Iran nhờ Nga phóng giúp vệ tinh Khayyam, bác bỏ dùng để do thám Ukraine
Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos thông báo vừa phóng thành công vệ tinh Khayyam của Iran. Nhiều ý kiến cho rằng Matxcơva có thể dùng vệ tinh này để cải thiện khả năng giám sát các mục tiêu quân sự tại Ukraine.
Vệ tinh Iran được Nga phóng lên quỹ đạo ngày 9-8 – Ảnh: AFP
Theo Hãng tin AFP, Roscosmos cho biết tên lửa đẩy Soyuz 2.1b của Nga đã rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan lúc 5h52 ngày 9-8 (12h52 trưa cùng ngày giờ Việt Nam), mang theo vệ tinh Khayyam của Iran lên quỹ đạo.
Iran, nước vẫn duy trì quan hệ với Nga và không chỉ trích chiến dịch quân sự đặc biệt của Matxcơva tại Ukraine, đã tìm cách xoa dịu những nghi ngờ về việc Nga có thể sử dụng Khayyam để do thám Ukraine.
Video đang HOT
Tuần trước, báo Washington Post của Mỹ đã dẫn lời các quan chức tình báo giấu tên phương Tây cho biết Nga “có kế hoạch sử dụng vệ tinh nói trên trong nhiều tháng hoặc lâu hơn” để hỗ trợ chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine, trước khi cho phép Iran nắm quyền kiểm soát Khayyam.
Tuy nhiên, ngày 8-8, Cơ quan Vũ trụ Iran (ISA) tuyên bố quốc gia Hồi giáo này sẽ kiểm soát vệ tinh Khayyam “từ ngày đầu”.
“Không có nước thứ ba nào có thể truy cập thông tin” được gửi từ vệ tinh Khayyam vì “thuật toán đã được mã hóa”, theo ISA. Cơ quan này cho biết mục đích của Khayyam là “giám sát biên giới của đất nước, nâng cao năng suất nông nghiệp và giám sát tài nguyên nước và thiên tai”.
Trong tuyên bố trước khi phóng hôm 8-8, ISA đã ca ngợi sự đáng tin cậy cao của Soyuz, và nói đó là lý do Iran quyết định giao việc phóng vệ tinh Khayyam, nặng hơn nửa tấn, cho Nga.
Khi sự cô lập của quốc tế đối với Nga ngày càng tăng liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Điện Kremlin đang tìm cách xoay trục sang Trung Đông, châu Á và châu Phi, và tìm kiếm khách hàng mới cho chương trình vũ trụ của nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp người đồng cấp Iran Ebrahim Raisi và Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei tại Tehran hồi tháng 7. Đây là một trong số ít chuyến công du nước ngoài của ông Putin kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Khayyam không phải là vệ tinh đầu tiên của Iran được Nga đưa vào vũ trụ. Năm 2005, vệ tinh Sina-1 của Iran đã được đưa từ sân bay vũ trụ Plesetsk của Nga lên quỹ đạo.
Tehran khẳng định chương trình vũ trụ của nước này chỉ dành cho mục đích dân sự và quốc phòng, không vi phạm thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 hay bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào khác.
Iran đã đưa thành công vệ tinh quân sự đầu tiên của nước này lên quỹ đạo vào tháng 4-2020, vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ Mỹ.
Nga lên kế hoạch phóng vệ tinh của Iran vào tuần tới
Ngày 9/8 tới Nga sẽ phóng vệ tinh cảm biến từ xa Khayyam của Iran vào quỹ đạo. Thông tin này đã được hai nước xác nhận và công bố 2 tuần sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Iran.
Cơ quan Vũ trụ Iran hôm thứ tư xác nhận rằng vệ tinh Khayyam của Iran sẽ được đưa lên quỹ đạo vào tuần tới với sự hợp tác của Nga. Ảnh: en.irna.ir
Trong thông báo tối 3/8, cơ quan vũ trụ Iran nêu rõ vệ tinh Khayyam sẽ được phóng bằng tên lửa Soyuz từ sân bay vũ trụ Baikonur tại Kazakhstan. Nhiệm vụ của vệ tinh này là giám sát các khu vực biên giới của Iran, giúp tăng năng suất nông nghiệp và theo dõi các nguồn nước và thảm họa tự nhiên.
Trong khi đó, Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Nga Roscosmos cũng xác nhận kế hoạch phóng vệ tinh trên. Trong thông báo, Roscosmos cho hay vào ngày 9/8, tên lửa Soyuz 2.1B sẽ được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur đưa thiết bị cảm biến từ xa Khayyam của Iran vào quỹ đạo. Thiết bị Khayyam được thiết kế và sản xuất tại những doanh nghiệp thuộc Roscosmos.
Hãng thông tấn IRNA của Iran cho biết vệ tinh có thể quay phim bề mặt Trái Đất, chụp ảnh với độ nét cao. Theo IRNA, Nga sẽ đưa vệ tinh vào vũ trụ nhưng vệ tinh này sẽ được điều khiển từ các trung tâm kiểm soát tại Iran.
Trước đây, vào tháng 10/2002, vệ tinh Sina-1 của Iran có nhiệm vụ nghiên cứu và quan sát Trái Đất đã được phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk của Nga.
Nga chưa công bố thời điểm cụ thể rút khỏi Trạm Vũ trụ quốc tế Hôm 29/7, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos, Yuri Borisov, cho biết nước này vẫn chưa đặt ra mốc thời gian cụ thể rút khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vì quá trình này sẽ kéo dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) được các thành viên phi hành đoàn Expedition 56 chụp...