Iran tìm kiếm sự đảm bảo kinh tế cho thỏa thuận hạt nhân JCPOA
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 22/7 cho biết nước này đang tìm kiếm các đảm bảo kinh tế từ phía Mỹ nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2005.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tại cuộc họp báo ở Tehran, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Thỏa thuận trên đã giúp Iran được dỡ bỏ các trừng phạt, đổi lại nước này phải giảm chương trình làm giàu hạt nhân ở mức không tạo ra vũ khí hạt nhân. Nhưng Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận trên vào năm 2018 dưới thời Tổng thống Donald Trump và tái áp đặt các trừng phạt kinh tế nặng nề khiến Iran cũng bắt đầu ngừng thực hiện các cam kết của mình trong thỏa thuận.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình tối 21/7, ông Amir-Abdollahian cho biết: “Chúng tôi không muốn lặp lại vết xe đổ. Mỹ cần chấp nhận một số cam kết và đảm bảo”.
Theo Ngoại trưởng Iran, hiện các bên có một văn kiện và nhất trí khoảng 95% nội dung. Ông khẳng định: “Chúng tôi nghiêm túc trong việc đạt một thỏa thuận tốt, mạnh và kéo dài nhưng không muốn một thỏa thuận bằng bất cứ giá nào”.
Video đang HOT
Các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) đã được khởi động từ tháng 4/2021 nhằm cứu vãn JCPOA nhưng đã bị đình trệ từ tháng 3/2022 do những bất đồng giữa Tehran và Washington trong nhiều vấn đề. Hai bên đã đàm phán gián tiếp thông qua các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU). Qatar đã đăng cai các cuộc đàm phán gián tiếp hồi tháng trước giữa Mỹ và Iran nhằm thúc đẩy hai bên trở lại đúng đường nhưng các cuộc đàm phán đã kết thúc sau hai ngày mà không đạt đột phá.
Ngoại trưởng Amir-Abdollahian nhấn mạnh: “Phía Mỹ vẫn chưa đảm bảo rằng chúng tôi có thể hưởng toàn bộ các lợi ích kinh tế của JCPOA”. Ông cho biết Iran sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán gián tiếp với Mỹ thông qua EU.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price bình luận: “Iran dường như chưa đưa ra quyết định chính trị cần thiết để cùng nhau quay lại tuân thủ JCPOA”. Ông Price cho biết Mỹ đã tiếp tục cam kết ngoại giao gián tiếp với Iran, thông qua các nỗ lực của EU và các đối tác khác, nhưng “Iran ít nhất đến hiện tại chưa thể hiện ý định tìm kiếm thỏa thuận”.
Trong một diễn biến khác, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi cho biết chương trình hạt nhân của Iran “đang phát triển nhanh chóng” và IAEA được biết rất ít về những gì đang xảy ra.
Tháng 6 vừa qua, Iran đã bắt đầu dỡ bỏ toàn bộ thiết bị giám sát của IAEA, từng lắp đặt theo thỏa thuận JCPOA. Ông Grossi cho biết trong 5 tuần qua, IAEA được theo dõi rất hạn chế trong khi chương trình hạt nhân của Iran đang phát triển rất nhanh và vì vậy nếu có một thỏa thuận, sẽ rất khó để dựng lại những thông tin bị bỏ sót trong giai đoạn không được theo dõi này.
Anh, Đức, Pháp hối thúc Iran sớm hoàn tất thỏa thuận
Ngày 9/6, các nước Đức, Anh và Pháp hối thúc Iran "khẩn trương hoàn tất thỏa thuận đang đàm phán" nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015.
Toàn cảnh vòng đàm phán mới về khôi phục thoả thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) giữa đại diện Iran và các cường quốc tại Vienna, Áo ngày 27/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố chung, chính phủ 3 nước nêu rõ, từ tháng 3 vừa qua, các bên đang đàm phán một thỏa thuận có tính khả thi. Các nước này cho rằng Iran đã không nắm bắt cơ hội ngoại giao để ký kết thỏa thuận và hối thúc Tehran có hành động này.
Về việc Iran dỡ bỏ camera giám sát tại các cơ sở hạt nhân, tuyên bố trên cho rằng, những hành động này chỉ khiến tình hình thêm phức tạp, ảnh hưởng tới nỗ lực của các cường quốc nhằm khôi phục cũng như thực hiện đầy đủ JCPOA.
Trước đó cùng ngày, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thông báo việc Iran dỡ bỏ 27 camera giám sát tại các địa điểm hạt nhân ở nước này. Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cảnh báo "đây sẽ là một đòn giáng mạnh" vào tiến trình đàm phán khôi phục thoả thuận hạt nhân Iran.
Giới phân tích nhận định động thái mới của Iran dường như nhằm tiếp tục đáp trả nghị quyết được Hội đồng Thống đốc IAEA gồm 35 quốc gia thành viên thông qua vào tối 8/6. Nghị quyết này chỉ trích Tehran không giải thích được về các dấu vết urani tại những cơ sở không khai báo.
Sau khi IAEA thông qua nghị quyết trên, Tổ chức Năng lượng nguyên tử của Iran khẳng định nước này đang tiếp tục tuân thủ thỏa thuận an toàn với IAEA. Hơn 80% số camera hiện có của IAEA đang hoạt động theo thỏa thuận và sẽ tiếp tục hoạt động như trước. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh nhấn mạnh những bên khởi xướng nghị quyết trên phải chịu trách nhiệm về hậu quả. Ông khẳng định phản ứng của Iran là kiên quyết và tương xứng.
Theo thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc ký năm 2015, Tehran hạn chế hoạt động hạt nhân của nước này để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế. Tuy nhiên, năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran. Đáp lại, Iran bắt đầu giảm bớt cam kết trong thỏa thuận từ năm 2019.
Từ tháng 4/2021, các bên bắt đầu đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận thông qua việc Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và Iran trở lại tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận, tuy nhiên đàm phán đình trệ kể từ tháng 3 năm nay.
Điều phối viên của EU tới Iran thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân Điều phối viên của Liên minh châu Âu (EU) về các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, ông Enrique Mora, cho biết ông sẽ tới Tehran trong ngày 26/3 để thu hẹp khoảng cách về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Đặc phái viên của Liên minh châu Âu về điều phối các cuộc thảo luận khôi phục thỏa...