Ireland vẫn duy trì trung lập bất chấp xung đột Nga-Ukraine
Xung đột Nga-Ukraine đã đặt vấn đề trung lập trở lại tâm điểm chú ý, đặc biệt là khi Phần Lan và Thụy Điển đang cân nhắc khả năng gia nhập NATO.
Xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra vẫn không khiến Ireland thay đổi quan điểm trung lập. Ảnh: Reuters
Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 21/4, trong khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine làm thay đổi suy nghĩ ở nhiều khu vực trên khắp châu Âu, quan điểm duy trì chính sách trung lập của Ireland cho thấy nước này không tìm cách gia nhập NATO trong tương lai.
Tuy nhiên, một cuộc thăm dò của Thời báo Ireland/Ipsos được thực hiện mới đây cho thấy, 66% người được hỏi ủng hộ quan điểm hiện tại của Ireland là duy trì sự trung lập, chỉ có 24% muốn thay đổi và 11% không đưa ra bình luận.
Trong bối cảnh xung đột ở Ukraine đang trở thành tiêu điểm nổi bật trên các phương tiện truyền thông, kết quả cuộc khảo sát là một vấn đề đáng chú ý.
Trong quá khứ, một cuộc thăm dò tương tự được thực hiện vào năm 1996 cũng cho kết quả là 66% người được hỏi ủng hộ việc trung lập trong khi 20% lựa chọn thay đổi.
Cuộc thăm dò mới nhất còn cho thấy mức độ ủng hộ trung lập cao từ các cử tri của ba đảng trong Chính phủ liên minh Ireland hiện tại, đảng Xanh (59%), Fine Gael (61%) và Fianna Fail (66%). Mức ủng hộ trung lập của các cử tri từ một số đảng khác như Sinn Fein là 67% và đảng Lao động là 71%.
Ireland đã duy trì quan điểm trung lập hơn một thế kỷ. Với sự liên kết giữa các đảng và quan trọng hơn là sự ủng hộ cao của cử tri được phản ánh trong các cuộc thăm dò, có thể cho rằng bất kỳ nỗ lực nào để Ireland gia nhập NATO sớm sẽ thất bại.
Đức kêu gọi các nước Tây Balkan đẩy nhanh nỗ lực gia nhập EU
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 11/4 kêu gọi các nước Tây Balkan đẩy nhanh nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu (EU) trong "thời đại mới" sau cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức, ngày 24/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo với người đồng cấp Albania, Edi Rama ở thủ đô Berlin, Thủ tướng Đức cam kết giúp thúc đẩy nguyện vọng của các nước này bằng tất cả khả năng của mình.
Theo ông Scholz, hiện nhu cầu thống nhất quan điểm trong EU gia tăng, do đó thời điểm này thuận lợi cho việc thúc đẩy tiến trình gia nhập của các nước Tây Balkan.
Tháng 10/2021, tại hội nghị thượng đỉnh ở Slovenia, các lãnh đạo EU đã tái khẳng định cam kết về tiến trình mở rộng khối nhưng không đề ra thời gian biểu cụ thể, gây thất vọng cho 6 ứng cử viên gồm các nước và vùng lãnh thổ là Albania, Bosnia, Serbia, Montenegro, Bắc Macedonia và Kosovo.
EU hiện bao gồm hơn 20 nước thành viên: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Luxemburg, Ireland, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cyprus, Bulgaria, Romania, Croatia.
Australia đẩy nhanh cấp thị thực tạm trú cho người Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Chính phủ Australia ngày 16/3 cho biết đã cấp hơn 4.000 thị thực cho công dân Ukraine trong 4 tuần gần đây, kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bắt đầu. Người dân sơ tán tránh xung đột tại Irpin, Ukraine, ngày 11/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN Tất cả những thị thực này đều là thị thực...