Iran lên kế hoạch ‘loại bỏ’ Israel
Hôm chủ nhật, lãnh tụ tối cao Iran Ayatolla Ali Khamenei đã công bố một bản kế hoạch bao gồm 9 bước để “loại bỏ” Israel, khiến Thủ tướng Israel phải có ý kiến với các nhà đàm phán phương Tây tham gia cuộc đàm phán liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran.
Trên tài khoản Twitter của Khamenei đã chính thức giải thích rằng kế hoạch đó là “cách thích hợp để loại bỏ Israel”. Vì sao nên loại bỏ Israel và phải làm thế nào?” Khamenei trả lời câu hỏi quan trọng này bằng đăng tại chi tiết bản kế hoạch kèm ảnh minh họa trên Twitter.
“Cách tốt nhất để ngăn chặn tội ác của Israel là xóa bỏ chế độ này”, Khamenei đã viết: “Nhưng tất nhiên việc loại bỏ này không có nghĩa là thảm sát người Do Thái trong khu vực. Nước Cộng hòa Hồi giáo đã đề xuất một cơ chế thiết thực và hợp lý cho cộng đồng quốc tế”
Thủ tướng Israel Ben Jamin Netanyahu noi rằng kế hoạch của Khamenei là một ví dụ nữa cho thấy sự cực đoan của Iran. “Ông Khamenei đã kêu gọi cho sự hủy diệt của Israel khi đang đàm phán cho thỏa thuận hạt nhân”, Ông Netanyahu nhận xét thêm.
“Kêu gọi loại bỏ Israel chính là thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố quốc tế… và Iran đang tiếp tục lừa dối công đồng quốc tế về chương trình hạt nhân của mình. Các nước P5 1 không nên vội vã đàm phán hay thỏa thuận với họ.”
Theo Người đưa tin
Video đang HOT
Israel-Palestine: cuộc đối đầu chưa có hồi kết
Palestine đã kịch liệt chỉ trích việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu so sánh phong trào Hồi giáo Hamas với nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm nay ở thành phố New York, Mỹ tiếp tục chứng kiến sự đối đầu gay gắt giữa Israel và Palestine khi hai bên liên tục cáo buộc nhau cản trở tiến trình hòa bình.
Điều này một lần nữa cho thấy, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế, mà đi đầu là Mỹ nhằm đẩy con tàu hòa bình Trung Đông lăn bánh là không hề dễ dàng.
Ảnh Urbantimes
Ngày 29/9, Tổ chức Giải phóng Palestine kịch liệt chỉ trích việc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu so sánh phong trào Hồi giáo Hamas với nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Iraq và Syria trong bài phát biểu cùng ngày tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở thành phố New York, Mỹ.
Theo Tổ chức Giải phóng Palestine, đây là "một sự xuyên tạc trắng trợn thực tế" và "chối bỏ sự thật" về vấn đề định cư cũng như các hành động quân sự của Israel.
Trước đó, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Netanyahu đã bác bỏ các buộc rằng Israel phạm tội ác chiến tranh trong chiến dịch tại dải Gaza làm hơn 2.000 người Palestine thiệt mạng hồi tháng 7 và tháng 8 vừa qua.
Thay vào đó, Thủ tướng Israel đổ lỗi cho Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và phong trào Hồi giáo Hamas, đồng thời so sanh Hamas vối nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Cũng trong ngày 29/9, Hamas đã chỉ trích những tuyên bố này của ông Netanyahu , đồng thời cáo buộc "những kẻ chiếm đóng Israel" là nguồn gốc chủ nghĩa khủng bố.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman đã đổ lỗi cho Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas không muốn có hòa bình với Israel. Theo ông này, phát biểu của Tổng thống Abbas tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc theo đó cáo buộc Israel tiến hành "cuộc chiến tranh diệt chủng" tại dải Gaza là thông điệp của thù hận và kích động.
Trong cuộc chiến kéo dài 50 ngày trên dải Gaza, Israel đã thực hiện hàng nghìn cuộc không kích nhằm vào các khu vực đông dân cư, trong khi các tay súng ở dải Gaza cũng bắn hàng nghìn quả rocket về phía lãnh thổ Israel.
Chiến dịch quân sự này cũng phá hủy hàng chục nghìn ngôi nhà trên dải Gaza và theo Liên Hợp Quốc, Palestine sẽ phải mất tới nhiều năm cho công cuộc tái thiết dải Gaza.
Tình trạng đối đầu gay gắt giữa các nhà lãnh đạo Israel và Palestine tại các diễn đàn quốc tế đang càng kéo dài thêm khoảng cách giữa hai nước, khiến viễn cảnh về một nền hòa bình lâu dài tại Trung Đông càng trở nên xa vời.
Và một điều nguy hiểm hơn, điều này đang càng làm gia tăng tâm lý thiên về sử dụng súng đạn hơn là ngoại giao trong giải quyết xung đột. Kết quả cuộc thăm dò mới dây của Trung tâm nghiên cứu chính sách và khảo sát Palestine cho thấy, có tới 80% người Palestine ủng hộ việc bắn rocket từ dải Gaza nhằm vào Israel nếu tình trạng bao vây và phong tỏa dải đất này không chấm dứt, trong khi chỉ có 29% tin tưởng vào các cuộc đàm phán và 23% ủng hộ kháng cự không sử dụng vũ lực.
Một người Palestine nói: "Những nỗ lực của Palestine thời gian vừa qua nhằm khôi phục tiến trình hòa bình Trung Đông là một sự lãng phí thời gian. Trong khi chúng ta bắt đầu các cuộc đàm phán, thì Israel lại tiếp tục mở rộng các khu định cư và gia tăng các vụ bắt giữ".
Trong khi đó, nhiều người đã bắt đầu tỏ ra lo ngại về tương lai hòa bình Trung Đông. Anh Saleh Hami, một người dân ở Ramallah bày tỏ: "Trung Đông đang chứng kiến những thay đổi lớn và nhanh chóng. Không ai còn có thể dự đoán được những gì sẽ xảy ra trong tương lai."
Tổng thống Mỹ Barack Obama, người rất tích cực trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình Trung Đông, mới đây cũng phải thừa nhận, có quá nhiều người Israel sẵn sàng từ bỏ các nỗ lực hòa bình ở Trung Đông.
Điều này được phản ánh qua những việc làm thiếu thiện chí của Israel khi nước này ngoan cố xây dựng các khu định cư tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Palestine, cũng như qua cuộc chiến vừa qua đã để lại một dải Gaza hoang tàn./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Tình báo Israel nghe lén Ngoại trưởng Mỹ John Kerry Theo tạp chí Đức, ngoài Israel ra, tình báo Nga và Trung Quốc cũng được cho là đã nghe trộm ông Kerry khi ông sử dụng điện thoại thường. Tạp chí Đức Der Spiegel hôm 3/8 cho biết Israel và ít nhất một cơ quan tình báo khác nghe lén các cuộc điện thoại không được bảo vệ của Ngoại trưởng Mỹ John...