiến đấu cơ và trực thăng để tiêu diệt phiến quân.
Theo Phương Đức
Pháp luật Việt Nam
Chiến sự ác liệt tại thành phố bị phiến quân bao vây ở Philippines
Hơn 2 tuần sau khi tiếng súng bắt đầu nổ ra giữa quân đội chính phủ Philippines và nhóm phiến quân nổi loạn thân IS, chiến sự tại thành phố Marawi vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại với số người chết lên tới con số gần 200 trong khi số tay súng nước ngoài tham chiến ngày càng tăng.
Tính đến hôm nay 8/6, cuộc bạo loạn tại thành phố Marawi trên đảo Mindanao, miền nam Philippines đã bước sang ngày thứ 17, tuy nhiên quân đội chính phủ Philippines vẫn chưa thể kiểm soát tình hình dù đã triển khai nhiều binh lính và khí tài quân sự hiện đại tới trấn áp các phiến quân.Trong ảnh: Binh lính quân đội Philippines tuần tra trên các tuyến đường tại Marawi. (Ảnh: Reuters)
Tham mưu trưởng quân đội Philippines Eduardo Ano cho biết liên minh các nhóm phiến quân thân tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiếp tục chiếm quyền kiểm soát ở khu vực trung tâm thành phố, tương đương 10% diện tích của Marawi. Trong ảnh: Một nhóm cảnh sát và binh lính quân đội lục soát từng ngôi nhà để truy lùng các tay súng phiến quân ở Marawi. (Ảnh: Reuters)
Giới chức Philippines cho biết ngoài hàng trăm phiến quân của nhóm Maute từng thề trung thành với IS, đối đầu với quân đội chính phủ tại Marawi hiện nay còn có 40 tay súng nước ngoài, không chỉ đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia, mà còn đến từ nhiều nơi khác như Ấn Độ, Ả-rập Xê-út, Maroc, Chechnya. Trong ảnh: Các phiến quân bị bắt ngồi trên xe cảnh sát ở khu vực ngoại ô Marawi (Ảnh: Getty)
Ông Eduardo Ano cho biết các phiến quân đã tích trữ lương thực cũng như vũ khí trong các nhà thờ, trường học, các vị trí dân sự cũng như mạng lưới đường hầm dưới lòng đất để chuẩn bị cho một cuộc chiến "dài hơi" với quân đội chính phủ. Trong ảnh: Các binh lính và cảnh sát Philippines đạp cửa xông vào một ngôi nhà để truy lùng các phiến quân ẩn náu. (Ảnh: Reuters)
"Có những căn hầm và đường hầm mà thậm chí bom có sức công phá lớn cũng không thể phá hủy. Kể cả các phiến quân chiến đấu 2 tháng thì chúng vẫn không bị đói", tướng quân đội Carlito Galvez cho biết. Trong ảnh: Binh lính dùng các phương tiện hỗ trợ như búa để phá cửa một ngôi nhà nghi có phiến quân ẩn náu tại Marawi. (Ảnh: Reuters)
Các phiến quân có thể không gặp vấn đề về thực phẩm, nhưng những dân thường bị mắc kẹt tại các khu vực chiến sự lại đang phải đối mặt với mối đe dọa ngày càng lớn, đó là cảnh thiếu đói. Trong ảnh: Những người sơ tán tập trung tại một trại sơ tán ở Marawi. (Ảnh: AFP)
Trước đó, một lệnh ngừng bắn giữa quân đội chính phủ và các tay súng cực đoan do nhóm Maute dẫn đầu đã bị phá vỡ chỉ sau một giờ có hiệu lực hôm 4/6. Mục đích của lệnh ngừng bắn này là nhằm cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân ở những vùng chiến sự, tuy nhiên kế hoạch đã bị thất bại. (Ảnh: Reuters)
Lệnh ngừng bắn bị phá vỡ đã khiến 2.000 dân thường mắc kẹt và đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro khi chiến sự ngày càng ác liệt hơn. Trong ảnh: Trẻ em ngồi trên xe để sơ tán từ khu vực chiến sự tới nơi an toàn (Ảnh: Getty)
Quân đội Philippines cho biết 138 phiến quân đã bị tiêu diệt, trong khi số binh lính tử nạn là 39 còn số dân thường thiệt mạng là 20. Thiếu tướng Carlito Galvez cho biết khoảng 100 dân thường vẫn đang bị phiến quân bắt làm con tin. Trong ảnh: Các binh lính thuộc đội trinh sát ẩn nấp trong một phòng học để tiêu diệt các tay súng bắn tỉa của nhóm phiến quân ở Marwi. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ban bố tình trạng thiết quân luật trên toàn đảo Mindanao từ ngày 23/5, ngay sau khi các cuộc giao tranh nổ ra. Ông Duterte từng tuyên bố sẽ từ chức nếu không dẹp loạn thành công tại Marawi. (Ảnh: Reuters)
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng quân đội Philippines vẫn tự tin có thể giành chiến thắng trước các phiến quân tại Marawi. "Trong một vài ngày tới, chiến sự có thể chấm dứt", Tham mưu trưởng quân đội Eduardo Ano nhận định. Trong ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (giữa) cùng các tướng lĩnh quân đội kiểm tra hơn 100 khẩu súng và đạn dược thu được từ nơi ẩn náu của các phiến quân thân IS ở Marawi. (Ảnh: Reuters)
Thành Đạt
Theo Dantri
Philippines cách chức chỉ huy lực lượng chống phiến quân thân IS Tướng Nixon Fortes, chỉ huy lực lượng quân đội Philippines chống phiến quân trên đảo Mindanao, bị cách chức không rõ nguyên nhân. Lực lượng chính phủ Philippines tại thành phố Marawi. Ảnh: AP. Quân đội Philippines hôm qua đã cách chức tướng Nixon Fortes, chỉ huy lực lượng quân sự trên đảo Mindanao. Người phát ngôn quân đội Philippines Ray Tiongson khẳng...