Iran nổ súng bắt tàu hàng, Mỹ điều tàu khu trục đến theo dõi
Hải quân Mỹ đã điều động tàu khu trục USS Farragut và máy bay trinh sát đến theo dõi tình hình sau vụ tàu tuần tra Iran nổ súng chặn bắt một tàu hàng tại eo biển Hormuz ngày 28.4, theo Reuters.
Tàu khu trục USS Farragut của Mỹ – Ảnh: Reuters
Ngày 28.4, tàu chở container Maersk Tigris, treo cờ Cộng hòa Quần đảo Marshall, khi đi ngang qua eo biển Hormuz đã bị tàu của Iran nổ súng chặn lại và bị buộc phải chuyển hướng về phía đảo Larak gần Iran, Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết.
Sau khi tàu Maersk Tigris gọi cầu cứu, Hải quân Mỹ đã điều tàu khu trục USS Farragut cùng máy bay trinh sát đến hiện trường để theo dõi tình hình, theo thông báo từ Lầu Năm Góc. Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói rằng việc tàu tuần tra Iran nổ súng về phía tàu chở hàng là hành động không thích đáng và dường như là gây hấn.
Video đang HOT
Vụ việc trên xảy ra chỉ 3 ngày sau khi các tàu tuần tra Iran bao vây và theo sát tàu Maersk Kensington treo cờ Mỹ cũng tại khu vực trên nhưng không nổ súng, Reuters dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho hay.
Các quan chức Iran nói rằng những hành động trên đơn giản chỉ là vấn đề dân sự, không phải quân sự hay chính trị.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ tỏ ra lo ngại và đang theo dõi tình hình. Tuy nhiên, đánh giá ban đầu cho thấy Washington không có quyền hạn hợp pháp trong việc này, vì tàu chở hàng bị Iran chặn bắt lại treo cờ Cộng hòa Quần đảo Marshall và không có thủy thủ người Mỹ nào.
Hãng thông tấn Iran (IRNA) trích lời một nguồn tin từ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết đã bắt giữ tàu Maersk Tigris và 34 người trên tàu. Tuy nhiên phía đơn vị quản lý tàu cho biết thủy thủ đoàn chỉ có 24 người và hầu hết đến từ Đông Âu và châu Á.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Báo Nga chỉ dấu hiệu cho thấy Nhật sẽ can thiệp sâu vào Biển Đông
Nhật Bản cũng có thể điều động các tàu chở vũ khí, đạn dược cùng nguyên liệu hỗ trợ quân Mỹ tại bất cứ địa điểm nào Tokyo cảm thấy đó là mối đe doạ.
Trang Sputnik của Nga đưa tin cho biết Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ sở pháp lý để hợp thức hoá việc mở rộng vai trò của lực lượng phòng vệ vào tháng tới tại nghị viện. Theo báo của Nga đây có thể là dấu hiệu cho thấy Nhật Bản sẽ can dự sâu hơn vào các tranh chấp trên Biển Đông.
Nếu được nghị viện thông qua vào tháng 5 tới đây, quân đội của chính quyền Tokyo có thể sẽ có căn cứ pháp lý để tham gia vào các chiến dịch hỗ trợ phi chiến đấu trong các cuộc xung đột quân sự tiềm tàng có thể xảy ra tại các khu vực quanh Nhật Bản.
Nhật Bản cũng có thể điều động các tàu chở vũ khí, đạn dược cùng nguyên liệu hỗ trợ quân Mỹ tại bất cứ địa điểm nào Tokyo cảm thấy đó là mối đe doạ với an ninh của Nhật Bản.
Theo báo Nga, hiến pháp Nhật Bản đang từng bước được thông qua nhằm hỗ trợ cho quan hệ đối tác của chính quyền Tokyo và không ngoại trừ khả năng Tokyo có thể tham chiến cùng đồng minh Mỹ nếu Biển Đông xảy ra xung đột quân sự.
Tuy nhiên, Philippines, đồng minh của Mỹ, đối tác quan trọng của Nhật Bản lại đang vướng vào tranh chấp với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là Mỹ phải bảo vệ Philippines theo hiệp ước đã ký kết trước các cuộc tấn công tiềm tàng từ Trung Quốc.Hiện nay, cả Mỹ và Nhật Bản đều không có tuyên bố giành lãnh thổ đối với khu vực Biển Đông mặc dù lợi ích của những nước này đối với khu vực là không hề nhỏ, điểm hình là vấn đề tự do hàng hải.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Pháp điều xe tăng tới sát Nga Pháp điều động một lực lượng thiết giáp đặc nhiệm tới Ba Lan tham gia tập trận chung, động thái nhằm trấn an các nước đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ở Đông Âu. Xe tăng Leclerc của Pháp diễu hành tại thủ đô Paris kỷ niệm ngày phá ngục Bastille hôm 14/7/2014. Ảnh: AP. Lực lượng đặc...