Iran nhấn mạnh vai trò quan trọng giúp cân bằng thị trường dầu mỏ
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Oji nhấn mạnh thị trường dầu mỏ toàn cầu cần có nguồn cung “vàng đen” của Iran để đáp ứng nhu cầu hiện nay và duy trì tính cân bằng cung-cầu.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Shana ngày 4/2 dẫn lời Bộ trưởng Oji nêu rõ nếu các nước tiêu thụ dầu trên thế giới không hài lòng với giá dầu thô và các mức cung hiện nay, Iran đề nghị nhanh chóng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào nước này. Thị trường toàn cầu đang cần nguồn cung dầu thô từ Iran và Tehran sẵn sàng cung cấp nguồn cung cho các thị trường thế giới càng sớm càng tốt.
Cũng theo người đứng đầu Bộ Dầu mỏ Iran, trong cuộc họp mới đây, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC , đã nhất trí tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 3/2022. Ông Oji lưu ý rằng OPEC đã nhấn mạnh việc theo dõi liên tục và thường xuyên các diễn biến trên thị trường để thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm duy trì sự ổn định của thị trường dầu mỏ.
Về điều kiện thị trường hiện nay, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran nêu rõ các số liệu gần đây cho thấy thị trường dầu mỏ toàn cầu đang hướng tới sự cân bằng và ổn định, bất chấp những lo ngại về sự bùng phát của biến thể Omicron, nhờ các chỉ số kinh tế trên thế giới được cải thiện, đặc biệt tại các quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu. Theo quan chức này, các thành viên OPEC cũng hài lòng với tình hình hiện nay của thị trường dầu mỏ.
Video đang HOT
Liên quan đến dự báo của một số tổ chức quốc tế cho rằng giá dầu thô sẽ tăng lên 100 USD/thùng, Bộ trưởng Oji nêu rõ: “Về cơ bản, mục tiêu của OPEC không phải là xác định giá dầu trên thị trường. Giá dầu toàn cầu được xác định dựa trên một tập hợp các chỉ số cung-cầu và tất cả các nước thành viên OPEC đều tìm kiếm một mức giá hợp lý cho cả nhà sản xuất, người tiêu dùng và nền kinh tế toàn cầu. Các thành viên OPEC hài lòng với tình hình thị trường hiện nay và sẽ tiếp tục nỗ lực để củng cố thị trường”.
Bộ trưởng Oji cũng kêu gọi dỡ bỏ càng sớm càng tốt các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ chống lại Iran để đưa quốc gia Trung Đông này trở lại thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Nhiều ngân hàng dự đoán năm 2022 giá dầu thế giới đạt mức 3 con số
Theo các nhà quan sát, bản thân nhiều nước trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang thiếu khả năng đẩy mạnh sản lượng.
Những quốc gia khác có năng lực bơm thêm dầu lại đang giảm dư thừa công suất toàn cầu từ đó gây rủi ro bùng phát gián đoạn nguồn cung và khiến giá dầu tăng thêm.
Một nhà máy lọc dầu tại Deer Park, Texas (Mỹ). Ảnh: AP
Kênh RT (Nga) cho biết hầu hết năng lực dư thừa công suất toàn cầu nằm trong tay hai thành viên của OPEC là Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Dư thừa công suất là năng lực sản xuất hơn mức đang được khai thác hiện tại.
Bất ổn tại Kazakhstan và Libya trong tháng qua đã phản ánh thách thức thị trường dầu mỏ phải đối mặt nếu dư thừa công suất tiếp tục thuyên giảm. Vấn đề với OPEC là chỉ có một vài nhà sản xuất có thể duy trì dư thừa công suất khi nâng sản lượng, như Saudi Arabia, UAE, Kuwait và có thể bao gồm cả Iraq.
Mỹ, Canada cùng Brazil đều không thuộc OPEC và dự kiến nâng sản lượng khai thác dầu trong năm 2022. Với dự đoán nhu cầu về dầu mỏ trong năm nay có thể vượt mức trước khi COVID-19 bùng phát, việc dư thừa công suất thấp và đầu tư thượng nguồn thấp trong những năm gần đây đang tạo tiền đề cho giá dầu tăng cao.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) ước tính dư thừa công suất của OPEC sẽ giảm chỉ còn 2,3 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2022. Đây được coi là mức dư thừa công suất thấp nhất kể từ cuối năm 2018.
Ông Francisco Blanch tại Ngân hàng Mỹ nhận định với Bloomberg rằng nguồn cung của Nga sẽ ổn định trong 2 tháng tới và dầu mỏ có thể đạt giá ở mức 3 con số vào quý 2/2022. Cũng theo ông Blanch, nhu cầu về "vàng đen" đang khôi phục trong khi nguồn cung của OPEC cũng ổn định trong 2 tháng tới.
Một số nhà sản xuất tại OPEC gần đây nhận định với hãng thông tấn Reuters (Anh) rằng OPEC dự kiến gặp khó khăn trong tăng nguồn cung và giá dầu có khả năng đạt mức 100 USD/thùng.
Nhiều ngân hàng lớn tại Phố Wall cũng cho rằng dư thừa công suất giảm và năng lực đi xuống của OPEC trong đẩy mạnh sản xuất sẽ dẫn đến giá dầu đạt mức 3 con số.
Ngân hàng Goldman Sachs trong tháng 1 dự đoán giá dầu có thể đạt mức 100 USD/thùng vào năm nay và tăng lên 105 USD/thùng vào năm 2023. Goldman Sachs trích dẫn các lý do là sự thay thế từ khí đốt sang dầu; thất vọng về nguồn cung; nhu cầu mạnh hơn dự kiến vào quý 4 năm 2021; hàng tồn kho của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự kiến giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2000 vào mùa Hè. Bên cạnh đó, dư thừa công suất của OPEC theo Goldman Sachs sẽ xuống mức chỉ 1,2 triệu thùng/ngày.
JP Morgan (Mỹ) lại cho rằng giá dầu có thể lên tới 125 USD/thùng vào năm nay và 150 USD/thùng vào năm 2023.
Năng lực sản xuất suy yếu của OPEC+ có thể đẩy giá dầu vượt 100 USD/thùng Thị trường nhanh chóng nhận thấy rằng nhiều nước thành viên OPEC không có đủ năng lực để tăng sản lượng dầu khai thác. Hoạt động khai thác dầu mỏ tại UAE. Ảnh: Getty Images Trong bối cảnh các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ) đảo ngược chính sách cắt giảm sản lượng, thị...