Iran phóng thử tên lửa có khả năng đe dọa không quân Mỹ
Quân đội Iran bắn thử tổ hợp phòng không tầm xa S-300PMU-2 Favorit lần đầu tiên kể từ khi nhận bàn giao hồi giữa năm 2016.
Truyền thông Iran công bố hình ảnh cuộc diễn tập bắn đạn thật với sự tham gia của tổ hợp phòng không tầm xa S-300PMU-2 Favorit do Nga sản xuất, Livejournal ngày 4/3 đưa tin.
Iran đặt mua tổ hợp này vào năm 2015, sau khi Moscow gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Tehran. S-300PMU-2 có tầm tác chiến bao trùm cả eo biển Hormuz, đủ khả năng đe dọa tới hoạt động của không quân và hải quân Mỹ ở khu vực Trung Đông trong trường hợp xảy ra xung đột.
S-300PMU-2 Favorit (NATO định danh: SA-20b Gargoyle) là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa với khả năng tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách tới gần 200 km.
Trong ảnh, radar nhìn vòng và quản lý chiến đấu 64N6E2 có tầm quan sát 400 km và phát hiện được 200 mục tiêu cùng lúc.
Video đang HOT
Radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E2 có thể phát hiện 100 mục tiêu cùng lúc, bao gồm cả máy bay tàng hình và tên lửa hành trình bay thấp.
S-300PMU-2 là một trong những hệ thống phòng không có uy lực nhất thế giới hiện nay nhờ khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình và tên lửa có tầm bắn lớn. Việc Iran đặt mua tổ hợp S-300PMU-2 là một trong những lý do khiến Israel phải sắm tiêm kích tàng hình F-35 để đối phó.
Iran đã sử dụng nhiều loại đạn mồi để kíp vận hành tập bám bắt và phóng tên lửa diệt mục tiêu.
Dòng S-300 ứng dụng công nghệ phóng lạnh nhằm đẩy quả tên lửa ra khỏi bệ phóng. Sau khi rời khỏi ống phóng được một đoạn, tên lửa mới được kích hoạt động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu rắn để tăng tốc và vọt đi.
Yếu tố “lạnh” được hiểu là ống phóng có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với luồng khí xả từ động cơ chính của tên lửa. Ưu điểm lớn nhất của công nghệ phóng lạnh là đảm bảo mức độ an toàn cao cho bệ phóng.
Tên lửa 48N6E2 của tổ hợp Favorit có tầm bắn 195 km và tốc độ 7.200 km/h, đủ sức đánh chặn mục tiêu có tốc độ 10.300 km/h.
Iran đã bắn hai quả tên lửa trong cuộc diễn tập để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu và tính năng kỹ thuật. Mỗi quả tên lửa được cho là có giá 2 triệu USD.
Tử Quỳnh
Ảnh: Press.ir
Theo VNE
Mỹ điều máy bay chiến đấu F-35 tập trận cùng Hàn Quốc
Không quân Mỹ sẽ triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình F-35B hiện đại để tham gia tập trận cùng Hàn Quốc, Yonhap đưa tin ngày 2/3.
Máy bay F-35B Lightning II của Mỹ (Ảnh: US Navy)
Theo Yonhap, các máy bay chiến đấu tàng hình F-35B của Không quân Mỹ sẽ tham gia vào cuộc tập chung thường niên Mỹ - Hàn mang tên "Đại bàng non". Cuộc tập trận này đang diễn ra tại Hàn Quốc nhằm tăng cường khả năng tấn công chính xác của quân đội hai nước, theo lời một số quan chức quân đội.
Các chiến đấu cơ F-35B được cho là sẽ tham gia vào các hoạt động tấn công mặt đất giả định trong cuộc tập trận kéo dài 2 tháng giữa Seoul và Washington. Giới chức quân sự cho biết mục đích triển khai F-35B tới cuộc tập trận lần này là nhằm phát đi một tín hiệu mạnh mẽ tới Triều Tiên và cảnh báo Bình Nhưỡng rằng các chiến đấu cơ hiện đại này có thể sẽ được sử dụng trong trường hợp xảy ra xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, phi đội F-35B đầu tiên đã được triển khai tới Iwakuni, Nhật Bản hồi giữa tháng 1 trong bối cảnh mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên tiếp tục dâng cao.
F-35B là phiên bản chiến đấu cơ mới, có khả năng cất cánh từ đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, đồng thời sở hữu hệ thống radar có thể phát hiện mục tiêu cách xa tới 500 km. Loại máy bay này được xem là tài sản quân sự chiến lược, có thể được triển khai để tấn công các mục tiêu quan trọng, vốn được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương.
Ngoài F-35B, một số nguồn tin cho biết Mỹ dự định triển khai các loại vũ khí chiến lược khác như nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson, các máy bay ném bom tầm xa B-1B và B-52 tới tham gia cuộc tập trận "Đại bàng non".
Thành Đạt
Theo Yonhap
Siêu tiêm kích F-35 có thể gãy cánh nếu trang bị tên lửa Phiên bản tiêm kích hạm F-35C sẽ phải thay đổi giá treo vũ khí đầu cánh nếu muốn mang tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X tối tân của Mỹ. Cấu trúc đầu cánh tiêm kích F-35C không đủ chắc chắn để mang được tên lửa AIM-9X khi xảy ra nhiễu động không khí, dẫn tới nguy cơ gãy cánh máy bay. Đây...