Iran: Sự cố ở cơ sở hạt nhân Natanz là do bị tấn công khủng bố
Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (IAEO) ngày 11/4 cho biết cơ sở hạt nhân Natanz đã bị tấn công bởi một hành động khủng bố, chỉ vài giờ sau khi nước này xác nhận “một vụ tai nạn” đã dẫn tới tình trạng mất điện ở cơ sở này.
Nhà máy điện hạt nhân Natanz, nằm cách thủ đô Tehran, Iran khoảng 270 km về phía Nam. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu trên truyền hình, Giám đốc của IAEO – ông Ali Akbar Salehi đã lên án hành động “vô ích” này, đồng thời hối thúc cộng đồng quốc tế “chống lại chủ nghĩa khủng bố phản đối hạt nhân”.
Theo quan chức này, vụ tấn công được thực hiện bởi “những thành phần phản đối quá trình phát triển công nghiệp và chính trị của Iran – những người tìm cách ngăn chặn quá trình xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân”. Tuy nhiên, ông Salehi không đưa ra thông tin cụ thể về quốc gia hay thực thể nào có thể liên quan đến vụ việc nêu trên.
Trước đó, người phát ngôn của IAEO – ông Behrouz Kamalvandi cho biết một vụ tai nạn đã xảy ra ở cơ sở hạt nhân Natanz dẫn tới tình trạng “mất điện”. Không có người bị thương trong vụ việc này và không có phóng xạ bị rò rỉ.
Cùng ngày, ông Malek Chariati – người phát ngôn của Ủy ban năng lượng thuộc Quốc hội Iran – chia sẻ thêm thông tin về vụ việc nêu trên. Qua mạng xã hội Twitter, ông cho biết: “Vụ việc, xảy ra ngay sau ngày Công nghệ hạt nhân quốc gia và trong thời điểm Iran đang nỗ lực yêu cầu phương Tây dỡ bỏ trừng phạt, là một hành động bị nghi ngờ có dấu hiệu phá hoại hoặc tìm cách xâm nhập”.
Iran sẽ lắp đặt máy ly tâm thế hệ mới cho các cơ sở hạt nhân
Ngày 28/2, hãng thông tấn chính thức IRNA đưa tin Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) sẽ lắp đặt các máy ly tâm thế hệ mới là IR2M, IR6 tại 2 cơ sở hạt nhân Fordow và Natanz.
Loại máy li tâm IR-6 thế hệ mới vừa được Iran đưa vào sử dụng. Ảnh: Ifp News/TTXVN
Theo nguồn tin trên, người phát ngôn Ủy ban An ninh quốc gia và Chính sách đối ngoại thuộc Quốc hội Iran, ông Abolfazl Amoui cho biết việc lắp đặt những máy ly tâm này sẽ được hoàn tất và khí sẽ được bơm vào trong giới hạn thời gian được quy định theo đạo luật được Quốc hội Iran thông qua. Theo luật trên, AEOI cũng phải sản xuất 120 kg urani được làm giàu ở cấp độ 20% trong vòng một năm.
Tháng 12/2020, Quốc hội Iran đã thông qua đạo luật "Kế hoạch hành động chiến lược của Iran nhằm chống lại các lệnh trừng phạt", trong đó yêu cầu chính phủ nước này cắt giảm hơn nữa những cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên "Kế hoạch Hành động chung toàn diện" (JCPOA) nếu Mỹ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào nước Cộng hòa Hồi giáo này.
JCPOA được Iran và Nhóm P5 1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Nga, Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc cùng Đức) ký kết năm 2015. Tuy nhiên, thỏa thuận lịch sử này đang bên bờ vực sụp đổ sau khi năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Washington khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran. Đáp lại, Tehran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu urani. Iran khẳng định nước này đủ năng lực làm giàu urani ở mức độ tinh khiết 90% - mức để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Kể từ khi nhậm chức, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách khôi phục JCPOA. Hiện Mỹ và Iran dường như đang tranh cãi việc bên nào phải hành động trước để cứu vãn thỏa thuận này. Iran cho rằng Mỹ nên dỡ bỏ trừng phạt trước, trong khi Mỹ muốn Iran ngừng các hành động đáp trả mà Washington cho là vi phạm thỏa thuận trước.
Dự kiến, ban lanh đao Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ tiên hanh môt phiên hop trong ngay 1/3 đê thao luân vê vân đê hat nhân Iran.
Ngoại trưởng Iran hối thúc Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã hối thúc Mỹ hành động nhanh chóng để trở lại thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đồng thời nêu rõ luật định được Quốc hội Iran thông qua buộc chính phủ nước này phải có lập trường cứng rắn về vấn đề hạt...