Iran tự chế tạo tàu ngầm hiện đại mới
Iran dự kiến sẽ hoàn tất việc chế tạo một chiếc tàu ngầm mới cho hạm đội Caspian vào trước quý 2 năm sau, hãng tin News AZ của Iran hôm qua (19/5) đưa tin.
Theo hãng thông tấn trên, chiếc tàu ngầm dài 50 mét này được chế tạo cùng sự hợp tác với một công ty của Trung Quốc tại xưởng Anzali.
Một loại tàu ngầm mini của Iran
Tuy nhiên , chi tiết về các hệ thống vũ khí trang bị trên tàu chưa được tiết lộ. Con tàu này sẽ được triển khai cho Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran .
Video đang HOT
Hồi tháng trước, các quốc gia thược Caspian Five bao gồm Nga, Azerbaijan, Iran, Kazakhstan và Turkmenistan đã đạt được một bước tiến đáng kể trong vòng đàm phán về việc thiết lập vị thế pháp lý cho Biển Caspian.
Biển Caspian là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích[. Vì không thông với đại dương nên đây đúng là một hồ nước tuy mang tên “biển”. Hồ cũng được gọi là biển vì nước hồ có vị mặn của muối.
Biển Caspi nằm giữa Nga ở bờ phía bắc và Iran ở bờ phía nam. Đông tây giáp các nước Turkmenistan , Kazakhstan và Azerbaijan .
Vừa là một vựa cá lớn, vừa là nơi có nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt dồi dào, khiến Biển Caspian trở thành một điểm nóng tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Đan Khanh – (theo RIA)
Theo_VnMedia
Ấn Độ sắp biên chế tàu ngầm hạt nhân quốc nội "INS Arihant"
Chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo "INS Arihant" do Ấn Độ tự chế tạo sẽ sẵn sàng để tham gia thành phần lực lượng hải quân vào năm 2015.
Tàu ngầm hạt nhân quốc nội INS Arihant và tên lửa đạn đạo tầm ngắn K-15 của Ấn Độ
Ngày 9-2, bên lề triển lãm quốc tế về vũ khí bộ binh và hải quân "Defexpo-2014", người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) của Bộ Quốc phòng Ấn Độ là ông Avinash Chander đã tuyên bố với các nhà báo là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ là "INS Arihant" sẽ được biên chế chính thức vào năm 2015.
Theo lời ông, hiện giờ Ấn Độ đang tiếp tục tăng dần công suất của lò phản ứng năng lượng hạt nhân trên tàu ngầm, và trong vòng hai đến ba tháng tới con tàu sẽ bắt đầu thử nghiệm trên biển kèm theo cuộc phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn K- 15 (có tầm phóng 700 km). Sau khi hoàn thành, tàu ngầm sẽ sẵn sàng để đưa vào vận hành.
Theo tin từ các phương tiện truyền thông Ấn Độ, tàu ngầm INS Arihant được hạ thủy hồi tháng 7-2009 và bắt đầu giai đoạn chạy thử từ tháng 2-2010. Tàu ngầm thứ 2 thuộc lớp này là INS Arhidaiman bắt đầu đóng mới từ năm 2011 với nhiều cải tiến so tàu ngầm đầu tiên cùng lớp. Dự kiến, Arhidaiman sẽ được chuyển giao cho hải quân Ấn Độ vào năm 2015.
Một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm ngắn K-15
Tàu ngầm INS Arihant có chiều dài dài 110m, lượng giãn nước 6.000 tấn, tối đa là 7.000 tấn. Lò phản ứng hạt nhân với công suất 85MW giúp tàu đạt tới vận tốc 30 hải lý/h (54km), biên chế chính thức là 95 thủy thủ. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 12 ống phóng thẳng đứng chứa 12 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).
Hiện tại, vũ khí trang bị cho lớp tàu ngầm này vẫn còn đang phát triển, nhưng nhiều khả năng tàu sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo K-15 Sagarika (hiện đã phóng thử vài lần thành công), có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, sau này có thể nó sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ tàu ngầm, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân K-5, có tầm bắn 1.500km, đã thử nghiệm thành công đầu năm 2013.
Theo ANTĐ
Nga khởi đóng chiếc tàu ngầm hạt nhân uy lực nhất thế giới Chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân lớp Borey thứ 5 của Nga dự kiến sẽ được khởi đóng vào cuối năm 2014, Tư lệnh Hải quân nước này - Đô đốc Viktor Chirkov hôm qua (13/11) cho hay. "Chúng ta có chương rình mua sắm quốc phòng quốc gia đi đôi với việc chế tạo tàu ngầm mới", ông Chirkov...