Iraq điều tra sự sống chết của thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo
Iraq hôm qua thông báo đang điều tra xem liệu Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng, đã bị tiêu diệt hay vẫn còn sống sau đợt không kích do liên minh quốc tế thực hiện nhằm vào tên này.
Thủ lĩnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: Forbes.
“Hiện vẫn chưa có thông tin nào chính xác”, AFP dẫn lời một quan chức tình báo cấp cao Iraq trả lời khi được hỏi liệu tên Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị tiêu diệt hay chưa. “Thông tin có từ những nguồn không chính thức và chưa được xác thực. Chúng tôi đang xử lý chúng”.
Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ (Centcom), cơ quan giám sát các lực lượng của Mỹ tại Trung Đông, hôm 8/11 thông báo chiến đấu cơ của liên minh quốc tế đã thực hiện “hàng loạt đợt không kích” nhằm vào “một nhóm thủ lĩnh (IS) ở gần Mosul”.
“Chúng tôi không thể xác nhận tên thủ lĩnh Abu Bark al-Baghdadi có nằm trong số đó không”, Patrick Ryder, phát ngôn viên của Centcom, nói. Các đợt không kích vào cuối ngày 7/11 là dấu hiệu “cho thấy chúng tôi đang tiếp tục tăng cường sức ép lên mạng lưới khủng bố IS”. Mục đích của việc này là siết chặt vòng vây IS và khiến chúng “ngày càng bị hạn chế di chuyển, liên lạc và chỉ huy”.
BBC dẫn lời tướng Nicholas Houghton, tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Anh, cho biết sẽ mất vài ngày để xác thực thông tin Baghdadi có bị tiêu diệt.
Video đang HOT
Baghdadi là thủ lĩnh bí ẩn của IS. Hắn được cho là sinh ra ở Samarra, Iraq vào năm 1971 và từng là một giáo sĩ trong một nhà thờ Hồi giáo. Một số nguồn tin cho rằng hắn bị cực đoan hóa khi bị lực lượng Mỹ bắt giữ tại trại Bucca, ở Umm Qasr, Iraq.
Cái chết của tên này sẽ là thắng lợi lớn đối với liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu, đang mở chiến dịch không kích chống IS và hỗ trợ các lực lượng của Iraq giành lại những phần lãnh thổ bị phiến quân chiếm giữ.
Baghdadi từ lâu đã là đối tượng bị truy nã gắt gao của Mỹ. Ngày 4/10/2011, Washington liệt kê y là một kẻ khủng bố toàn cầu và treo thưởng 10 triệu USD để lấy mạng y. Một số nhà phân tích cho rằng Baghdadi đang được xem là kẻ có quyền lực hơn Ayman al-Zawahiri, thủ lĩnh tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Như Tâm
Theo VNE
Mai này mẹ chồng về già, em mặc bà sống chết
Từ ngày về làm dâu nhà chồng, mẹ chồng nhiều lần ngấm ngầm đối xử với em chẳng khác gì người dưng. Em chịu đựng hết, song thật sự những gì bà đối xử với em lúc em đang ở cữ thì không bao giờ em quên được.
ảnh minh họa
Trước đây, em vốn là một phụ nữ rất thẳng thắn và vô tư. Nhà em dù có điều kiện nhưng em tự lập từ khi mới bước chân vào đại học.
Lý do bởi em là cô gái có hình thức trung bình khá nhưng cũng rất năng động. Và đặc biệt, em cư xử hòa nhã và biết trước biết sau.
Thế nhưng khi về làm dâu nhà chồng, dù em có cố gắng đối xử với bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ, dù em có đối xử với nhà chồng tốt đến đâu thì mẹ chồng dường như vẫn không yêu quý em. Tuy nhiên, bà cũng chẳng ghét em ra mặt. Đặc biệt, bà không bao giờ thể hiện cho người ngoài biết và vẫn nói tốt cho con dâu nhiều lắm. Vì thế, ai ai bên ngoài nhìn vào cũng khen em có mẹ chồng tốt. Nhưng thực sự em có miếng mà không có tiếng.
Từ ngày về làm dâu nhà chồng, mẹ chồng nhiều lần ngấm ngầm đối xử với em chẳng khác gì người dưng. Em chịu đựng hết song thật sự những gì bà đối xử với em lúc em đang ở cữ thì không bao giờ em quên được.
Khi ở cữ, em muốn xin về ngoại thì nhất định mẹ chồng không cho. Bà bảo, ít nhất phải ở cữ nhà chồng 1 tháng cho thiên hạ người ta nhìn vào không cười vào mặt bà. Bà sợ mang tiếng: "Cháu bà nội, tội bà ngoại"!. Do đó, dù rất muốn về quê ngoại song em lại không dám tự ý bước đi khi mẹ chồng đã nói thế.
Những tháng ở cữ nhà chồng vì đúng dịp Tết xong nên bánh chưng còn nhiều. Thế là ngày nào cũng 3 bữa mẹ chồng cho em ăn bánh chưng rán. Nhiều hôm được thay đổi ăn cơm thì bà toàn cho em ăn cơm nguội, cơm thiu mặc dù lúc ấy đang là mùa đông. Ban ngày chồng em đi làm thì bà cho em ăn thế. Thế nhưng khi tối chồng em về nhà, bà vẫn cho cả nhà ăn uống chu toàn.
Nhiều lúc đói bụng và tủi thân quá, em phải nhờ hàng xóm đi chợ tiện thì mua giúp em cái này cái nọ để ăn. Có những lúc, em phải nhờ một cô hàng xóm hay đi siêu thị, mua thêm bánh mì, bánh ngọt để mang về phòng khi bị cho ăn như tra tấn.
Khi bà biết được em nhờ người mua đồ, bà chẳng những nghĩ hay tự trách cứ bản thân. Ngược lại, bà mắng em xơi xơi rằng: "Gái đẻ có đi đâu đâu mà ăn uống lắm thế? Đúng là cái miệng hay quà vặt. Ăn linh tinh thế làm sao có sữa cho con".
Chẳng lẽ khi nghe mẹ chồng nói vậy, em lại hét vào mặt và chửi thẳng mẹ chồng. Thực sự em muốn thế lắm, nhưng lại phải cố kìm nén lại bản thân.
Cho đến giờ, con em được 2 tuổi bà cũng không trông giúp dù cho bà đi chơi suốt cả ngày. Em vẫn đang làm dâu mẹ chồng nhưng em chỉ làm đúng phận sự. Em vẫn nấu cơm cả nhà, giặt đồ 2 vợ chồng, chăm con và đưa 4 triệu tiền ăn đều đặn.
Nhưng em sẽ không bao giờ quên những gì đã xảy ra. Em thề với lòng mình rằng, mai này mẹ chồng về già, em sẽ không thèm quan tâm đến bà. Ngẫm mà cay quá các mẹ ẹ. Em mà sau này có con rể, chắc phải quý con rể để con mình, cháu mình đỡ khổ. Còn con dâu thì cũng phải tốt với nó hơn con gái. Vì nếu không như thế, tuổi già dựa vào ai? Con trai ít người biết quan tâm đến bố mẹ lắm, mà nếu có quan tâm cũng không thể bằng đàn bà con gái được. Mẹ chồng gì mà tác quái như mẹ chồng em chắc mãi sau này em cũng không thương được.
Theo PNT
Anh tôi sống chết đòi cưới rồi ly dị sau 6 tháng Nếu ngay từ đầu, anh trai tôi nghe lời bố mẹ, không yêu và lấy chị ấy thì đâu có xảy ra chuyện này. Ảnh minh họa Anh trai và chị dâu tôi trước đây cũng từng bị hai bên gia đình phản đối rất quyết liệt. Nhưng khác với nhiều người là phải chia tay nhau, anh ấy vẫn nhất quyết đòi...