Iran yêu cầu sự đảm bảo chắc chắn hơn của Mỹ để khôi phục thỏa thuận hạt nhân
Ngày 31/8, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian nhấn mạnh nước này cần “một văn bản chặt chẽ hơn” từ phía Mỹ về các đảm bảo của Washington liên quan đến việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Tehran để đạt được sự đồng thuận cuối cùng nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, phát biểu tại cuộc báo chung ở Moskva với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, ông Amir-Abdollahian nói: “Về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, gần đây chúng tôi đã nhận được văn bản mới nhất từ phía Mỹ. Các đồng nghiệp của tôi đang xem xét kỹ lưỡng văn bản này. Chúng tôi vẫn cần một văn bản chặt chẽ hơn về các đảm bảo của Mỹ. Nếu Mỹ hành động thực tế, một thỏa thuận sẽ có thể đạt được”.
Nhà ngoại giao hàng đầu Iran cũng yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) không nên “có cách hành xử mang động cơ chính trị”, đồng thời lưu ý Tehran sẽ không chấp nhận bất kỳ cáo buộc nào nữa của IAEA khi tất cả các bên quay trở lại thực hiện thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Iran và Mỹ đang có các cuộc thương lượng gián tiếp để trao đổi quan điểm về dự thảo thỏa thuận do Liên minh châu Âu (EU) đề xuất mới đây nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trước khi các bên hướng tới việc khôi phục JCPOA. Iran đã ký JCPOA với các cường quốc thế giới vào tháng 7/2015, theo đó Tehran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp đặt lại các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Iran, khiến Tehran từ bỏ một số cam kết trong JCPOA.
Các cuộc đàm phán nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 bắt đầu vào tháng 4/2021 tại thủ đô Vienna của Áo, nhưng đã bị đình chỉ vào tháng 3/2022 do những bất đồng chính trị giữa Tehran và Washington. Vòng đàm phán hạt nhân mới nhất được tổ chức tại Vienna vào ngày 4/8 sau 5 tháng gián đoạn. Ngày 8/8, EU đã đưa ra bản dự thảo “văn bản cuối cùng” về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Bản dự thảo này xác định các bước mà Iran và Mỹ sẽ phải thực hiện để quay trở lại việc tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hạt nhân.
IAEA: Iran khởi động cụm máy ly tâm hiện đại IR-6
Hãng tin Reuters ngày 29/8 dẫn một báo cáo chưa công bố của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết Iran đã khởi động một trong ba cụm máy ly tâm hiện đại có tên IR-6 tại cơ sở hạt nhân Natanz dưới lòng đất để phục vụ quy trình làm giàu urani.
Các máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân Natanz, Iran. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo cho biết cụm máy nói trên bao gồm tới 174 máy ly tâm có khả năng làm giàu urani tới cấp độ 5%. Trong số hai cụm máy còn lại, một cụm đang trong giai đoạn thụ động hóa - một quy trình hóa học trước khi thực hiện quy trình làm giàu hạt nhân và cụm còn lại vẫn chưa được cấp urani.
Báo cáo trên được tiết lộ khi Iran và Mỹ đang tiến gần tới việc phục hồi thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amirabdollahian nói rằng Iran sẵn sàng nhượng bộ các cáo buộc vô căn cứ của IAEA, đồng thời thông báo đã nhận được phản hồi của phía Mỹ và đang khảo sát, phân tích văn bản cuối cùng. Iran khẳng định rất nghiêm túc trong thúc đẩy đạt được thỏa thuận hạt nhân.
Các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận đã bắt đầu từ tháng 4/2021 tại Vienna (Áo) nhưng đã bị đình trệ từ tháng 3/2022 vì những khác biệt chính trị giữa Tehran và Washington. Vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức tại Vienna vào đầu tháng 8 sau 5 tháng đình trệ. Ngày 8/8, EU đã đưa ra một dự thảo "văn bản cuối cùng" cho việc khôi phục JCPOA. Iran đã phản hồi về dự thảo này, với đề nghị điều chỉnh một số điểm. Sau đó, ngày 24/8, Iran cho biết đã nhận được phản hồi của Mỹ đối với các đề xuất của Tehran.
Iran kêu gọi IAEA ngừng điều tra các địa điểm hạt nhân chưa được công bố Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 29/8 tuyên bố nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran với các cường quốc trên thế giới sẽ là "vô nghĩa" nếu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) không chấm dứt những cuộc điều tra về các địa điểm hạt nhân chưa công bố của nước Cộng hòa Hồi...