Iran nối lại làm giàu uranium tại cơ sở ngầm
Iran sẽ bắt đầu bơm khí uranium vào các máy ly tâm tại cơ sở ngầm dưới đất có tên Fordow, Reuters dẫn lời Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 5/11 tuyên bố.
Cơ sở Fordow của Iran.
Theo Reuters, Tổng thống Rouhani không cho biết cụ thể loại khí nào sẽ được bơm vào các máy ly tâm ở Fordow.
“Bắt đầu từ ngày 6/11, khí sẽ được bơm vào các máy ly tâm tại Fordow như một phần của bước thứ 4 của chúng tôi để giảm bớt các cam kết hạt nhân theo thỏa thuận này”, ông Rouhani nói trong một bài phát biểu trên truyền hình Iran.
Video đang HOT
Còn theo ông Kazem Gharibabadi – đại sứ của Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Iran đã thông báo với cơ quan này rằng Tehran sẽ bắt đầu bơm khí UF6 (uranium hexafluoride) vào các máy ly tâm tại Fordow trong ngày 6/11.
Theo thỏa thuận ký năm 2015 giữa Iran và các cường quốc trên thế giới, Iran đồng ý biến Fordow thành một “trung tâm công nghệ, vật lý và hạt nhân”, nơi hơn 1.000 máy ly tâm chỉ được sử dụng cho các mục đích khác thay vì để làm giàu hạt nhân.
Thỏa thuận này cấm các vật liệu hạt nhân tại Fordow và bằng cách bơm UF6 vào máy ly tâm, cơ sở này sẽ trở thành một địa điểm hạt nhân hoạt động chứ không phải là một cơ sở nghiên cứu.
Thông báo của Tổng thống Iran được đưa ra trong bối cảnh nước này đang dần dần giảm bớt các cam kết theo thỏa thuận sau khi Mỹ từ bỏ thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với nước này.
Động thái này được dự báo có thể gây phức tạp nỗ lực của châu Âu nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và các cường quốc.
Hoàng Nam
Theo baophapluat.vn
EU kêu gọi Iran 'đảo ngược' quyết định liên quan thỏa thuận hạt nhân lịch sử
Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/9 kêu gọi Iran thay đổi quyết định mới đây nhất liên quan đến các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Tehran đã ký với nhóm P5 1 năm 2015.
Kỹ thuật viên làm việc trong một cơ sở làm giàu urani ở Isfahan, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi Iran tuyên bố dỡ bỏ mọi hạn chế về nghiên cứu và phát triển hạt nhân.
Phát biểu tại họp báo ngắn ở Brussels (Bỉ), người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) Carlos Martin Ruiz de Gordejuela cho rằng quyết định trên của Tehran "mâu thuẫn" với JCPOA, đồng thời kêu gọi "Iran đảo ngược các bước đi này và không gia tăng các biện pháp mới gây nguy hại cho thỏa thuận hạt nhân".
Trước khi đi đến quyết định trên, Iran đã giảm bớt 2 cam kết trong thỏa thuận (về hạn chế trữ lượng urani và mức làm giàu urani) nhằm đáp lại các lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA.
Các nước còn lại, gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, và Trung Quốc vẫn tìm cách duy trì thỏa thuận. Các cường quốc châu Âu đang nỗ lực giảm căng thẳng Mỹ - Iran, song Washington và Tehran lại đang thực hiện các chiến lược ngày càng cứng rắn hơn.
Tuy nhiên, trong phát biểu tối 5/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết Tehran sẽ tiếp tục hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), và khẳng định chương trình hạt nhân của Iran vẫn luôn phục vụ mục đích hòa bình.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Tiết lộ vụ nổ động cơ hạt nhân của Nga khiến 5 người chết, gây rò rỉ phóng xạ gấp 20 lần Vụ nổ động cơ tên lửa tối mật chạy bằng năng lượng hạt nhân lớn đến mức phá hủy toàn bộ động cơ, khiến các nhân viên Nga bị thổi bay xuống biển. Một vụ phóng thử tên lửa của Nga. Theo RT, đây là những tiết lộ của tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước Nga Rosatom. Cuộc tìm kiếm những...