Iran sẽ “đóng băng” chương trình hạt nhân từ 20/1
Một thỏa thuận tạm thời nhằm “đóng băng” chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, để đổi lại việc nới lỏng các biện pháp cấm vận đối với nước này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/1 tới, Tehran cùng các cường quốc phương Tây xác nhận.
Cơ sở hạt nhân của Iran tại Bushehr
Đón nhận thông tin trên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ sự vui mừng, nhưng ông cũng cảnh báo vẫn còn một con đường chông gai phía trước để tiến tới một thỏa thuận toàn diện.
Các quốc gia phương Tây và Israel từ lâu đã nghi ngờ việc Iran theo đuổi năng lực vũ khí hạt nhân bên cạnh các chương trình dân sự, nhưng Tehran phủ nhận dữ dội những cáo buộc này.
Đến tháng 11 vừa qua, Iran đã đồng ý sẽ hủy một phần hoạt động hạt nhân và ngừng hoạt động phát triển mới, để đổi lại việc được giải tỏa hàng tỉ USD tài sản bị “đóng băng” ở nước ngoài, cũng như được nới lỏng các lệnh cấm vận vốn gây thiệt hại cho kinh tế nước này.
Thỏa thuận này là một thành công lớn cho Tổng thống Hassan Rouhani, người giành chiến thắng ngay từ vòng một trong cuộc bầu cử tại nước này hồi năm ngoái, với cam kết có cách tiếp cận ngoại giao hơn với phương Tây sau 8 năm đàm phán bế tắc, và thêm nhiều lệnh cấm vận bị thắt chặt dưới thời người tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad.
Video đang HOT
“Cả hai bên đã đạt được nhận thức chung về cách thức triển khai thỏa thuận và bước đầu tiên sẽ được thực thi từ ngày 20/1″, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Abbas Araqchi khẳng định với hãng thông tấn IRNA.
Thông tin trên cũng được Nhà Trắng xác nhận. “Bắt đầu từ ngày 20/1, Iran sẽ lần đầu tiên khởi động việc loại trừ kho nhiên liệu hạt nhân được làm giàu ở mức cao và tháo dỡ một số hạ tầng được sử dụng cho quá trình làm giàu”, thông báo viết.
Ngừng phong tỏa 4,2 tỉ USD
Một quan chức cấp cao của Washington khẳng định với hãng tin AFP rằng 550 triệu USD đầu tiên trong số tài sản 4,2 tỉ USD bị đóng băng sẽ được giải tỏa trong đầu tháng tới.
“Lịch chi trả sẽ bắt đầu vào ngày 1/2 , và các khoản chi trả được phân chia đều nhau”, trong thời gian 180 ngày.
Do ngày 1/2 là thứ Bảy, khoản tiền đầu tiên có thể sẽ chỉ được chuyển đi vào ngày thứ Hai tuần kế tiếp. Liên tục trong vòng 6 tháng tiếp theo, những khoản tiền tương tự sẽ được chuyển trả cho Iran hàng tháng. Khoản tiền cuối cùng dự kiến được chuyển trả vào 20/7.
Araqchi cho biết Tehran sẽ giữ lại một phần trong số nhiên liệu hạt nhân làm giàu và sẽ pha loãng hoặc trung hòa một nửa lượng uranium làm giàu ở mức 20%.
Một quan chức Mỹ cảnh báo việc nới lỏng cấm vận sẽ bị chấm dứt nếu Tehran không tuân thủ thỏa thuận đã ký.
Tổng thống Mỹ Obama khẳng định bước đi này “là một bước tiến quan trọng”, và nhấn mạnh trọng tâm hiện nay là “theo đuổi một giải pháp toàn diện để giải quyết các mối lo ngại về chương trình hạt nhân của Iran”.
“Tôi hoàn toàn hiểu rõ những khó khăn trong việc đạt được mục tiêu này, nhưng vì an ninh quốc gia và hòa bình, an ninh cho thế giới, giờ chính là lúc để cho công tác ngoại giao có cơ hội thành công”, ông Obama nói.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết sẽ phủ quyết bất kỳ nỗ lực nào của Quốc hội Mỹ trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Iran trong giai đoạn thương lượng tiếp theo.
Theo Dantri
6 cường quốc kỳ vọng đạt thỏa thuận với Iran về hạt nhân
Ngày 23.11, ngoại trưởng 6 cường quốc tập trung tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) để tham dự một cuộc đàm phán với Iran, kỳ vọng đạt được một thỏa thuận với Tehran về chương trình hạt nhân của nước này.
Một nhà máy điện hạt nhân của Iran - Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng nhóm P5 1 bao gồm Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức kỳ vọng đã "gần đạt được" một thỏa thuận với Iran. Theo đó, Tehran ngừng các chương trình hạt nhân, cụ thể là làm giàu uranium, để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt Iran, theo BBC.
Nhưng Iran luôn khẳng định nước này có quyền được làm giàu uranium vì mục đích dân sự, dùng cho các nhà máy điện hạt nhân.
Iran cũng bác bỏ các cáo cuộc của Mỹ và phương Tây cho rằng các chương trình hạt nhân của nước này là nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.
Trước đó, các phiên đàm phán cấp thấp giữa đoàn đàn phán P5 1 và Iran đã diễn ra từ ngày 20 - 22.11.
Những vòng đàm phán hạt nhân P5 1 với Iran hồi đầu tháng 11.2013 đã không thể đưa ra kết luận hay đạt được thỏa thuận gì.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 22.11 cho biết ông nhìn thấy ở cuộc đàm phán hạt nhân P5 1 với Iran có một "cơ hội thật sự" để đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran.
Các nhà phân tích cho rằng các cuộc đàn phán P5 1 với Iran lâu nay bế tắc, không đạt được thỏa thuận gì do Tehran luôn khẳng định nước này có quyền làm giàu uranium, nhưng uranium có thể được dùng để sản xuất điện hạt nhân và cả vũ khí hạt nhân.
Theo TNO
Ngoại trưởng Iran cáo buộc Thủ tướng Israel "nói dối" Ngoại trưởng Iran hôm nay đã cáo buộc Thủ tướng Israel nói dối về chương trình hạt nhân của Iran, khi ông Netanyahu chuẩn bị có bài phát biểu trước Đại hội đồng LHQ tại New York, Mỹ. Ngoại trưởng Iran Javad Zarif "Chúng tôi không nhận thấy điều gì từ ông Netanyahu ngoài những lời nói dối và hành động lừa gạt,...