Iran triển khai lính biệt kích làm cố vấn cho quân đội Syria
Ngày 4-4, một quan chức quân sự Iran cho biết, nước này đã triển khai lực lượng biệt kích tới Syria để làm các cố vấn quân sự hỗ trợ cho quân đội Syria.
Việc này cho thấy Iran đang sử dụng cả quân đội cũng như các lực lượng bán quân sự để trực tiếp giúp đỡ quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến tại Syria.
Tehran là một đồng minh chính trong khu vực của Tổng thống Bashar al-Assad và đã cung cấp hỗ trợ cả quân sự và kinh tế cho chính quyền Assad chống lại các nhóm nổi dậy và lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Video đang HOT
Quân đội Syria tiến vào giải phóng thành phố al-Qaryatain hôm 3-4
Hãng thông tấn Tasnim dẫn lời phó tư lệnh thông tin thuộc lục quân Iran, ông Ali Arasteh cho biết: “Chúng tôi đang triển khai lực lượng biệt kích thuộc Lữ đoàn 65 và các đơn vị khác của lục quân tới Syria làm cố vấn quân sự”.
Tháng trước, ông Arasteh cũng từng tuyên bố rằng, Iran có thể sẽ quyết định triển khai các lực lượng biệt kích và lính bắn tỉa từ lực lượng quân đội chính quy của mình tới làm cố vấn quân sự tại Iraq và Syria.
Cho tới nay, hầu hết lực lượng Iran tham gia cuộc chiến tại Syria đều thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng hồi giáo bán vũ trang. Iran được cho là đã triển khai hàng trăm người thuộc lực lượng này tới Syria làm cố vấn quân sự.
Theo_An ninh thủ đô
Máy bay ném bom B-21 của Mỹ đóng lâu dài ở châu Á - Thái Bình Dương?
Tháng 3-2016, Mỹ đã triển khai 3 trong tổng số 20 chiếc máy bay ném bom B-2 đến châu Á - Thái Bình Dương tập trận. Tuy nhiên, liệu Mỹ có kế hoạch điều máy bay ném bom đến đóng lâu dài tại đây trong tương lai?
Đối với B-2, Mỹ chỉ có một phi đội 20 chiếc, do đó việc đặt một vài máy bay này ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là ít có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đang có kế hoạch mua tới 100 chiếc máy bay ném bom tầm xa thế hệ mới B-21 vào những năm tới, cộng với việc Trung Quốc đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng trên Thái Bình Dương, khả năng Washington quyết định đặt một vài máy bay ném bom tại đây là hoàn toàn có thể.
Việc triển khai máy bay ném bom tầm xa đến đóng lâu dài tại châu Á - Thái Bình Dương có thể tạo ra hiệu ứng răn đe
Nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc, các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và đảo Guam sẽ rất dễ bị tấn công, do đó, việc triển khai B-21 đến đóng ở Hawaii, Alaska hay Úc sẽ an toàn hơn và cũng rút ngắn được quãng đường bay đến Trung Quốc. Việc đặt B-21 tại các địa điểm trên có thể coi là đủ gần để tạo ra hiệu ứng răn đe với Bắc Kinh.
Theo tạp chí National Interest, triển khai B-21 ở Alaska hay Hawaii không phải là vấn đề do đó là trên lãnh thổ Mỹ. Cả căn cứ không quân Hickham ở Hawaii và Elmendorf ở Alaska đều đã có các máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-22 Raptor và cơ sở vật chất để bảo dưỡng máy bay tàng hình. Chỉ có điều, nếu một máy bay ném bom cỡ lớn xuất hiện tại đây, Mỹ cần phải đầu tư mở rộng căn cứ và củng cố các trang thiết bị liên quan. Việc đặt B-21 ở châu Á-Thái Bình Dương cùng với F-22 và F-35 còn cho phép các máy bay tàng hình của Mỹ được luyện tập cùng nhau thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, điều B-21 đến Úc lại là điều khó khăn do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Mỹ đã từng triển khai máy bay ném bom đến Úc để làm các nhiệm vụ tuần tra khu vực Tây Thái Bình Dương tuy nhiên hoạt động này chỉ diễn ra một vài ngày. Khả năng Úc đồng ý chỉ bao gồm việc nước này là đồng minh quân sự lớn của Mỹ trong khu vực và đang định mua chiến đấu cơ F-35, do đó, việc có máy bay B-21 tại đây sẽ giúp quân đội Úc được tập trận nhiều hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Tàu ngầm tối tân Nhật Bản tới Philippines khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông Tàu ngầm JS Oyashio của Nhật Bản ngày 3-4-2016 đã lần đầu tiên cập cảng của Philippines trong 15 năm, thể hiện mối quan hệ hợp tác quân sự ngày càng tăng giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông sau những hành động của Trung Quốc ở vùng biển này. Tàu ngầm JS Oyashio cập cảng Subic...