Iran tuyên bố “sẵn sang thương lượng” với các cường quốc
Iran ngày 31/12/2011 bắn tin sẽ gửi một bức thư đến đại diện ngoại giao châu Âu đề nghị hai bên nối lại đối thoại về vấn đề hạt nhân.
Tổng thống Mỹ vừa ký dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên Iran.
Theo hãng tin Mehr của Iran, ông Saeed Jalili, trưởng đoàn đàm phán của chính quyền Teheran, sẽ gửi một bức thư đến đại diện ngoại giao châu Âu bà Catherine Ashton. Nội dung lá thư đề nghị hai bên nối lại đối thoại về vấn đề hạt nhân. Ông Jalili cho biết là Iran sẵn sàng thảo luận lại với các cường quốc.
Trích dẫn đại sứ Iran tại Đức, hãng tin Mehr nói rõ thêm là trong bức thư gởi đến bà Ashton, ông Jalili đã đề cập đến “khuôn khổ cuộc thương lượng… và sau đó sẽ có những cuộc thảo luận mới với các cường quốc”.
Các cuộc thảo luận về vấn đề hạt nhân Iran với sự tham gia của Đức cùng với 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, và Trung Quốc) đã kết thúc vào tháng 1/2011 mà không mang lại kết quả.
Video đang HOT
Từ sau báo cáo vừa qua của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ( IAEA) nêu bật khả năng Iran chế tạo vũ khí hạt nhân, Liên minh châu Âu đã dự kiến cấm vận dầu hỏa đối với Iran, một biện pháp đã được Mỹ thực hiện.
Trong khi đó, trong động thái mới nhất, ngày cuối cùng của năm 2011, Tổng thống Mỹ đã ký thành luật dự luật quốc phòng lớn, trong đó có điều khoản áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên Iran để gây rối khả năng tài chính của Iran trong chương trình làm giàu hạt nhân.
Thông báo Iran sẵn sàng nối lại đàm phán với các cường quốc được ra trong lúc mà quốc gia này đang tiến hành thao diễn quân sự trong khu vực chiến lược là eo biển Ormuz, với dự kiến thử nghiệm tên lửa tầm xa.
Theo giới truyền thông Iran, việc thử tên lửa được thực hiện hôm qua, 31/12/2011. Các hãng tin Iran mô tả sự kiện này như một hành động phô trương lực lượng của Tehran vào lúc quan hệ với phương Tây căng thẳng cao độ.
Tuy nhiên, tư lệnh hải quân Iran, đô đốc Mahmoud Mousavi, đã lên phủ nhận. Theo ông, việc bắn tên lửa sẽ được thực hiện trong những ngày sắp tới.
Theo Dân Trí
Iran dọa phong tỏa tuyến đường dầu mỏ huyết mạch
Iran tuyên bố họ có thể sẽ đóng cửa một tuyến đường mua bán dầu mỏ quan trọng nếu phương Tây tiếp tục tăng cường lệnh trừng phạt lên chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Trong một bài phát biểu trên hãng tin nhà nước IRNA, Phó Tổng thống Iran Mohammad Reza Rahimi cảnh báo: Không một giọt dầu nào có thể lọt qua eo biển Hormuz nếu các biện pháp trừng phạt tiếp tục được mở rộng.
Đô đốc trưởng Hải quân Iran Habibollah Sayari
Phát biểu trên Press TV, Đô đốc trưởng Hải quân Iran Habibollah Sayari cũng tuyên bố, việc đóng cửa eo biển đối với lực lượng vũ trang nước này là hết sức đơn giản, "dễ hơn uống một cốc nước", theo cách nói của người Iran.
Tuy nhiên, theo ông, Iran không cần vội vàng đóng cửa eo biển, bởi họ đã kiểm soát được biển Oman và do đó kiểm soát được lượng lưu thông luân chuyển qua khu vực này.
Eo biển Hormuz đóng vài trò nối vùng Vịnh cũng như các nước sản xuất dầu mỏ gồm Bahrain, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) với Ấn Độ Dương. Khoảng 40% các tàu chở dầu của thế giới đi qua eo biển này. Mỹ duy trì hiện diện hải quân ở vùng Vịnh chủ yếu cũng để đảm bảo việc vận chuyển dầu.
Mặc dù vậy, phía Mỹ tỏ ra rằng họ không mấy lo ngại trước mối đe dọa từ Iran. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nhận xét: "Tôi cho rằng đó chỉ là một nỗ lực của Tehran nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi vấn đề thực sự - việc họ vẫn tiếp tục không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế về hạt nhân."
Hải quân Iran mới đây đã tập trận trên vùng biển quốc tế ở phía đông eo biển này. Theo đô đốc Sayari, cuộc diễn tập nhằm phô trương sức mạnh quân sự áp đảo của Iran trong khu vực trước các nước láng giềng vùng Vịnh.
Mỹ và Israel đã tuyên bố không loại trừ hành động quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran trong trường hợp các biện pháp trừng phạt và ngoại giao thất bại; trong khi Iran tuyên bố sẽ đáp trả bằng cách tấn công vào các khu vực lợi ích của Israel và Mỹ trong khu vực.
Mới đây, việc ban hành lệnh cấm vận xuất khẩu dầu mỏ đối với Iran đã bị bác bỏ, do các nước lo ngại nó có thể làm tăng giá dầu, gây tổn thất cho nền kinh tế phương Tây, đặc biệt là các nước EU. Gói giải pháp trừng phạt được cho là sẽ hạn chế địa vị của Tehran trên thị trường năng lượng toàn cầu mà không làm tăng giá nhiên liệu.
Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn 4 đợt cấm vận đối với Iran do những thỏa thuận thất bại với nước này trong việc ngừng làm giàu urani và hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Theo VTC
Iran mời IAEA thăm cơ sở hạt nhân của nước này Theo Tân Hoa xã, đại diện của Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Ali-Asghar Soltanieh cho biết Tehran đã mời các thanh sát viên IAEA thăm các cơ sở hạt nhân của nước này. Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Busher của Iran. (Nguồn: AFP/TTXVN) Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn dành cho Press TV...