Iran nêu điều kiện với Mỹ
Ngoại trưởng Iran cho biết sẽ dừng phá vỡ cam kết trong thỏa thuận hạt nhân nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt do Trump áp đặt.
“Mỹ dỡ bỏ vô điều kiện và có hiệu quả toàn bộ lệnh trừng phạt do Trump áp đặt. Sau đó chúng tôi sẽ lập tức dừng mọi biện pháp phản ứng, đơn giản là vậy”, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đăng trên Twitter ngày 19/2.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Zarif được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày 18/2 cho biết Mỹ sẵn sàng đối thoại với Iran về việc đưa hai nước quay trở lại thỏa thuận hạt nhân, vốn yêu cầu Tehran ngừng phát triển vũ khí hạt nhân để đối lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.
Cựu tổng thống Donald Trump năm 2018 rút Mỹ khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Tehran sau đó từng bước hủy bỏ cam kết trong thỏa thuận với việc tích trữ uranium cấp độ thấp, sau đó làm giàu lên cấp độ cao hơn và lắp đặt các máy ly tâm tiên tiến để tăng tốc sản xuất.
Video đang HOT
Mỹ và Iran mâu thuẫn về việc bên nào sẽ đi bước đầu tiên để khôi phục thỏa thuận hạt nhân. Iran tuyên bố Mỹ phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Trump trước, trong khi Washington yêu cầu Tehran phải quay lại tuân thủ cam kết trong thỏa thuận.
Một quan chức cấp cao của Iran cho biết nước này đang xem xét đề nghị khôi phục thỏa thuận do Mỹ đưa ra. “Trước tiên họ phải quay trở lại thỏa thuận năm 2015, sau đó mới có thể thảo luận về các bước đồng bộ cơ bản trong khuôn khổ của thỏa thuận”, quan chức Iran cho biết.
“Chúng tôi chưa bao giờ phát triển vũ khí hạt nhân và đây không phải một phần học thuyết quốc phòng của mình. Thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng. Hãy dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt và tạo cơ hội cho ngoại giao”.
Quốc hội Iran ngày 23/2 dự kiến thông qua đạo luật buộc giới chức nước này hủy quyền tiếp cận sâu được cấp cho các thanh sát viên giám sát việc không phổ biến vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc. Các thanh sát viên được trao quyền tiếp cận sâu theo thỏa thuận năm 2015, các chuyến thị sát của họ sẽ bị giới hạn tại những cơ sở hạt nhân đã được công bố nếu Iran tước quyền này.
Mỹ và các quốc gia châu Âu tham gia thỏa thuận hạt nhân hối thúc Iran kiềm chế thực hiện động thái trên, vốn được đánh giá sẽ làm phức tạp thêm nỗ lực quay lại hiệp ước của Biden.
Tổng thống Mỹ trước đó nói hy vọng sẽ dùng sự hồi sinh của thỏa thuận với Iran để làm bàn đạp cho thỏa thuận lớn hơn với quốc gia Trung Đông, nhằm hạn chế phát triển tên lửa đạn đạo và các hoạt động của họ trong khu vực.
Ngoại trưởng Iran hối thúc Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã hối thúc Mỹ hành động nhanh chóng để trở lại thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đồng thời nêu rõ luật định được Quốc hội Iran thông qua buộc chính phủ nước này phải có lập trường cứng rắn về vấn đề hạt nhân nếu đến ngày 21/2 tới các lệnh trừng phạt của Mỹ không được nới lỏng.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Tehran. Ảnh: AFP/TTXVN
Tháng 12 vừa qua, Quốc hội Iran đã thông qua dự luật ấn định thời hạn chót 2 tháng Mỹ phải nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Thỏa thuận JCPOA, được ký giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức). Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran. Đáp lại, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu urani. Iran khẳng định nước này đủ năng lực làm giàu urani ở độ tinh khiết 90% - mức để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách trở lại JCPOA. Ông Biden tuyên bố Mỹ sẵn sàng quay trở lại thỏa thuận nếu Iran đảo ngược lộ trình làm giàu urani và quay trở lại tuân thủ JCPOA.
Về phía Iran, nước này kiên quyết rằng Mỹ phải nới lỏng các biện pháp trừng phạt trước, đồng thời bác bỏ mọi thay đổi đối với thỏa thuận này cũng như những lời kêu gọi mở rộng các điều khoản của thỏa thuận và đưa các nước trong khu vực tham gia thỏa thuận. Đầu tháng này, Ngoại trưởng Zarif kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) điều phối để cả Mỹ và Iran cùng quay trở lại tuân thủ thỏa thuận JCPOA.
Mỹ bác đề xuất của Iran về 'cùng phối hợp' trở lại thỏa thuận hạt nhân Chính quyền Tổng thống Joe Biden được cho là đã bác đề nghị của Tehran về điều phối các bước đi song song nhằm trở lại các cam kết có trong thỏa thuận hạt nhân Iran, được biết đến với tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA). Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price phát...