Iraq phóng khoáng với Nga trước mắt Mỹ
Iraq để ngỏ khả năng cho các máy bay do thám Nga trinh sát hoạt động của lực lượng “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS) trên lãnh thổ nước này.
Hãng Lenta ngày 28/9 dẫn nguồn tin từ Baghdad cho biết, chính quyền Iraq sẵn sàng xem xét khả năng cho các máy bay do thám Nga trinh sát hoạt động IS trên không phận của nước này nếu Moscow yêu cầu.
“Nếu Nga cần phải tiến hành các chuyến bay máy bay trinh sát, Moscow có thể gửi yêu cầu tới chính phủ, và, theo quan điểm của tôi, Iraq sẽ không phản đối”, phát ngôn viên của quân đội Iraq, Chuẩn tướng Tahsin Ibrahim nói.
Cách đó một ngày, ngày 27/9, Iraq đã ra thông báo hoan nghênh ý tưởng thành lập một trung tâm điều phối chung giữa nước này với Nga, Iran và Syria để phối hợp các nỗ lực chống IS.
Một chiếc máy bay Nga chở hàng viện trợ nhân đạo hạ cánh tại sân bay Latakia, Syria.
Trong thông báo, người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Iraq, ông Saad al-Hadithi cho biết trung tâm này sẽ tập trung theo dõi các hoạt động của IS cũng như lên kế hoạch làm suy giảm sức mạnh của nhóm Hồi giáo thánh chiến cực đoan này.
“Đó là một ủy ban phối hợp chung giữa bốn nước, với sự góp mặt của đại diện của các nước tham dự. Chúng tôi sẽ tập trung chia sẻ và phân tích thông tin tình báo liên quan tới IS”, ông Saad al-Hadithi khẳng định.
Người phát ngôn của Tổng thống Iraq cũng cho rằng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo là biện pháp hiệu quả nhằm chống lại IS, nhóm Thánh chiến Hồi giáo cực đoan đang phát triển mạng tại Syria và Iraq trong thời gian qua.
Video đang HOT
“Nhờ có lượng thông tin tình báo trải dài ở nhiều khu vực thông qua quá trình hợp tác giữa Iraq và bốn nước sẽ giúp lực lượng an ninh của chúng tôi có nhiều cơ hội hơn trong việc giành chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố”, ông Saad al-Hadithi nhấn mạnh.
Trong bối cảnh Iraq ngày càng thân thiết với Nga, Mỹ tiếp tục thúc ép chính phủ Iraq và Iran đóng cửa không phận, chặn máy bay Nga chở hàng viện trợ nhân đạo tới Syria.
Còn nhớ, ngày 13/9, một máy bay vận tải quân sự Nga hạ cánh tại sân bay Latakia, Syria. Chiếc máy bay này chở hơn 80 tấn hàng viện trợ nhân đạo cần thiết cho việc thiết lập một trại tị nạn trong khu vực.
Sau khi chính phủ Bulgaria chặn máy bay Nga theo đề nghị từ phía Mỹ, Moscow buộc phải sử dụng đường bay qua Iran và Iraq tới Syria. Tuy nhiên, Washington tiếp tục đề nghị chính phủ Iran và Iraq đóng cửa không phận đối với các máy bay Nga.
Trước đó ngày 5/9, các nhà ngoại giao Mỹ đã hối thúc Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi làm theo chính phủ Bulgaria.
Theo New York Times, chính phủ Iraq đã hứa cân nhắc đề nghị trên nhưng những chuyến bay gần đây (của Nga) có thể cho thấy ảnh hưởng không nhiều của Mỹ đối với quốc gia Trung Đông này.
Thanh Giang (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Boeing công bố loạt "ảnh mật" về máy bay do thám đầu tiên
Mặc dù F-117 được xem là thế hệ máy bay do thám thành công đầu tiên của Mỹ nhưng tập đoàn Boeing vừa công bố loạt ảnh mật về các loại máy bay do thám được mệnh danh "chim sắt lặng lẽ", được sản xuất nhiều thập niên trước đó, tờ Sputnik đưa tin.
Ảnh minh họa máy bay do thám Mỹ (ảnh: Sputnik)
Việc công bố các bức ảnh mật trên của Boeing đã châm ngòi cho cuộc tranh luận về lịch sử ngành công nghệ sản xuất máy bay viễn chinh thực sự bắt đầu từ khi nào. Bản chất của việc phát triển các thiết bị quân sự mới luôn luôn mang tính tối mật nên việc truy nguồn gốc là một vấn đề nan giải.
Trở lại lịch sử công nghiệp sản xuất vũ khí quân sự Mỹ, việc ra đời thế hệ máy bay F-117 Nighthawk đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử quân sự. Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1988, máy bay trên do hãng chế tạo vũ khí Lockheed Martin sản xuất.
Thế nhưng, hơn hai thập niên trước thời điểm F-117 Nighthawk được đưa vào sử dụng thì Boeing đã bí mật sản xuất máy bay do thám riêng, thuộc mô hình 853 với biệt danh là "chim sắt lặng lẽ" được thử nghiệm vào năm 1962 và 1963. Đây mới là thế hệ máy bay do thám đầu tiên của Mỹ, theo Sputnik.
Qua nhiều lần thử nghiệm thành công tại nhà máy Kansas thuộc Boeing, máy bay 853 được thiết kế cho mục đích do thám. Tuy nhiên, loại máy bay với biệt danh "chim sắt lặng lẽ" lại chưa một lần được quân đội Mỹ sử dụng.
Tạp chí quân sự Ars Technica trích dẫn Boeing cho biết: "Các cuộc thử nghiệm cho kết quả rất thành công với bộ phận radar được tinh gọn cho thấy máy bay này đã đi trước thời đại nhưng lại không được quân đội Mỹ quan tâm".
Lầu Năm Góc chưa một lần lên tiếng ca ngợi "chim sắt lặng lẽ", nhưng thế hệ máy bay này đã góp phần thúc đẩy phát triển hàng không quân sự.
"Những bài học rút ra từ "chim sắt lặng lẽ" đã ảnh hưởng mạnh đến khâu thiết kế loại tên lửa hành trình đối khống Boeing AGM-86", Boeing cho biết, nhấn mạnh cuối cùng những nỗ lực trên đã dẫn tới việc áp dụng các kết cấu phực tạp và lớn hơn cho các thế hệ máy bay của Boeing.
Và lần này bắt tay với Lockheed Martin, Boeing hiện đang cạnh tranh với hãng sản xuất vũ khí Northrop Grumman để dành hợp đồng sản xuất máy bay ném bom thế hệ mới thay thế máy bay ném bom B-2 cho Lầu Năm Góc. Sau dự án sản xuất máy bay F-35 tốn kém và hay sai sót, dự án sản xuất máy bay ném bom thế hệ mới của Bộ Quốc phòng Mỹ đang vấp phải sự chỉ trích lớn từ dư luận.
Phiên bản "chim sắt lặng lẽ" thử nghiệm những năm 1960 (Ảnh: Boeing)
(Ảnh: Boeing)
"Chim sắt lặng lẽ" thử nghiệm những năm 1960 (Ảnh: Boeing)
Vũ Duy
Theo Sputnik
Máy bay Mỹ - Trung suýt va chạm trên Hoàng Hải Lầu Năm Góc cáo buộc chiến đấu cơ Trung Quốc "có hành vi khiêu khích" đối với máy bay trinh sát Mỹ hoạt động tại Hoàng Hải. Chiến đấu cơ JH-7 của Trung Quốc - Ảnh: Zuma Press Lầu Năm Góc hôm 23.9 công bố một vụ suýt va chạm trên không giữa máy bay chiến đấu của Trung Quốc với máy bay...