Iran và các cường quốc đạt thỏa thuận lịch sử
Nhiều bên hết lời ca ngợi thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 (Anh, Đức, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc) còn Israel gọi đây là “sai lầm lịch sử”.
Sự hân hoan của các bên tham gia đàm phán Geneva
Thỏa thuận được công bố vào sáng 24.11 sau 5 ngày đàm phán tại Geneva (Thụy Sĩ). Tuy mới là sơ bộ nhưng thỏa thuận Geneva được xem là cú đột phá thật sự trong quan hệ giữa Iran với các cường quốc phương Tây sau nhiều thập niên căng thẳng. Tờ Le Monde dẫn thông cáo của Nhà Trắng cho biết Tehran đã cam kết nhiều thay đổi quan trọng bao gồm ngưng mọi hoạt động làm giàu uranium trên 5% đồng thời hủy mọi thiết bị kỹ thuật liên quan đến hoạt động này; vô hiệu hóa trữ lượng uranium 20% hiện có; ngưng lắp đặt thêm máy ly tâm uranium nhưng được quyền thay máy cũ; không kích hoạt lò phản ứng mới và ngưng sản xuất thanh nhiên liệu ở Trung tâm hạt nhân Arak; không xây dựng nhà máy chiết xuất plutonium từ thanh nhiên liệu cũ; cho phép chuyên gia của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thị sát các cơ sở hạt nhân Natanz và Fordow hằng ngày. Đổi lại, nhóm P5 1 sẽ nới lỏng cấm vận như không áp dụng thêm lệnh trừng phạt nào trong 6 tháng tới nếu Tehran tuân thủ cam kết; ngưng một số trừng phạt về ngành sản xuất kim loại quý hiếm, sản xuất xe hơi và hóa dầu; hỗ trợ các công ty hàng không Iran về kỹ thuật; chi 400 triệu euro học bổng du học cho sinh viên Iran; hỗ trợ hoạt động nhân đạo tại Iran; giải ngân 4,2 tỉ USD liên quan đến việc cấm vận dầu hỏa…
Video đang HOT
Nỗi buồn của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu – Ảnh: AFP
Một điều khoản quan trọng nhất là nhóm P5 1 chấp nhận để Iran làm giàu uranium tối đa 5%, đồng nghĩa với việc công nhận “quyền sở hữu công nghệ hạt nhân vì hòa bình” của nước này. Chính vì thế, các lãnh đạo cấp cao của Iran, từ Tổng thống Hassan Rohani đến lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, đều ca ngợi kết quả trên. Theo AFP, các nước tham gia đàm phán cùng LHQ đều gọi đây là “thỏa thuận lịch sử”. Riêng Tổng thống Nga Valdimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận định tất cả các bên đều chiến thắng nhưng cảnh báo rằng con đường phía trước còn rất dài. Cũng trong ngày 24.11, AP dẫn lời một quan chức Mỹ tiết lộ từ 8 tháng qua, Washington và Tehran đã bí mật thảo luận cấp thứ trưởng về vấn đề này và theo khẳng định của 3 quan chức cấp cao từ Washington, nội dung chính của thỏa thuận Geneva trên thực tế đã được Mỹ và Iran đồng ý riêng từ trước.
Tiết lộ trên càng khiến Israel thêm cay đắng khi nước này luôn phản đối mọi nhân nhượng cho Iran nhưng gần như bị gạt bỏ hoàn toàn khỏi quá trình đàm phán và không thể tránh khỏi cảm giác bị đồng minh Mỹ “cho ra rìa”. Vì thế, Thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm qua phẫn nộ tuyên bố: “Đây là một thỏa thuận tồi tệ, một sai lầm lịch sử đã giúp Iran có thứ mà họ muốn: giảm cấm vận mà vẫn giữ được phần lớn chương trình hạt nhân. Điều này giúp Iran tiếp tục làm giàu uranium và có thể sản xuất vũ khí hạt nhân”. Bộ trưởng Kinh tế Israel Naftali Bennett khẳng định Tel-Aviv không liên quan đến những gì được ký kết ở Geneva nên sẽ đáp trả thích đáng nếu cảm thấy bị đe dọa. Bên cạnh đó, nhiều nước vùng Vịnh theo nhánh Hồi giáo Sunni cũng tỏ ra quan ngại vì cho rằng thỏa thuận trên sẽ giúp Iran, vốn theo Hồi giáo Shiite, “rảnh tay theo đuổi các tham vọng gây bất ổn trong khu vực”, theo AFP.
Theo TNO
6 cường quốc kỳ vọng đạt thỏa thuận với Iran về hạt nhân
Ngày 23.11, ngoại trưởng 6 cường quốc tập trung tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) để tham dự một cuộc đàm phán với Iran, kỳ vọng đạt được một thỏa thuận với Tehran về chương trình hạt nhân của nước này.
Một nhà máy điện hạt nhân của Iran - Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng nhóm P5 1 bao gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức kỳ vọng đã "gần đạt được" một thỏa thuận với Iran. Theo đó, Tehran ngừng các chương trình hạt nhân, cụ thể là làm giàu uranium, để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt Iran, theo BBC.
Nhưng Iran luôn khẳng định nước này có quyền được làm giàu uranium vì mục đích dân sự, dùng cho các nhà máy điện hạt nhân.
Iran cũng bác bỏ các cáo cuộc của Mỹ và phương Tây cho rằng các chương trình hạt nhân của nước này là nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.
Trước đó, các phiên đàm phán cấp thấp giữa đoàn đàn phán P5 1 và Iran đã diễn ra từ ngày 20 - 22.11.
Những vòng đàm phán hạt nhân P5 1 với Iran hồi đầu tháng 11.2013 đã không thể đưa ra kết luận hay đạt được thỏa thuận gì.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 22.11 cho biết ông nhìn thấy ở cuộc đàm phán hạt nhân P5 1 với Iran có một "cơ hội thật sự" để đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran.
Các nhà phân tích cho rằng các cuộc đàn phán P5 1 với Iran lâu nay bế tắc, không đạt được thỏa thuận gì do Tehran luôn khẳng định nước này có quyền làm giàu uranium, nhưng uranium có thể được dùng để sản xuất điện hạt nhân và cả vũ khí hạt nhân.
Theo TNO
Nghị sĩ mang dép lê, người đẹp khỏa thân vì bóng đá Chiến thắng 3-0 của đội tuyển bóng đá Pháp trước Ukraine để giành vé dự vòng chung kết World Cup 2014 tại Brazil đã khiến cả nước "phát cuồng" và nhiều nhân vật nổi tiếng đã có hành động ăn mừng "không đụng hàng". Cách ăn mừng của biên tập viên Tillier (ảnh trên) và nghị sĩ Gosselin - Ảnh: RTL/France Bleu Trước...