Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nguy cơ lan rộng xung đột ở Trung Đông
Ngày 14/4, Tổng thống Iraq Abdel Latif Rashid đã kêu gọi giảm căng thẳng ở Trung Đông sau cuộc tấn công chưa từng có của Iran vào Israel, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn xung đột lan rộng.
Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt tại Jerusalem để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong tuyên bố, ông Rashid cho rằng cần phải giải quyết cuộc xung đột ở Dải Gaza và tìm giải pháp cho vấn đề Palestine, vì đây là yếu tố cơ bản cho sự ổn định của khu vực.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran Hossein Amirabdollahian, trong đó ông Fidan nhấn mạnh Ankara không muốn căng thẳng leo thang hơn nữa trong khu vực.
Về phần mình, Ngoại trưởng Iran cho hay chiến dịch tấn công đáp trả của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, đồng thời khẳng định Tehran sẽ không phát động chiến dịch mới trừ phi bị tấn công.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tối 14/4 đã phát đi thông báo khuyến cáo công dân nước này không nên đến Iran. Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng đã kêu gọi công dân nước này đang ở Iran cân nhắc rời đi khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động. Công dân Nhật Bản ở Iran cũng được khuyến nghị cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và chú ý đảm bảo an toàn cho bản thân.
Theo hãng tin Kyodo, tính đến cuối ngày 14/4 vẫn chưa ghi nhận có thông tin nào về việc có công dân Nhật Bản bị thương vong trong vụ tấn công của Iran vào Israel đêm 13/4.
Cũng trong ngày 14/4, Đại sứ quán Pháp tại Tehran khuyến cáo công dân nước này nên tạm thời rời khỏi Iran do căng thẳng trong khu vực tăng cao. Tuyên bố của Đại sứ quán Pháp tại Tehran nêu rõ: “Công dân Pháp ở Iran hãy tạm thời rời khỏi đất nước này”.
Trong khi đó, Chính phủ Hà Lan khuyến cáo công dân không đến Israel do tình hình an ninh bất ổn sau vụ tấn công của Iran.
Ngành hàng không Trung Đông lo ngại về an toàn bay do xung đột ở Gaza
Các xung đột giữa Israel và Hamas ở Gaza đã gây tổn hại cho các hãng hàng không và nền kinh tế khu vực.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ National (UAE) ngày 1/4, ông Samer Majali, Giám đốc điều hành hãng hàng không Hoàng gia Royal Jordan đã mô tả 6 cuộc xung đột giữa Israel và Hamas ở Gaza đã gây tổn hại cho các hãng hàng không cũng như nền kinh tế khu vực như thế nào.
Mặc dù cái giá phải trả về thương vong là lớn nhất và người Palestine đang phải gánh chịu nỗi đau từ cuộc chiến này, nhưng hậu quả của cuộc xung đột rất sâu rộng. Lượng đặt chỗ các chuyến bay giảm mạnh, khó khăn trong hoạt động và tổn thất tài chính của ngành hàng không đang ngày càng trầm trọng hơn.
Rõ ràng ngành hàng không chỉ là một trong số lĩnh vực đang phải hứng chịu hậu quả bất ổn sau 6 tháng chiến tranh. Xung đột ở Gaza tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến nhu cầu đi lại tới Trung Đông và Bắc Phi, khiến lượng đặt vé tới khu vực này giảm 6% trong quý 2/2024.
Lượng vé đặt đến Liban trong quý 2/2024 giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lượng đặt vé tới Jordan và Ai Cập lần lượt giảm 31% và 15%. Israel cũng đang phải gánh chịu hậu quả: lượng đặt vé máy bay tới nước này giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 2 năm nay.
Tác động dây chuyền đối với các ngành liên quan như du lịch và khách sạn sẽ khiến nhiều việc làm và doanh nghiệp gặp rủi ro, nhưng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không giảm chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Tuần trước, có thông tin cho biết các máy bay dân sự đến sân bay Beirut phải sử dụng giải pháp thay thế GPS để hạ cánh vì tín hiệu bị gây nhiễu.
Trên thực tế, Israel thừa nhận đã tăng cường gây nhiễu GPS trong khu vực nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Hamas và Hezbollah. Tuần trước, một chuyến bay của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp khó khăn khi chuẩn bị hạ cánh xuống Beirut vì vẫn đang sử dụng định vị GPS. Chiếc máy bay này phải bay vòng quanh sân bay khoảng 40 phút trước khi buộc phải quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh cái giá phải trả về con người trong cuộc chiến ở Gaza và bất ổn kinh tế liên quan, những sự cố như vậy đã ngăn cản người nước ngoài quay trở lại, gây tác động đặc biệt tiêu cực đối với các quốc gia đang gặp khó khăn như Liban.
Cùng với đó, căng thẳng địa chính trị và quân sự có hại cho ngành hàng không: vụ tai nạn bắn hạ chuyến bay 752 của Hãng hàng không quốc tế Ukraine khi cất cánh từ Tehran vào tháng 1/2020 là một lời nhắc nhở bi thảm về những gì có thể xảy ra.
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Trung Đông ngăn chặn "chu kỳ bạo lực bất tận" Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 6/1 (giờ địa phương) kêu gọi các quốc gia Trung Đông sử dụng sức ảnh hưởng của mình để đảm bảo xung đột ở Dải Gaza được kiềm chế và ngăn chặn "chu kỳ bạo lực bất tận". Tuyên bố này được nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đưa ra sau khi gặp các nhà lãnh...