Iran ‘khoe’ hệ thống phòng không di động mới giữa căng thẳng với Israel
Trong khuôn khổ cuộc tập trận phòng không Eqtedar 1403 cũng như một loạt cuộc tập trận đang diễn ra, Lực lượng Vũ trang Iran đã ra mắt hệ thống tên lửa phòng không di động Thunder mới.
Hệ thống tên lửa phòng không Thunder của Iran. Ảnh: ISNA
Đây là bổ sung mới nhất trong kho vũ khí phòng không của Iran, được thiết kế để đán.h chặn và tiê.u diệ.t các mục tiêu trên không ở độ cao lớn, thể hiện bước tiến quan trọng trong năng lực quốc phòng của nước này.
Sự kiện ra mắt hệ thống Thunder diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Israel, đối thủ lớn nhất của Iran, đặc biệt liên quan đến chương trình hạt nhân và các hoạt động khu vực của Tehran.
Việc tập trung phát triển hệ thống phòng không nội địa của Iran được thúc đẩy không chỉ bởi nguy cơ hành động quân sự từ Israel mà còn bởi tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế, khiến Iran khó tiếp cận công nghệ quân sự từ nước ngoài.
Hệ thống Thunder: Tấm lá chắn ngăn chặn mối đ.e dọ.a trên không
Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này. Ảnh: AFP/TTXVN
Hệ thống Thunder, được giới thiệu trong Eqtedar 1403, là hệ thống phòng không tầm ngắn di động, được Iran phát triển nhằm bảo vệ các tài sản quan trọng khỏi các mối đ.e dọ.a từ trên không. Nó được thiết kế để đán.h chặn các mục tiêu bay thấp, như thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác.
Với khả năng cơ động cao, hệ thống Thunder có thể triển khai nhanh chóng để bảo vệ các cơ sở quân sự, sân bay và những vị trí chiến lược khác. Đặc điểm này giúp hệ thống phù hợp trong việc đối phó với các mối đ.e dọ.a linh hoạt trong môi trường chiến trường phức tạp.
Hệ thống Thunder là một phần trong chiến lược rộng lớn của Iran nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, điều đã bị hạn chế nghiêm trọng bởi các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây.
Video đang HOT
Những biện pháp trừng phạt này đã ngăn cản Iran tiếp cận các hệ thống phòng thủ tiên tiến từ Nga hay Trung Quốc, buộc nước này tập trung phát triển vũ khí nội địa.
Hệ thống Thunder đán.h dấu một bước tiến trong nỗ lực này, bổ sung vào danh sách các hệ thống do Iran tự sản xuất, bao gồm Bavar-373 (được ví như S-300 của Nga) và Khordad-15, hệ thống phòng không di động có khả năng tấ.n côn.g máy bay và tên lửa ở tầm trung và xa.
Đáp trả mối đ.e dọ.a từ Israel
Sự phát triển và triển khai hệ thống Thunder cũng là phản ứng của Tehran trước mối đ.e dọ.a ngày càng lớn từ Israel, quốc gia sở hữu lực lượng không quân hiện đại trên thế giới.
Với các công nghệ tiên tiến như máy bay tàng hình, vũ khí dẫn đường chính xác và hệ thống tên lửa tầm xa, Israel được Iran xem là thách thức quân sự đáng gờm trong khu vực.
Iran ưu tiên các hệ thống phòng không tầm ngắn như Thunder để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng khỏi các cuộc không kích tiềm tàng từ Israel. Hệ thống này được thiết kế nhằm vô hiệu hóa các thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác ở độ cao thấp, những mối đ.e dọ.a khó phát hiện và đán.h chặn bằng các hệ thống phòng không thông thường.
Hệ thống Thunder góp phần nâng cao chiến lược phòng thủ nhiều tầng của Iran, bảo vệ đất nước trước hàng loạt mối đ.e dọ.a từ trên không. Với radar và hệ thống dẫn đường tiên tiến, Thunder có khả năng theo dõi và đối phó nhiều mục tiêu cùng lúc, đảm bảo phản ứng nhanh trước các mối nguy đang thay đổi.
Dù thông tin chi tiết về tầm bắ.n và công nghệ dẫn đường của Thunder chưa được công bố, các chuyên gia cho rằng nó sử dụng các công nghệ được phát triển trong nước, tập trung vào tính linh hoạt và khả năng thích ứng trong các tình huống chiến đấu phức tạp.
Mặc dù hệ thống Thunder đại diện cho bước tiến lớn trong năng lực phòng không của Iran, nước này vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong việc tiếp cận các linh kiện và công nghệ tiên tiến. Các lệnh trừng phạt quốc tế tiếp tục là rào cản lớn, nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Iran đã chứng minh khả năng vượt qua nhờ đổi mới và sản xuất nội địa.
Trong bối cảnh căng thẳng khu vực tiếp tục leo thang, đặc biệt với khả năng Israel có thể tiến hành hành động quân sự nhắm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, sự phát triển các hệ thống như Thunder trở nên đặc biệt quan trọng. Với khả năng triển khai linh hoạt và cơ động, hệ thống Thunder được kỳ vọng đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ các tài sản quân sự và hạ tầng chiến lược của Iran.
Lãnh tụ tối cao Iran lần đầu lên tiếng sau cuộc tấ.n côn.g của hơn 100 chiến đấu cơ Israel
Lãnh tụ Tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cho rằng các quan chức nước này nên quyết định cách tốt nhất để thể hiện sức mạnh trước Israel sau cuộc tấ.n côn.g của quân đội Israel (IDF) vào Iran sáng 26/10.
Ngày 27/10, hãng thông tấn IRNA đã đăng tải đoạn video cho thấy Lãnh tụ Tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei phát biểu trước đám đông cho rằng cuộc tấ.n côn.g của Israel vào rạng sáng 26/10 không nên bị xem nhẹ cũng như không nên bị phóng đại.
Theo Lãnh tụ Tối cao của Iran, Israel đã sai lầm trong tính toán về Iran và phản ứng của Iran đối với Israel nên được xác định bởi các quan chức nước này.
"Những gì có lợi nhất cho người dân và đất nước nên được thực hiện", ông Khamenei nhấn mạnh.
Trước đó, vào hôm 26/10, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi trở thành quan chức đầu tiên của nước này lên tiếng sau vụ tấ.n côn.g của Israel vào sáng sớm cùng ngày.
Ngoại trưởng Araghchi khẳng định trước báo giới: "Tôi nghĩ chúng tôi đã chứng minh rằng quyết tâm tự vệ của chúng tôi là không có giới hạn".
Về phía quân đội, Tổng Tham mưu trưởng Các Lực lượng vũ trang Iran, Tướng Mohammad Bagheri khẳng định rằng hệ thống phòng không của nước này đã ngăn không để chiến đấu cơ Israel tiếp cận không phận trong cuộc tấ.n côn.g ngày 26/10.
Quân đội Iran đồng thời cáo buộc chiến đấu cơ Israel sử dụng không phận tại Iraq do quân đội Mỹ quản lý, cách biên giới Iran-Iraq 100 km để phóng tên lửa không đối không tầm xa vào một số trạm radar ở tỉnh Ilam và Khuzestan cũng như những cơ sở tương tự tại ngoại ô Tehran. Bốn quân nhân Iran đã thiệ.t mạn.g trong các cuộc tấ.n côn.g của Israel.
Quân đội Iran cho rằng tên lửa Israel có các đầu đạn khá khiêm tốn, chỉ tương đương 1/5 trọng lượng của tên lửa đạn đạo Iran. Cuộc không kích đã gây tổn hại hạn chế đối với một số hệ thống radar của Iran và chúng đang trong quá trình sửa chữa.
Tướng Mohammad Bagheri nhấn mạnh rằng một số lượng lớn tên lửa Israel đã bị đán.h chặn. Trong khi đó, chiến đấu cơ Israel không thể xâm phạm vào không phận Iran.
Theo hãng tin Reuters ngày 27/10, với việc nói rằng cuộc không kích của Israel hôm 26/10 vào các mục tiêu quân sự của Iran chỉ gây ra thiệt hại hạn chế, Iran đã giảm nhẹ tầm quan trọng của đòn trả đũa từ phía Israel.
Vào rạng sáng 26/10, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thực hiện "Chiến dịch Những Ngày Sám hối" với sự tham gia của hơn 100 máy bay chiến đấu bao gồm cả các chiến đấu cơ tàng hình F-35 tiên tiến.
Trên mạng xã hội X, người phát ngôn IDF, Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari cho biết Israel đã huy động toàn bộ năng lực phòng thủ và tấ.n côn.g để thực hiện "Chiến dịch Những Ngày Sám hối" đáp trả việc liên tiếp bị Iran tấ.n côn.g.
Theo ông Hagari, Iran và các lực lượng thân nước này đã liên tục tấ.n côn.g Israel kể từ ngày 7/10/2023 trên 7 mặt trận, bao gồm cả các cuộc tấ.n côn.g trực tiếp từ lãnh thổ Iran.
Do đó, Israel, giống như mọi quốc gia có chủ quyền khác trên thế giới, có quyền cũng như nghĩa vụ phải đáp trả (các cuộc tấ.n côn.g của Iran) và Israel sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ Nhà nước cũng như người dân Israel.
Các mục tiêu IDF nhằm đến ở các khu vực khác nhau của Iran, bao gồm các khu vực có cơ sở được Iran sử dụng để phóng tên lửa về phía Israel trong năm qua, các hệ thống tên lửa đất đối không và khả năng phòng không của Iran, vốn được thiết kế để hạn chế khả năng hoạt động trên không của Israel tại Iran.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters ngày 26/10, ông Beni Sabti, chuyên gia về Iran tại Viện Nghiên cứu An ninh quốc gia Tel Aviv (Israel) cho rằng Israel đã không điều gì lớn hơn những gì mà Iran đã làm hôm 1/10 - tấ.n côn.g các căn cứ quân sự.
Điều đó cho thấy Israel muốn chấm dứt sự kiện này (vòng luẩn quẩn tấn công-trả đũa), gửi thông điệp đến Iran rằng "sự kiện đã khép lại và chúng tôi không muốn leo thang thêm".
Theo chuyên gia Sabti, giờ đây, vấn đề tùy thuộc vào Iran, liệu họ có tiếp nhận và hiểu thông điệp mà phía Israel phát đi hay không hoặc là họ có muốn leo thang thêm hay không.
Thư ký Hội đồng An ninh Nga tới Iran giữa lúc 'nước sôi, lửa bỏng' Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu đã đến Iran trong chuyến thăm làm việc theo kế hoạch nhằm thảo luận các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergey Shoigu trong một cuộc họp với các quan chức cấp cao Iran. Ảnh: Sputnik Dẫn thông báo của Hội đồng An ninh...