Iran, Nga nhất trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai
Nga và Iran đã đạt được nhất trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 2 cho Iran, thông tin được người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran Ali-Akbar Salehi cho biết ngay hôm qua 23/9 và được kênh truyền hình Press TV dẫn lại.
Nhà máy điện hạt nhân thứ hai sẽ có công suất gấp 4 lần nhà máy ở Bushehr hiện nay.
Ông Salehi cho biết hai bên đạt được nhất trí trong cuôc họp của ủy ban kinh tê chung diễn ra ngày 23/9 ngay sau khi Nga bàn giao quyên quản lý nhà máy điện nguyên tử ở Bushehr cho Iran.
Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, nhà máy điên hạt nhân thứ hai sẽ giúp Iran bổ sung thêm 4.000 MW điện, gấp 4 lần công suất 1.000 MW của nhà máy điện thứ nhất ở Bushehr.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, trong hai năm đâu tiên, nhà máy Bushehr sẽ được phía Nga bảo hành và vân hành dưới sự hướng dẫn, hô trợ kỹ thuật của đội ngũ chuyên gia Nga.
Sau thời gian trên, Tehran sẽ tiêp quản toàn bộ các hoạt đông và tự vận hành nhà máy.
Busher là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Iran nói riêng, khu vực Trung Đông nói chung.
Nhà máy được công ty Kraftwerk Union AG của Tập đoàn Siemens (Đức) khởi công năm 1975 nhưng bị đình lại sau khi xảy ra Cách mạng Hồi giáo Iran (2/1979) và chiến tranh Iran-Iraq (1980 – 1988).
Năm 1994, Nga đồng ý hoàn thiện nốt việc xây dựng nhà máy và việc xây dựng chỉ được hoàn tất vào năm 2013 sau nhiều lần bị trì hoãn do những quan ngại của phương Tây và một số nước Ả-rập trong khu vực. Các nước này cho rằng Iran xây nhà máy điện nguyên tử để phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng Tehran một mực bác bỏ.
Theo Dantri
Kinh hoàng rò rỉ phóng xạ
Dù biết mức nguy hiểm từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima còn cao nhưng người Nhật vẫn phải giật mình khi thông tin lộ ra rằng chất phóng xạ có nồng độ lên tới 60 tỷ bq đang bị thải ra Thái Bình Dương hàng ngày từ nhà máy điện trên.
Nỗ lực ngăn chặn rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima vẫn chưa đạt kết quả
Phát biểu trong hội thảo khoa học của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) diễn ra tại Vienna (Áo), chuyên viên Cục khí tượng và thủy văn Nhật Bản M. Aoyama cho biết hai loại chất phóng xạ cesium 137 và strontium 90 đang bị rò rỉ vào Thái Bình Dương lên tới 60 tỷ bq. Thông tin này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành các nhà máy điện hạt nhân Fukushima, thừa nhận tình hình rò rỉ phóng xạ đã vượt khả năng kiểm soát.
Độ phóng xạ (H) của một lượng chất phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu, đo bằng số phân rã trong 1 giây, đơn vị là beccơren (Bq). Thường thì khi có sự cố hạt nhân và có phóng xạ thoát ra, nồng độ phóng xạ trong sữa có thể là 100 Bq/lit hoặc ở thịt là 300 Bq/kg. Tức là có 100 hạt nhân phân rã/giây trong một lít sữa, hoặc 300 hạt nhân phân rã/giây trong 1 kg thịt. Ở mức hoạt động như vậy, sữa và thịt có thể vẫn sử dụng được. Nhưng giới hạn cao nhất cho phép chỉ là 1.000 bq/kg đối với một số chất phóng xạ.
Điều đó giải thích vì sao người Nhật lại giật mình sợ hãi đến thế khi con số 60 tỷ bq được lộ ra. Thực chất thì thảm họa phóng xạ ở Fukushima đã nằm ngoài khả năng đối phó của TEPCO. Trước đó, trong nỗ lực ngăn chặn sự rò rỉ, các công nhân Nhà máy Fukushima 1 đã cho xây một rào chắn ngầm dưới đất bằng cách bơm hóa chất xuống đất làm cho đất rắn lại. TEPCO cũng tăng cường thêm bồn chứa có khả năng chứa đến 400.000 tấn nước nhiễm xạ và có kế hoạch xây dựng thêm bồn chứa 300.000 tấn nước vào 3 năm tới.
Tuy nhiên, những nỗ lực trên vẫn chưa hiệu quả, và cuối tháng 8 vừa rồi, Cơ quan điều hành hạt nhân Nhật Bản (NRA) cho biết mỗi ngày có tới 300 tấn nước nhiễm xạ cao từ Nhà máy Fukushima rò rỉ ra biển. Đến mức này thì NRA buộc phải khuyến cáo chính quyền Nhật Bản cần có thông báo khẩn cấp đến Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) để nhờ trợ giúp.
Hôm 19-9, sau khi dành tới 3 giờ để thị sát nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Thủ tướng Nhật Bản S. Abe đã ra lệnh đóng cửa ngay lập tức hai lò phản ứng còn lại tại đây thay vì chỉ dừng 4 lò như thời gian vừa qua để có thể tập trung toàn bộ nhân lực cho việc giải quyết vấn đề rò rỉ nước nhiễm xạ. Ông Chủ tịch Tepco Hirose đã cam kết chuẩn bị 1000 tỷ yên (tương đương 10,1 tỷ USD) cho việc khắc phục hậu quả rò rỉ hạt nhân. Chính phủ Nhật Bản thì đã thông qua kế hoạch dành khoảng 15 tỷ yên (150 triệu USD) để nâng cấp một hệ thống xử lý nước ALPS do hãng Toshiba của Nhật Bản và EnergySolutions của Mỹ cùng phát triển. Hệ thống này có thể giảm đáng kể lượng chất phóng xạ có trong nước nhiễm xạ tại nhà máy Fukushima.
Cuộc đua với thần chết ở Fukushima đang diễn ra căng thẳng. Đó không chỉ nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt giúp Thủ đô Tokyo tổ chức an toàn Thế vận hội mùa hè 2020, mà còn vì uy tín và tương lai của nước Nhật, nơi được coi là niềm tự hào của nhiều công nghệ.
Theo ANTD
Nhật Bản phản đối tranh biếm họa về Fukushima Ngày 12-9, chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng phản đối việc một tờ báo Pháp đăng biếm họa chỉ trích việc Tokyo được chọn tổ chức Olympic 2020 bất chấp cuộc khủng hoảng hạt nhân ở nhà máy Fukushima số 1. Bức tranh biếm họa đăng trên tờ Le Canard Enchaine vẽ hình hai võ sĩ sumo dị dạng thừa chân tay,...