Iran phản đối quốc tế tiếp cận địa điểm hạt nhân
Iran c ảnh báo dự thảo nghị quyết cho phép các thanh sát viên quốc tế tiếp cận hai địa điểm hạt nhân ở nước này là “phản tác dụng”.
“Đưa ra nghị quyết để kêu gọi Iran hợp tác cùng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) là việc đáng thất vọng và hoàn toàn phản tác dụng”, Kazem Gharib Abadi, đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc, hôm nay nói.
Theo dự thảo nghị quyết ngày 10/6, các nước châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Anh, đề nghị Iran cho phép các thanh sát viên quốc tế của IAEA tiếp cận hai địa điểm được cho là từng diễn ra hoạt động hạt nhân của nước này. Các nước châu Âu dự kiến trình dự thảo nghị quyết lên cuộc họp của IAEA trong tuần này.
Khi bắt đầu cuộc họp hôm 15/6, Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi cũng nhắc lại lời kêu gọi Iran “hợp tác ngay lập tức và đầy đủ” với cơ quan này.
Tuy nhiên, ông Abadi cảnh báo nếu dự thảo nghị quyết được thông qua, “Iran không còn lựa chọn nào khác phải có các biện pháp phù hợp” để đáp trả cách tiếp cận mà ông xem là mang tính “chính trị và phá hoại”.
Video đang HOT
Kazem Gharib Abadi, đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: TehranTimes.
Nga hôm nay cam kết sát cánh cùng với đồng minh Iran và chống lại mọi âm mưu thúc đẩy chương trình nghị sự nhằm vào Tehran. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra tuyên bố này tại cuộc gặp với người đồng cấp Iran Javad Zarif khi ông thăm Moskva.
“Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để không ai có thể phá hỏng thỏa thuận này”, Lavrov trả lời phóng viên sau cuộc hội đàm, nhắc tới thỏa thuận mà Iran đã ký với các cường quốc thế giới năm 2015.
Thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với 6 cường quốc Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc được ký vào năm 2015 với tên đầy đủ là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), là kết quả của 15 năm đàm phán ngoại giao. Theo thỏa thuận, Iran đồng ý hạn chế một phần đáng kể chương trình hạt nhân trong ít nhất 10 năm và một số khác sẽ bị hạn chế lâu hơn, đồng thời chấp nhận sự gia tăng giám sát của cộng đồng quốc tế.
Tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran. Mối quan hệ giữa hai nước ngày một xấu đi. Iran sau đó cũng từng bước giảm bớt các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân.
Cựu đại sứ Iran qua đời vì nCoV
Nhà ngoại giao Iran, ông Hossein Sheikholeslam - cựu thành viên quốc hội và cựu đại sứ Iran tại Syria - qua đời vì nhiễm nCoV hôm nay, 6/3.
Hãng thông tấn IRNA của Iran hôm nay xác nhận, ông Hossein Sheikholeslam (sinh năm 1952) - cựu đại sứ Iran tại Syria qua đời. Chỉ ba ngày trước đó, truyền thông Trung Đông đưa tin ông Hossein Sheikholeslam nhiễm nCoV và đang được điều trị tại bệnh viện Masih Daneshvari ở thủ đô Tehran.
Ông Hossein là một chính trị gia cao cấp, cố vấn cho Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. Ông cũng là thành viên của Quốc hội Hồi giáo thứ bảy của Iran, trợ lý của Chủ tịch Quốc hội Ali Larijani cho các vấn đề quốc tế. Ông Hossein từng giữ cương vị Đại sứ Iran tại Syria.
Ông Hossein Sheikholeslam - cựu đại sứ Iran tại Syria. Ảnh: IRNA.
Cựu đại sứ 68 tuổi từng học tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) trước Cách mạng Hồi giáo. Ông được biết đến là người thẩm vấn các nhân viên Đại sứ quán Mỹ trong cuộc khủng hoảng con tin Iran năm 1979.
Ông Hossein Sheikholeslam (trái) và bà Masoumeh Ebtekar - Phó tổng thống Iran đương nhiệm - tại cuộc khủng hoảng con tin năm 1979. Ảnh: BBCPouria.
Trong bức ảnh, ông Hossein được nhìn thấy ngồi cạnh bà Masoumeh Ebtekar - nổi tiếng ở Mỹ bốn thập kỷ trước với biệt danh "Mary" - người phát ngôn cho các sinh viên chiếm giữ Đại sứ quán Mỹ ở Tehran năm 1979. Bà Ebtekar hiện là Phó tổng thống phụ trách vấn đề về phụ nữ và gia đình của Iran. Ngày 27/2, Bà Ebtekar là thành viên đầu tiên trong nội các của Tổng thống Hassan Rouahni dương tính với nCoV.
Ông Hossein Sheikholeslam qua đời giữa tình hình nhiều quan chức của nhà nước Iran được xác nhận dương tính nCoV, một số đã tử vong. CNN dẫn lời Phó chủ tịch quốc hội Iran Abdul Reza Misri cho biết 23 trong tổng số 290 thành viên quốc hội Iran có kết quả dương tính với nCoV. Con số này chiếm khoảng 8% thành viên của quốc hội.
Ngày 2/3, Mohammad Mir-Mohammadi - thành viên Hội đồng Lợi ích (Expediency Council) - cơ quan tư vấn cho lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei - qua đời vì nCoV. Ông mất ở tuổi 71 tại một bệnh viện ở thủ đô Tehran. Thành viên Quốc hội Iran Mohammad Ali Ramazani Dastak - nghị sĩ mới được bầu từ tỉnh Gilan - xét nghiệm dương tính với nCoV vài ngày trước và qua đời vào sáng 29/2. Trước đó, ông Hadi Khosroshahi, một giáo sĩ đến từ Qom cũng tử vong vì nhiễm virus corona. Ông Khosroshahi từng giữ chức đại sứ Iran tại Vatican sau cuộc cách mạng năm 1979.
Trước đó, chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại và An ninh quốc gia thuộc quốc hội Iran - Mojtaba Zolnour, Thứ trưởng Y tế Iraj Harirchi, nghị sĩ Mahmoud Sadeghi thông báo bị nhiễm bệnh và đang được cách ly. Ông Hossein Kolivand, Giám đốc Cơ quan Y tế khẩn cấp Iran, cũng nhiễm bệnh.
Iran là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19. Các trường hợp nhiễm nCoV ở Iran tăng vọt trong 24 giờ qua. Theo hãng thông tấn IRNA, hiện nước này đã có 3.513 ca nhiễm nCoV, 108 trường hợp tử vong. Iran và Italy là hai quốc gia có số ca tử vong lớn trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Ngày 19/2, Tehran công bố hai ca nhiễm đầu tiên ở thành phố Qom, cách thủ đô Iran khoảng 145 km về phía nam. Chỉ vài giờ sau đó, nước này xác nhận hai ca tử vong đầu tiên.
Huyền Anh (Theo IRNA, Al Arabiya)
Theo ione.net
Iran cảnh báo sẽ trả đũa mạnh hơn sau vụ bắn tên lửa vào căn cứ Mỹ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran khẳng định nước này sẽ tiếp tục trả đũa mạnh hơn nhằm vào Mỹ sau vụ bắn tên lửa vừa qua nhằm phản bác lại những phát ngôn của Tổng thống Mỹ. Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Newsweek) Hãng tin Tasnim ngày 9/1 dẫn lời chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách...