Iran không dừng làm giàu uranium nếu Mỹ vẫn cấm vận
Iran tuyên bố không chấp nhận yêu cầu đảo ngược quyết định đẩy nhanh chương trình hạt nhân do Mỹ đưa ra nếu họ vẫn chịu các lệnh trừng phạt.
Yêu cầu của Mỹ là điều “không thực tế và sẽ không xảy ra”, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ở Istanbul ngày 29/1.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden yêu cầu Iran phải tiếp tục tuân thủ cam kết hạn chế chương trình hạt nhân theo thỏa thuận năm 2015 trước khi Mỹ quay lại hiệp ước này.
Iran lần lượt phá vỡ các cam kết để phản ứng với việc chính quyền cựu tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận năm 2018 và tái áp các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông này.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ tại Istanbul, ngày 29/1. Ảnh: Reuters .
Iran hồi đầu tháng 1 tiếp tục làm giàu uranium lên mức 20% tại cơ sở hạt nhân Fordow, cấp độ nước này đã đạt được trước khi ký thỏa thuận. Tuy nhiên, Iran cho biết có thể nhanh chóng đảo ngược việc phá vỡ cam kết nếu Mỹ dỡ các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này. “Nếu Mỹ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình”, Ngoại trưởng Zarif nói.
Quốc hội Iran hồi tháng 12/2020 thông qua đạo luật yêu cầu chính phủ nước này phải tiếp tục lập trường cứng rắn về chương trình hạt nhân nếu Mỹ không nới lỏng các lệnh trừng phạt trong vòng hai tháng.
Ngoại trưởng Iran Zaraf cũng lên án các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này quyết định mua tên lửa phòng không S-400 của Nga. “Chính phủ Mỹ thích các biện pháp trừng phạt, điều này gây hại cho cả thế giới và chính họ”, Zarif nói.
Iran khẳng định đủ năng lực làm giàu uranium ở độ tinh khiết 90%
Người phát ngôn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Behrooz Kamalvandi tuyên bố Iran có thể làm giàu uranium ở độ tinh khiết tới 90%.
Bên trong một nhà máy điện hạt nhân ở miền Nam Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, trả lời kênh truyền hình quốc gia ngày 7/1, ông Behrooz Kamalvandi cho biết Iran có đủ năng lực sản sản xuất uranium ở độ tinh khiết với các tỉ lệ phần trăm khác nhau lên tới 90%. Nếu mức độ làm giàu uranium với độ tinh khiết trên 20% được yêu cầu tại một vài khu vực, AEOI có thể làm điều đó.
Quy trình làm giàu uranium với độ tinh khiết 20% đã được khởi động vào ngày 4/1 như một phần của Kế hoạch Hành động Chiến lược của Iran đã được Quốc hội nước này thông qua vào tháng 12/2020 nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Giám đốc AEOI, Ali Akbar Salehi hôm 5/1 tuyên bố nước này sẽ sản xuất tới 9 kg uranium đã được làm giàu với độ tinh khiết 20% mỗi tháng.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết việc Iran tiếp tục làm giàu uranium với độ tinh khiết 20% đã được Quốc hội nước này phê chuẩn. Ngoài ra, Tehran cũng đã thực hiện đúng quy trình thông báo tới Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về kế hoạch này.
Ông Zarif khẳng định quyết định trên hoàn toàn phù hợp với nội dung nêu trong đoạn thứ 36 của Thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), sau nhiều năm một số bên khác tham gia JCPOA không tuân thủ thỏa thuận. Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Iran cũng nêu rõ nước này hoàn toàn có thể hủy bỏ các biện pháp hạt nhân, nếu tất cả các bên khác tham gia JCPOA cùng tuân thủ đầy đủ thỏa thuận này.
Căng thẳng liên quan JCPOA gia tăng kể từ tháng 5/2018, khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân này và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran nhằm gây áp lực buộc Tehran đàm phán lại thỏa thuận. Đáp lại, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu uranium. JCPOA quy định Iran chỉ được làm giàu uranium ở mức 3,67%, thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết. Mức làm giàu uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân là 90%.
Quốc hội Iran thông qua đạo luật làm giàu uranium lên 20% Quốc hội Iran vừa thông qua đạo luật tăng cường làm giàu uranium lên 20% và khôi phục lò phản ứng nước nặng Arak như trước khi có thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Đạo luật này được gọi là "các biện pháp chiến lược để hủy bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ", với mục đích buộc Mỹ hủy bỏ các lệnh...