Iran ra mắt “Thú hoang” Zolfaqar-3
Lục quân Iran chuẩn bị ra mắt phiên bản nâng cấp hiện đại nhất của thế hệ xe tăng chủ chiến Zolfaqar.
Defence News cho biết, loại xe tăng quốc nội này của Iran sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực và các trang thiết bị cực kỳ tiên tiến. Sau khi được sự phê chuẩn của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Cách mạng Hồi giáo Iran, nó sẽ được sản xuất hàng loạt để trang bị cho lực lượng lục quân, nhằm tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa trong chiến tranh mặt đất hiện đại, đáp ứng nhu cầu tác chiến không ngừng biến đổi của lực lượng lục quân.
Zolfaqar là loại xe tăng thuộc thế hệ thứ 2 của Iran, nguyên mẫu dạng mô hình đầu tiên của nó ra mắt và được phê duyệt trong năm 1993, đến năm 1996, 6 nguyên mẫu chiến đấu đã được đưa vào thử nghiệm tính năng tác chiến. Loại xe tăng này sử dụng tháp pháo dạng hình hộp được chế tạo bằng hợp kim thép đặc biệt do Iran tự sản xuất, biên chế của xe gồm 3 thành viên (trưởng xe, lái xe và nhân viên hỏa lực).
Zolfaqar -3 là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất của thế hệ xe tăng Zolfaqar
Zolfaqar có trọng lượng 36 tấn, trang bị 1 động cơ diezen cực khỏe có công suất 780Hp, lực đẩy tương đương 16Kw/tấn, toàn thân xe được bảo vệ bằng vỏ thép phản ứng nổ (ERA) cũng do Iran tự chế tạo. Zolfaqar được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh với pháo tự động nòng rãnh xoắn 125mm, súng máy phòng không và hệ thống phóng tên lửa chống tăng (hoặc tên lửa phòng không) có điều khiển, sử dụng hệ thống tiếp đạn tự động tương đồng với xe tăng T-72 của Nga. Điểm đặc biệt là ngoài các loại đạn pháo thông thường, Zolfaqar có khả năng phóng các loại đạn hỏa tiễn kiểu 125mm do Iran tự chế tạo, nâng cao rất mạnh uy lực tấn công của loại xe tăng này.
Ngay từ kiểu đầu tiên của thế hệ này là Zolfaqar-1 đã sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực rất tiên tiến kiểu vừa cơ động vừa bắndo Iran tự sản xuất, các hệ thống điều khiển hỏa lực này hiện chỉ có các nước có nên công nghiệp quốc phòng mạnh mới chế tạo được. Zolfaqar-2 không được đưa vào trang bị của lục quân Iran mà chỉ sử dụng trong công tác thử nghiệm các công nghệ và hệ thống vũ khí mới, sản phẩm chuẩn bị ra mắt chính là Zolfaqar-3.
Video đang HOT
Theo tin của cho biết, điểm khác biệt của Zolfaqar-3 so với Zolfaqar-2 và Zolfaqar-1 là nó sẽ được nâng cấp hiện đại hệ thống điều khiển hỏa lực, gia cố lại khả năng chống cháy và chống xuyên phá của khung sườn, thay thế động cơ mới có công suất cao hơn và cải tiến tốc độ của hệ thống tiếp đạn tự động cho súng máy và pháo 125mm. Sau khi nâng cấp, Zolfaqar-3 sẽ có tính năng cơ động cao, hỏa lực mạnh với tốc độ bắn và độ sát thương rất lớn. Hệ thống bảo vệ của xe với vỏ thép phản ứng nổ, chống cháy, giáp chống xuyên phá sẽ nâng cao khả năng sinh tồn trên chiến trường. Các chuyên gia công nghệ xe tăng cho biết, sau khi cải tạo, Zolfaqar-3 sẽ có trở thành một trong những loại xe tăng hạng trung mạnh nhất trên thế giới.
Theo ANTD
"Siêu" chiến đấu cơ PAK FA đủ khả năng chấp "Mỹ 3 - Trung Quốc 4"
Ngày 12/12/2012, nguyên mẫu thứ 4 của chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga Sukhoi T-50 PAK FA đã bắt đầu bay thử, cùng lúc đó, Nga cũng phê duyệt bắt đầu triển khai một thế hệ động cơ mới.
Trang mạng "Liên kết" của Nga vừa đưa tin, công ty động cơ hàng không nổi tiếng của Nga là Saturn đã hoàn tất công tác chuẩn bị một loại động cơ mới trên những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 T-50 của Nga, loại động cơ này chuẩn bị được đưa vào thử nghiệm trên PAK FA trong thời gian tới.
Thông tin trên tiết lộ, xét về nguyên tắc, đây là một loại động cơ mới hoàn toàn nên thời gian nghiên cứu chế tạo tương đối dài. Trọng lượng của động cơ mới này sẽ giảm tới 35% so với loạt động cơ thế hệ 117 (gồm 117C và 117S) hiện đng sử dụng trên máy bay tiên kích thế hệ thứ 4 là Su-35. Loạt động cơ 117 còn có tên gọi khác là AL-41F1 và đã từng được sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm thứ nhất của Sukhoi T-50.
Động cơ 117S có kết cấu cực kỳ phức tạp
Giá thành chế tạo của loại động cơ này dự kiến cũng sẽ tương đối rẻ, đồng thời kinh phí bảo dưỡng trong suốt vòng đời động cơ cũng sẽ giảm tới 1/3 so với AL-41FN1C (117C). Loại động cơ mới này có nhiều khác biệt so với thế hệ động cơ 117 được sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm trước, dự kiến nó sẽ được sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm thứ 2 của PAK FA và được tạm đặt tên là Type 30.
Số liệu về loại động cơ mới này tạm thời chưa được tiết lộ nhiều, căn cứ vào những tài liệu trang mạng này thu thập được, Type 30 sẽ nâng cao đáng kể hiệu suất tiêu hao nhiên liệu so với AL-41F1, đồng thời công suất của động cơ cũng được nâng lên một tầm cao mới mà chưa có loại động cơ nào trên thế giới đạt được. Lực đẩy của động cơ trong quá trình bay tuần đạt tới 107 kN (10.4967kg), và khi gia lực (sử dụng động cơ đốt sau) là 176 kN (17.2656kg), vợt hơn so với AL-41F1 gần 3000Kg.
Su-35 đang được lắp đặt động cơ thế hệ AL-41F1
Có thể nói rằng hiện nay trên thế giới không có một loại động cơ nào có thể vượt qua động cơ Type 30 của Nga. Các chuyên gia quân sự Nga đã không quá khi nói rằng, để đuổi kịp Sukhoi T-50 2 động cơ thì Mỹ phải nghiên cứu, chế tạo một loại máy bay 3 động cơ, còn Trung Quốc thì không dưới 4 động cơ.
Tháng 4/2011, chủ tịch công ty động cơ hàng không Saturn đã cho biết, công tác nghiên cứu chế tạo động cơ giai đoạn 2 đã vượt thời hạn quy định, dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn tất công tác bàn giao động cơ trên máy bay thế hệ thứ 5 cho Bộ Quốc phòng Nga.
Thế hệ động cơ 117 chỉ đủ công suất để sử dụng trên Su-35
Còn Chủ tịch công ty "Vũ khí tên lửa chiến thuật" cho biết thêm, căn cứ vào tiến độ nghiên cứu, chế tạo hệ thống vũ khí trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 PAK FA, thử nghiệm phóng tên lửa trên máy bay sẽ được sớm triển khai. Hiện nay, một số vũ khí của PAK FA đã được lắp đặt và thử nghiệm trên một số nguyên mẫu máy bay thay thế trong phòng thí nghiệm, một số loại khác đã sắp kết thúc giai đoạn cuối cùng, chuẩn bị bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, trong khi các loại vũ khí khác vẫn đang được đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm.
Tương lai, F-22 của Mỹ kém xa PAK FA...
Hiện nay, tham gia vào quá trình thử nghiệm PAK FA có 4 nguyên mẫu là T-50-1, T-50-2, T-50-3 và T-50-4, cuối tháng 5/2012 vừa qua, T-50 đã hoàn tất thử nghiệm tiếp dầu trên không với máy bay Yak-76. Sau đó, Nga đã lắp đặt hệ thống radar mảng pha thế hệ mới nhất trên các máy bay nguyên mẫu.
Hiện T-50 đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm thân máy bay, bắt đầu sang năm 2013, không quân Nga sẽ thử nghiệm đồng loạt 10 chiếc máy bay nguyên mẫu, bước sang năm 2015 sẽ sản xuất hàng loạt. Bộ Quốc phòng Nga dự định trước mắt sẽ đặt mua 60 chiếc Sukhoi T-50.
J-31 của Trung Quốc hiển nhiên kém xa PAK FA
Tuy chủ tịch công ty "Vũ khí tên lửa chiến thuật" cũng không tiết lộ gì thêm về tên và tính năng các hệ thống vũ khí trên PAK FA nhưng chắc chắn với nền tảng công nghệ và trình độ sản xuất tên lửa đối không đối đất và đối hải bậc nhất thế giới của mình, chắc chắn hệ thống vũ khí trên T-50 sẽ cực kỳ hiện đại. Có thông tin không chính thức cho rằng, Nga đã nghiên cứu, phát triển 2 biến thể trên máy bay chiến thuật của 2 loại tên lửa siêu khủng, có tầm bắn trên 10.000km hiện đang lắp đặt trên các máy bay ném bom chiến lược Nga là Kh-101 và Kh-102. Như vậy, cùng với thế hệ động cơ cực khủng mới, Sukhoi T-50 của Nga sẽ là một siêu chiến đấu cơ thực sự, lúc đó F-22 và F-35 của Mỹ cũng không phải đối thủ chứ đừng nói đến các phiên bản máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 "hàng lởm" J-20 và J-31 của Trung Quốc, tỷ lệ "Nga 2, Mỹ 3, Trung Quốc 4" rõ ràng có thể.
Theo ANTD
Hải quân Ấn Độ đánh cược tương lai vào tàu ngầm Sau khi được Ủy ban mua sắm Quốc phòng (DAC) phê duyệt, hải quân Ấn Độ đã nhanh chống công bố mời thầu rộng rãi gói thầu phát triển loại tàu ngầm tàng hình thế hệ mới nhất trong kế hoạch phát triển tàu ngầm mang tên P75I. Hải quân Ấn Độ dự định từ nay đến năm 2020 sẽ chi tổng cộng...