Iraq: Phiến quân ào ạt chiếm thêm 1 thành phố
Quân đội Iraq không thể cản được bước tiến như vũ bão của phiến quân và để mất quyền kiểm soát thêm một thành phố.
Ngày 15/6, phiến quân người Sunni đã ào ạt tấn công và chiếm được một thành phố lớn khác ở phía tây bắc Iraq sau những trận giao tranh quyết liệt. Với thắng lợi này, phiến quân đã củng cố quyền lực của họ ở phía bắc Iraq sau một chiến dịch tấn công chớp nhoáng đang đe dọa sẽ làm đất nước Iraq tan rã.
Người dân thành phố Tal Afar thông báo qua điện thoại rằng thành phố này đã rơi vào tay lực lượng Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) sau một trận chiến dữ dội khiến cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề.
Lực lượng an ninh Iraq phóng rocket vào phiến quân ISIL
Một quan chức giấu tên của thành phố cho biết: “Phiến quân đã tràn vào thành phố. Một số trận giao tranh các liệt nổ ra, và đã có rất nhiều người chết. Các gia đình người Shia bỏ chạy về phía tây, trong khi các gia đình người Sunni chạy sang phía đông.”
Thành phố Tal Afar nằm cách không xa Mosul, thành phố lớn nhất ở phía bắc Iraq, nơi đã bị phiến quân ISIL chiếm giữ hồi tuần trước trong những ngày đầu tiên của một chiến dịch quy mô lớn đẩy Iraq vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi Mỹ rút quân khỏi đất nước này.
Video đang HOT
Lực lượng bảo vệ thành phố Tal Afar là một đơn vị an ninh Iraq do tướng Abu Walid chỉ huy. Binh sĩ của tướng Abu Walid chủ yếu là người Shia, và họ nằm trong số ít những người không chịu rời khỏi các cứ điểm xung quanh Mosul bất chấp bước tiến như vũ bão của ISIL.
Người dân ở Tal Afar cho biết trước khi phiến quân ISIL tiến vào thành phố, cảnh sát và quân đội người Shia đã phóng rocket và đạn cối xuống các khu dân cư của người Sunni để tránh bị tán công từ bên trong.
Ngay trước khi thành phố bị chiếm, một quan chức nói: “Tình hình ở Tal Afar rất khủng khiếp. Giao tranh quyết liệt đang nổ ra, và phần lớn người dân bị mắc kẹt trong nhà không thể chạy ra ngoài. Nếu giao tranh tiếp tục, một cuộc thảm sát dân thường quy mô lớn có thể xảy ra.”
Một thành viên của đơn vị an ninh này cho biết các lực lượng chính phủ Iraq đã tấn công vào các vị trí của ISIL ở ngoại ô thành phố bằng trực thăng vũ trang. Tuy nhiên sau nhiều trận giao tranh dữ dội, ISIL cuối cùng cũng chiếm được thành phố này.
Phiến quân bắt giữ các binh sĩ quân đội Iraq
Sau khi càn quét qua các thành phố ở thung lũng Tigris phía bắc Baghdad và chiếm được Tal Afar, có vẻ như các chiến binh ISIL đã tạm dừng cuộc tấn công vào thủ đô để củng cố lực lượng ở phía bắc.
Mục tiêu của ISIL là thành lập một quốc gia Hồi giáo ở cả hai bên biên giới Syria-Iraq, và chiến dịch tấn công của họ nhận được sự hậu thuẫn của các tổ chức vũ trang người Sunni thiểu số ở Iraq.
Chiến dịch tấn công của ISIL đã khiến chính quyền của Thủ tướng Nuri al-Maliki và cả nước Mỹ chấn động. Ông Maliki là thủ tướng lên nắm quyền ở Iraq với sự hậu thuẫn của người Shia chiếm đa số sau khi Mỹ lật đổ Tổng thống Saddam Hussein năm 2003.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết quân đội Mỹ đang xem xét thực hiện chiến dịch không kích “chống khủng bố” ở Iraq, tuy nhiên ông bác bỏ khả năng Mỹ đưa quân trở lại nước này.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã cho tăng cường an ninh tại đại sứ quán ở Baghdad và sơ tán một phần nhân viên làm việc trong sứ quán. Đại sứ quán Mỹ tại Iraq là tòa đại sứ lớn nhất, đắt nhất trên thế giới, dấu tích của thời kỳ Mỹ đổ 170.000 quân đến Iraq để lật đổ ông Hussein.
Còn bây giờ, binh sĩ Mỹ không thể có mặt ở đất nước này trong khi một cuộc chiến cũng không kém phần dữ dội đang diễn ra. Iraq hiện nay có thể tan vỡ bất cứ lúc nào, bởi một lực lượng quân đội do Mỹ huấn luyện và trang bị lại hoàn toàn bạc nhược và rã đám nhanh chóng trước sức ép quá lớn của phiến quân.
Theo Khampha
Mỹ-Anh lập đội "chống khủng bố" chuẩn bị không kích ở Iraq
Mỹ và Anh đã thành lập đội "chống khủng bố" chung để chuẩn bị tiến hành các đợt không kích nhằm vào phiến quân Hồi giáo ở Iraq.
"Lực lượng không quân đặc nhiệm (SAS) của quân đội Anh đã trên đường tới Iraq vào cuối tuần qua để chuẩn bị cho các cuộc không kích. Các nguồn tin quốc phòng Anh khẳng định, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng nhiệm Anh William Hague đã ra lệnh thành lập đội chống khủng bố chung Anh-Mỹ. Đội này được cho là bao gồm các nhân viên của Tổng cục Tình báo (MI-6) cũng như lính đặc nhiệm Anh", tờ Sunday Times của Anh đưa tin.
Sứ mệnh trên có thể là kết quả lựa chọn của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tờ Sunday Times tiết lộ, nhiệm vụ của lực lượng SAS sẽ là xác định các mục tiêu trước khi Obama quyết định có sử dụng sức mạnh của Không quân Mỹ hay không.
Chiến đấu cơ F18 của Không quân Anh có thể tham gia chiến dịch không kích tại Iraq.
Theo các chuyên gia quân sự, những đội đặc nhiệm như vậy có thể sử dụng laser đặc biệt để điều khiển tên lửa tấn công mục tiêu, nhằm tăng độ chính xác của các cuộc không kích. Họ có cũng có thể điều chỉnh mức độ hủy diệt trong các chiến dịch quân sự.
Với cuộc khủng hoảng hiện tại nay tại Iraq, Mỹ có thể tìm được vai trò hỗ trợ chính phủ Iraq ngăn chặn các nhóm Hồi giáo cực đoan Al- Qaeda. Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, Tehran có thể cân nhắc hợp tác với Washington để chống lại sự đe dọa từ nhóm vũ trang cực đoan.
Trong khi các lựa chọn chống lại các nhóm phiến quân Hồi giáo dòng Sunni ở Iraq đang được cân nhắc, nhóm Hồi giáo cực đoan Nhà nước hồi giáo ở Iraq và vùng Cận Đông (ISIS) vẫn tiếp tục chiến dịch chiếm thủ đô Baghdad. Nhóm này hiện đang chiếm giữ thành phố Mosul và Tikrit.
Trước đó, Anh và Mỹ đã loại trừ khả năng đưa quân đội trở lại Iraq cũng như khả năng tiến hành một chiến dịch quân sự kéo dài tại quốc gia vùng Vịnh này.
Theo Khampha
Đạn cối dội xuống trại tuyển quân Iraq, 6 người chết Một trại tuyển lính của quân đội Iraq đã bị pháo kích vào trưa 15/6 (theo giờ địa phương) khiến ít nhất 6 người thiệt mạng. Hãng AFP đưa tin, một vụ pháo kích bằng đạn cối đã dội vào trại tuyển quân ở phía Đông Bắc ngoại ô thủ đô Baghdad. Dù thời điểm vụ pháo kích không đông người nhưng ít...