Iran – Trung Quốc: Những lý do khiến Mỹ và châu Âu ngày càng xa nhau
Xung đột với Tehran, thương mại với Trung Quốc, sự nóng lên toàn cầu – các đối tác xuyên Đại Tây Dương không thể đồng ý với Mỹ về bất cứ điều gì.
Việc Mỹ giết tướng Iran Qasem Soleimani đã kích động một sự chia rẻ khác trong quan hệ giữa Mỹ và châu Âu, dù cho nó vốn không ở trong tình trạng tốt nhất – tờ Hill viết. Xung đột với Iran, thương mại với Trung Quốc, sự nóng lên toàn cầu – các đối tác xuyên Đại Tây Dương không thể đồng ý với Mỹ về bất cứ điều gì.
Nhiều người ở EU đổ lỗi cho người đứng đầu Nhà Trắng, Donald Trump, và rõ ràng một phần trách nhiệm chắc chắn thuộc về ông – tác giả bài viết thừa nhận. Nhưng nguyên nhân của sự căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và người châu Âu nằm ở sâu xa hơn. Và nếu không có gì thay đổi, vào những năm 2020, Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục rời xa nhau, bất kể ai có ngồi vào Phòng Bầu dục.
Trong những năm 2020, châu Âu và Mỹ có thể ngày càng cách xa nhau. (Ảnh: Reuters)
Đây không phải là lần đầu tiên người Mỹ và người châu Âu bất đồng ý kiến – ấn phẩm lưu ý. Nhưng những sự bất đồng trước đó hoàn toàn mang tính chất chính trị. Hiện giờ, người ta đang đặt ra câu hỏi về chính quan niệm và giá trị của liên minh xuyên Địa Tây Dương.
Ông Trump trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ không những không ủng hộ mà còn làm suy yếu sự liên kết châu Âu, xem EU không phải là đồng minh, mà là đối thủ, và gây ra sự không tin tưởng trong các đối tác NATO.
Nhiều người châu Âu cho rằng, sau khi khi ông Trump rời khỏi vị trí Tổng thống, sự bất đồng sẽ chấm dứt. Và, có lẽ, người kế nhiệm ông ấy thực sự sẽ có thể làm giảm mức độ căng thẳng, nhưng “tuần trăng mật” sẽ không kéo dài lâu. Người châu Âu sẽ thất vọng, bởi những lý do chính cho sự bất đồng vẫn sẽ không biến mất. Có tất cả 5 lý do.
Lý do đầu tiên là vấn đề chi tiêu quốc phòng. Nhiều khả năng, người châu Âu sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của người Mỹ.
Video đang HOT
Thứ hai là quan hệ với Trung Quốc. Trong khi đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tiếp tục thắt chặt lập trường về quan hệ với Bắc Kinh, người châu Âu vẫn chưa lựa chọn giữa chính an ninh mà người Mỹ bảo đảm với thương mại, cũng như quan hệ đầu tư với Trung Quốc.
Lý do thứ ba là trong tương lai, Nhà Trắng sẽ mất sự hứng thú với châu Âu, chuyển toàn bộ sự chú ý sang khu vực Thái Bình Dương, nơi sẽ xảy ra chiến tranh lạnh với Trung Quốc.
Thứ tư, trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các cường quốc khác, Mỹ sẽ ngày càng khó khăn trong vai trò “cảnh sat toàn cầu”. Điều đó có nghĩa là người châu Âu sẽ phải xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác, bao gồm Nga và Trung Quốc.
Và cuối cùng, trong những năm gần đây, người châu Âu đã quá quen với việc bất đồng quan điểm với Mỹ. “ Và rượu đơn giản sẽ được đổ lại chai” – tờ Hill cảnh báo.
Bên cạnh đó, mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương là rất quan trọng đối với cả EU và Mỹ, bởi trong thập kỷ mới, họ sẽ phải đối đầu với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc -tác giả giải thích. Và để thay đổi tình hình, cần phải làm gì đó.
Một thỏa thuận thương mại mới có thể giúp kéo châu Âu ra khỏi Trung Quốc, thiết lập các quy chuẩn thế giới mới và “ các quy tắc của trò chơi“. Nhà Trắng và Brussels cần xây dựng chính sách chung đối với Iran, Nga, Trung Quốc, Syria, cũng như cùng nhau tìm ra câu trả lời cho những thách thức khác.
Ngoài ra, người Mỹ và người châu Âu nên một lần nữa “ đổi mới lời tuyên thệ của mình” và khẳng định lại cam kết với NATO, biến liên minh này không chỉ thành nền tảng quân sự, mà còn thành nền tảng chính trị.
Thật không may, tất cả điều này là không thể – tờ Hill viết. Và cho đến khi tình hình chưa thay đổi, người châu Âu cần thoát khỏi ảo tưởng rằng, những căng thẳng sẽ mất một cách kỳ diệu sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump kết thúc. “ Nếu không có gì được thực hiện, trong thập kỷ tới, Đại Tây Dương sẽ lớn hơn, chứ không nhỏ đi – bất chấp kết quả của cuộc bầu cử vào tháng 11” – tờ báo kết luận.
VĂN ĐỨC (Nguồn: Hill)
Theo vtc.vn
Chuyên gia: Sẽ quá muộn nếu châu Âu vẫn trì hoãn giải quyết vấn đề Iran
Nếu không có thay đổi, những người ủng hộ chính sách cứng rắn có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới ở Iran, và sau đó tình hình sẽ trở nên phức tạp.
Iran ngày càng tức giận vì châu Âu không thể đi đến những nhượng bộ, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang có những hành vi gay gắt - nhà phân tích chính trị Ali Vaez nhận định trong bài viết cho Foreign Policy.
Theo ông, Tổng thống Iran Hassan Rouhani kêu gọi nhà lãnh đạo tinh thần Ali Khamenei dành nhiều thời gian hơn cho các cuộc đàm phán với Pháp, Anh và Đức, trong khi ông Khamenei tin rằng điều này là vô nghĩa.
Điều này đã từng xảy ra vào năm 2005 - tác giả bài viết lưu ý. Khi đó, Iran đã đình chỉ chương trình làm giàu uranium của mình với mong muốn châu Âu sẽ đưa ra các đề xuất kinh tế quan trọng. Nhưng ông John Bolton, người lúc đó còn công tác ở Bộ Ngoại giao, đã ngăn chặn điều này. Kết quả là, sau đó những nỗ lực buộc Iran từ bỏ hạt nhân kéo dài suốt gần 10 năm. Năm 2015, các quốc gia đã ký kết thỏa thuận, nhưng đến năm 2018, Mỹ rút khỏi thỏa thuận, chuyển sang chính sách gây áp lực tối đa.
Sẽ là quá muộn nếu châu Âu còn trì hoãn giải quyết vấn đề Iran. (Ảnh: CNBC)
Bây giờ, châu Âu lại một lần nữa phải cố gắng để cứu lấy thỏa thuận. Họ hứa sẽ duy trì và mở rộng hợp tác kinh tế với Iran trong các lĩnh vực năng lượng, vận tải, đầu tư và dịch vụ ngân hàng. Nhưng trên thực tế, ngược lại, thương mại giữa Iran và châu Âu đã giảm. Theo đó, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8/2019, những con số về xuất khẩu từ Iran sang châu Âu đã giảm 94% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhằm giảm bớt hiệu lực các lệnh trừng phạt của Mỹ, các quốc gia châu Âu đã tạo ra một cơ chế để giúp các công ty có thể tiếp tục làm ăn với Iran, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất đối với người dân Iran: dược phẩm và y tế, cũng như các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, con đường tỏ ra khá dài và chông gai.
Các sáng kiến khác của châu Âu thất bại hoàn toàn. Theo đó, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu, nơi được ủy thác đầu tư vào Iran, đã từ chối làm điều này vì sợ rơi vào lệnh trừng phạt của Mỹ. Ngoài ra, EU ban hành một đạo luật cấm các công ty châu Âu tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng trên thực tế, nó không hề được thi hành.
Để gây ảnh hưởng đến châu Âu, Iran bắt đầu từ bỏ dần các nghĩa vụ của mình, đồng thời gợi ý rằng họ có thể quay lại thực hiện nếu như châu Âu đưa ra sự giúp đỡ như đã hứa. Tuy nhiên, người châu Âu lại đi theo con đường ngược lại: họ đưa ra cơ chế giải quyết các tranh cãi về thỏa thuận trước, và điều này có thể dẫn đến việc các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sẽ lại được áp dụng đối với Tehran.
Iran còn đe dọa sẽ rút khỏi không chỉ thỏa thuận mà Mỹ đã rút, mà còn Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Điều này sẽ " làm mù mắt" các thanh tra viên, chuyển sang câu chuyện về các cuộc tấn công của Mỹ và Israel, và gạt đi các điều kiện cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Nếu Iran không còn tin tưởng Mỹ trong một thời gian dài, tình hình hiện tại có thể khiến châu Âu trở thành bất lực trong mắt họ. Ông Khamenei gọi người châu Âu là " không đáng tin cậy" và là " cảnh sát tốt đi cặp với cảnh sát xấu Washington" - tác giả bài báo lưu ý. Và điều này gây khó khăn cho những quan chức Iran đứng ra hợp tác với châu Âu.
Những người ủng hộ đường lối cứng rắn dường như là những quan chức Iran được giáo dục ở phương Tây: như Tổng thống Rouhani, người đe dọa quân đội châu Âu trong khu vực, như Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif, người chế giễu châu Âu vì đã để cho Mỹ thao túng, như người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran Ali Akbar Salehi, người nói rằng California còn có chủ quyền nhiều hơn tất cả 28 quốc gia EU cộng lại.
Iran, trong khi đó, sắp tới sẽ có cuộc bầu cử quốc hội, và khó có khả năng bất kỳ chính trị gia nào sẵn sàng gặp châu Âu lại có thể giành chiến thắng. Ngược lại, những người tỏ ra hoài nghi về phương Tây lại đang có nhiều cơ hội hơn. Trong trường hợp này, ông Rouhani cũng sẽ không nắm quyền lâu. Và tình huống này cũng giống như năm 2004, khi các lực lượng ôn hòa tại Iran thua cuộc và một Mahmoud Ahmadinezhad cứng rắn hơn sẽ lên nắm quyền. Khi đó, trong mối quan hệ giữa Iran và châu Âu sẽ là một trong những giai đoạn khó khăn nhất.
Tuy nhiên, vẫn còn có thể thay đổi tình hình - tác giả bài viết lưu ý. Châu Âu chỉ cần nhanh chóng cố gắng cung cấp cho Iran sự giúp đỡ nghiêm túc, hoặc làm việc như một trung gian giữa Tehran và Washington để giảm căng thẳng. Nếu không, mối quan hệ giữa họ và Tehran sẽ bị " nhiễm độc", và thỏa thuận được coi là thành tựu ngoại giao của họ sẽ sụp đổ - chuyên gia kết luận.
VĂN ĐỨC (Nguồn: Foreign Policy)
Theo vtc.vn
Tổng thống Trump nói 'lãnh tụ tối cao Iran chẳng tối cao cho lắm' Tổng thống Trump cảnh báo lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei nên cẩn thận ngôn từ sau khi ông này chỉ trích Mỹ gay gắt trong bài thuyết giáo gửi toàn thể người dân nước này. "Người được gọi là 'Lãnh đạo Tối cao' của Iran gần đầy không được tối cao cho lắm, đưa ra những lời khó chịu...