Iran trả lời “mật thư” của ông Obama
Một quan chức an ninh Iran hôm 12-11 tiết lộ nước Cộng hòa Hồi giáo này đã viết một bức thư trả lời Tổng thống Mỹ Barack Obama, chủ yếu tập trung vàovấn đề hạt nhân.
Lá thư gần đây nhất mà Tổng thống Mỹ Barack Obama gửi lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei chủ yếu đề cập cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ông Obama nhấn mạnh nếu Iran đồng ý thỏa thuận hạt nhân, hai nước sẽ hợp tác đôi bên cùng có lợi trong cuộc chiến chống lại IS.
Phát biểu trên truyền hình tối 12-11, thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani xác nhận Iran đã trả lời các bức thư của Tổng thống Obama, nội dung chủ yếu xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran.
Ông Shamkhani nói: “Chúng tôi trả lời rằng chúng tôi không thể chấp nhận tất cả (đề nghị của ông Obama) để đổi lấy một nền công nghiệp hạt nhân chỉ mang tính trang trí”. Ông Shamkhani không tiết lộ các bức thư có phải do lãnh tụ Khamenei chấp bút hay không.
Washington chưa đưa ra phản ứng gì trước bình luận của ông Shamkhani,
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái), đặc phái viên EU Catherine Ashton (giữa) và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif gặp nhau tại thủ đô Muscat của Oman hôm 10-11 để giải quyết tranh cãi hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters
Iran và sáu cường quốc – Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức – đang đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân toàn diện trước thời hạn chót 24-11. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 12-11 tỏ ra lạc quan sẽ có một thỏa thuận sẽ được ký kết tại Vienna – Áo. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào động thái của nhóm đàm phán Iran, do Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và cấp phó Abbas Araqchi dẫn đầu.
Vì thế, đã xuất hiện những lo ngại hai bên khó có thể tìm được tiếng nói chung về một thỏa thuận toàn diện như kế hoạch. Điểm tranh cãi chính là số lượng máy ly tâm làm giàu hạt nhân mà Iran có thể sở hữu và tốc độ dỡ bỏ trừng phạt nhằm vào Tehran.
Nếu không nhất trí về một thỏa thuận toàn diện, hai bên có thể đạt được một thỏa thuận tạm thời khác, theo đó các nước phương Tây hạn chế biện pháp trừng phạt nền kinh tế Iran để nước này từ bỏ dần chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử. Tehran cho đến giờ vẫn một mực khẳng định chương trình hạt nhân của mình là dành cho mục đích hòa bình.
Theo Người Lao động
Tổng thống Ukraine cân nhắc bãi bỏ thể chế đặc biệt cho vùng Donbass
"Kiev có thể bãi bỏ luật "thể chế đặc biệt" cho chính quyền Donetsk và Lugansk", Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố vào hôm 3-11 và cho biết biện pháp này sẽ được thảo luận trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Quốc gia hôm 4-11.
Trong bài phát biểu vào hôm 3-11, Tổng thống Ukraine cho biết Kiev chấp hành nghiêm chỉnh mọi điều khoản của hiệp định Minsk, tuy nhiên phải sửa đổi một số quy định về thể chế đặc biệt cho miền đông, vốn đã được quốc hội nước này chấp thuận vào hôm 16-9.
Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko
Ukraine sẵn sàng đưa ra một đạo luật mới nhằm phân bố lại quyền lực nếu các bên thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Minsk, ông Poroshenko cho biết.
Hiệp định Minsk đã được cả chính quyền Ukraine và quân li khai miền đông đồng ý vào hôm 5-9, trong đó cả 2 bên sẽ ngừng bắn, trao trả tù nhân và để các đợt hàng viện trợ được tiếp cận với người dân Donetsk và Lugansk.
Lực lượng li khai vừa tiến hành bầu cử riêng cho mình vào cuối tuần qua. Theo kết quả cuối cùng, chính trị gia Aleksandr Zakharchenko đã chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Cộng hoà Nhân dân tự xưng Donetsk với 75% số phiếu ủng hộ. Ở Lugansk, 63% số phiếu bầu ủng hộ lãnh đạo hiện tại là Igor Plotnitsky.
Trong bài phát biểu của mình, ông Poroshenko không công nhận kết quả của cuộc bầu cử vừa diễn ra và gọi đây là "trò lố bịch trước mũi súng" hay "một sự kiện không có điểm chung với mong muốn của nhân dân".
Cuộc bầu cử đã vi phạm hiệp định Misnk và có thể đe doạ đến tiến trình hoà bình trong khu
vực miền đông Ukraine, ông Poroshenko cho hay.
Cuộc bầu cử của lực lượng li khai vừa diễn ra vào hôm 2-11
Đại diện của 2 vùng Donetsk và Lugansk khẳng định họ không làm điều gì trái với hiệp định Minsk và sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Kiev nếu chính quyền Ukraine có thiện chí.
Moscow đã lên tiếng ủng hộ cuộc bầu cử của phe li khai vừa diễn ra và khẳng định rằng đây là một bước đi tích cực trong việc hợp pháp hoá quyền lực ở miền đông. Tuy nhiên, Washington sẽ không công nhận của cuộc bầu cử này và thậm chí còn cảnh báo Nga sẽ phải trả giá đắt nếu tiếp tục ủng hộ cho những hành động của quân li khai.
Vào đầu tháng 10 ở Milan, Ý, Tổng thống Nga Putin đã nhận định rằng việc trao thể chế đặc biệt cho miền đông Ukraine không phải là một việc làm hoàn hảo, tuy nhiên, vẫn đang đi đúng hướng nhằm tiến tới bình ổn tình hình ở khu vực này.
Theo_An ninh thủ đô
TT Ukraine điều trực thăng gìn giữ hòa bình sang miền đông Tổng thống Ukraine Poroshenko ra chỉ thị rút 8 trực thăng vốn đảm nhiệm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ để tham gia vào chiến dịch quân sự miền đông Tổng thống Ukraine Poroshenko ra chỉ thị rút 8 trực thăng vốn đảm nhiệm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ để tham gia vào chiến dịch quân sự miền đông. "Tôi...