Iran lớn tiếng “xua đuổi” Mỹ khỏi Vịnh Persian
Vào hôm 2-5, lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei vừa cảnh báo quân đội Mỹ nên tránh xa khu vực Vịnh Persian, nơi Wasington đang triển khai cả một nhóm tàu chiến đấu bảo vệ một tàu sân bay.
“Mỹ đang làm gì ở đây? Đây là Vịnh Persian, nhà của chúng tôi. Hãy trở về Vịnh Con Lợn và tập trận ở đó”, ông Ayatollah Ali Khamenei nói với hãng tin Fars News vào hôm 2-5.
Những tuyên bố này đến sau khi hải quân Mỹ tăng cường triển khai một tàu sân bay đến khu vực này nhằm hỗ trợ cho cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei
Ông Khamenei khẳng định rằng, Tehran vẫn sẽ tập trận trong khu vực Vịnh Persian, bất chấp sự phản đối của Mỹ. 2 nước đã có những xung đột trong thời gian qua bao gồm cả việc Iran bắt giữ 10 thuỷ thủ Mỹ đi vào hải phận của nước này vào hồi tháng 1.
“Hiện nay, kẻ thù nói những lời lớn hơn miệng của họ. Ví dụ như việc, họ định ngăn cản kế hoạch tâp trận của Iran tại chính Vịnh Persian. Nơi đây là một phần của biển Oman và là nhà của chúng tôi. Iran có quyền được hiện diện và thể hiện sức mạnh quân sự tại đây. Sao những nước khác phải đến tận đây để tập trận”, ông Khamenei nhấn mạnh.
Video đang HOT
Mặc dù đã đạt được thoả thuận hạt nhân, chính quyền Washington vẫn còn thường xuyên chỉ trích chương trình tên lửa đạn đạo của Iran. Sau khi được gỡ bỏ trừng phạt, Iran đang đẩy mạnh việc mua thiết bị quân sự từ các nước đồng minh, trong khi đó, Mỹ khẳng định rằng, họ vẫn đang theo dõi kĩ các hành động này.
Theo_An ninh thủ đô
Báo Mỹ: Nga-Trung tập trung xua đuổi Mỹ khỏi biên giới
Mục tiêu thúc đẩy các chương trình phát triển vũ khí công nghệ cao của Nga và Trung Quốc là buộc quân đội Mỹ lùi xa biên giới của họ.
Tờ The Hill dẫn lời các chuyên gia mới đây đưa tin cho hay, quân đội Nga và Trung Quốc đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với quân đội Mỹ.
Theo các nhà phân tích, các loại vũ khí mới của Nga và Trung Quốc hiện nay có khả năng phát hiện hiệu quả cao hơn và tấn công máy bay cũng như tàu chiến của Mỹ.
Tàu chiến Mỹ. Ảnh Rian
Mục tiêu thúc đẩy các chương trình phát triển vũ khí công nghệ cao của Nga và Trung Quốc là buộc quân đội Mỹ lùi xa biên giới của họ.
"Đặc biệt, Nga đang thách thức Mỹ ở khu vực Baltic, nơi gần đây các máy bay Nga đã không cho phép tàu và máy bay Mỹ được bình yên", The Hill bình luận.
The Hill dẫn lời chuyên gia Mark Ganzinger từ Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược cho rằng Mỹ không còn khả năng đối phó với các đối thủ sở hữu một kho vũ khí có độ chính xác cao kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
"Mỹ đã từng có thể sử dụng các căn cứ quân sự nằm không xa biên giới đối phương. Giờ đây, mọi thứ đang thay đổi", ông nói.
Các chuyên gia cũng tin rằng sự thống trị dưới nước của Mỹ cũng đang bị đe dọa. Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển các tàu ngầm và các tàu ngầm Nga ngày càng tích cực thực hiện các hoạt động tuần tra.
"Các hệ thống phòng không tiên tiến. Các tàu ngầm ngày càng lớn hơn, êm hơn và khó phát hiện hơn", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Wark thừa nhận trong một tuyên bố gần đây.
Để đối phó với các mối đe dọa trên, Lầu Năm Góc thúc đẩy các kế hoạch phát triển vũ khí công nghệ cao "tàng hình", chẳng hạn như máy bay ném bom B-21. Ảnh The Hill
Để đối phó với các mối đe dọa trên, Lầu Năm Góc thúc đẩy các kế hoạch phát triển vũ khí công nghệ cao "tàng hình", chẳng hạn như máy bay ném bom B-21. Ngoài ra, Mỹ sẽ nâng cao công nghệ cho các nước đồng minh, đặc biệt là Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, mối nguy hiểm lớn nhất đối với Mỹ lại chính là các thủ tục mua vũ khí phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Trong khi chờ các loại vũ khí mới đến, các đối thủ của Mỹ đã có thể giành được ưu thế không chỉ về chất lượng mà con cả số lượng.
"Như những gì người Nga đã thể hiện trong Chiến tranh Lạnh, họ đã tăng cường khả năng quân sự về cả số lượng cũng như chất lượng. Người Trung Quốc cũng có thể nhanh chóng triển khai lượng lớn vũ khí vào không gian nhỏ trong một thời gian ngắn và đè bẹp ưu thế công nghệ của chúng ta", Chris Harmer - nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhấn mạnh.
Các chuyên giâ nói rằng họ hiện không thấy biện pháp khắc phục nào có thể giúp Mỹ lấp được lỗ hổng, thu hẹp khoảng cách quân sự với Nga và Trung Quốc trong thời gian ngắn tới.
"Bộ Quốc phòng muốn di chuyển nhanh hơn. Nhưng sự thay đổi rất khó khăn. Thay đổi rất chậm" do các rào cản pháp lý, ông Harmer nói thêm.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc lớn tiếng đòi Nhật bỏ Biển Đông khỏi nghị sự G7 Trung Quốc đang gây sức ép đòi Nhật không đưa vấn đề biển Đông vào chương trình nghị sĩ của Hội nghị thượng đỉnh G7, sẽ diễn ra vào tháng 5 tới. Đường băng dài 3.250 m và rộng 55 m mà Trung Quốc xây trái phép trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS Hãng tin...