Iran gửi tối hậu thư cho lãnh đạo châu Âu, yêu cầu trả lời ngay
Tổng thống Hassan Rouhani vừa gửi thư cho các lãnh đạo châu Âu, đưa ra yêu cầu của Iran để tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015 đồng thời cảnh báo châu Âu nên chạy đua với thời gian để đáp ứng những điều kiện của Tehran.
Các điều kiện của Iran được đưa ra ngay trong phần mở đầu bức thư gửi các lãnh đạo EU, trong đó điều kiện quan trọng nhất là các quốc gia châu Âu phải đảm bảo đáp ứng lợi ích của Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Tiếp đó, Tổng thống Iran chỉ trích những sự thách thức và vi phạm của các nước châu Âu trong việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân, bao gồm cả việc các ngân hàng lớn của châu Âu hạn chế tương tác với Iran.
Thứ 3, ông Rouhani cảnh báo các nhà lãnh đạo châu Âu rằng thời gian đang cạn kiệt và EU cần phải đưa ra quyết định ngay lập tức về thỏa thuận hạt nhân. Trước đó, Tổng thống Donald Trump ngày 8.5 tuyên bố, Mỹ sẽ không còn là một phần của thỏa thuận hạt nhân với Iran (JCPOA) đồng thời đe dọa sẽ áp đặt mức trừng phạt kinh tế cao nhất đối với Iran để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Tehran.
Ngay sau đó, chính phủ Iran đã ban hành tuyên bố lên án việc Mỹ rút khỏi JCPOA là bất hợp pháp. Tuyên bố cũng nhấn mạnh các điều kiện tiên quyết của Iran để tiếp tục duy trì thỏa thuận với 5 cường quốc thế giới còn lại sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận.
Theo Danviet
Video đang HOT
Sau chiến tranh Syria, quan hệ giữa Nga-Iran căng thẳng?
Mối quan hệ giữa Nga-Iran trở nên căng thẳng sau khi Nga đạt được thỏa thuận với Israel và yêu cầu quân đội Iran và lực lượng Hezbollah rút khỏi Syria.
Cho đến thời điểm này chính quyền Syria cơ bản đã giành quyền kiểm soát lãnh thổ đất nước sau 7 năm nội chiến. Để giành được kết quả này phải kể đến sự hỗ trợ tích cực từ liên minh Nga-Iran và các lực lượng khác. Tuy nhiên điều đáng chú ý là khi cuộc chiến này dần kết thúc thì mối quan hệ chính trị giữa Nga và Iran bắt đầu căng thẳng.
Hiện tại mối quan hệ giữa Nga và Iran không còn tốt đẹp?
Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến này, Iran và cấc lực lượng mà họ hỗ trợ đã tích cực tiêu diệt khủng bố IS và các nhóm đối lập. Và sự hiện diện của quân đội Iran trên lãnh thổ nước này không ngừng tăng lên. Có thể Iran tin rằng, với mối quan hệ hiện tại sau cuộc chiến với tầm ảnh hưởng của họ sẽ tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế cũng như củng cố quốc phòng.
Tuy nhiên sự hiện diện của quân đội Iran trên lãnh thổ nước này đang trở thành nguyên nhân khiến tình hình Syria phức tạp hơn, đặc biệt là khu vực phía nam nước này. Israel kiên quyết ngăn chặn việc Iran tăng cường hiện diện quân đội ở Syria và liên tục thực hiện các cuộc tấn công vào lãnh thổ nước này. Ở phía nam Syria tình hình đang rất phức tạp khi các nhóm đối lập và khủng bố tiếp tục hoành hành, quân đội chính phủ Syria thường xuyên gặp phải các cuộc tấn công từ phía Israel.
Để giải quyết tình hình này Nga đã đạt được với Israel một thỏa thuận, trong đó phía Israel sẽ đồng ý cho phép quân đội Syria và Nga giải phóng biên giới phía nam, thay vào đó quân đội Iran và lực lượng Iran hỗ trợ phải rút khỏi khu vực này. Việc Nga đồng ý với Israel thỏa thuận này đã khiến Iran không hài lòng và mối quan hệ tốt đẹp giữa họ bắt đầu xuất hiện những vết nứt.
ác chuyên gia tin rằng, việc Nga đạt được thỏa thuận với Israel về vấn đề này đối với tất cả các nước đều có lợi chỉ trừ trường hợp Iran. Có nguồn tin cho rằng, thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện cho Syria khôi phục kinh tế và thiết lập lại mối quan hệ với Ả Rập Saudi cũng như các nước khu vực, trong đó phần lớn là kẻ thù của Iran.
Động thái này của Nga ngay lập tức bị Tổng thống Hassan Rouhani chỉ trích. Ông nhấn mạnh rằng, Nga lừa dối họ và Moscow đang có ý định giải quyết tình hình ở Syria bằng cách đứng về phía Israel và phương Tây, điều này có nghĩa là phản bội Iran.
Các chuyên gia tin rằng, Moscow sẽ nghiêng về phía phương Tây trong các cuộc đàm phán về hiến pháp Syria sắp tới, đồng thời họ hy vọng Iran sẽ sớm rút khỏi lãnh thổ Syria. Nếu Iran thực hiện theo yêu cầu của Nga, thì Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng cũng sẽ thực hiện theo, còn phía Israel sẽ ngừng tấn công vào lãnh thổ Syria.
Hãng tin IRNA bình luận rằng, nếu căn cứ vào tình hình thực tế có thể thấy Nga luôn đưa ra các quyết định dựa trên lợi ích của họ. Không nên hy vọng rằng mọi quyết định họ đưa ra luôn đứng về phía Iran trong tất cả các vấn đề. Theo IRNA, Iran nên nhận ra rằng lợi ích của Moscow và Tehran ngày càng khác nhau khi cuộc xung đột ở Syria chuyển từ giai đoạn quân sự sang giai đoạn ngoại giao.
Cuộc tranh cãi này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ vừa tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt các lệnh trừng phạt lên nước này, cũng như tranh cãi xung quanh vấn đề Iran thiết lập mối quan hệ chính trị với Nga và Trung Quốc nhưng vẫn giữ được mối quan hệ với phương Tây. Một số nhà lãnh đạo chính trị cho rằng, Iran không nên quá thân với Nga, thay vào đó tìm mọi biện pháp duy trì sự cân bằng mối quan hệ giữa các bên.
Tờ báo Diplomacy của Iran viết rằng, bản chất chính sách đối ngoại của Nga ở Trung Đông không phải là để tạo ra một liên minh chiến lược với bất kỳ quốc gia nào mà là vì tài chính và lợi ích khác" từ tất cả các nước. Vì vậy quốc gia nào trả nhiều tiền hơn sẽ nhận được mối quan hệ sâu sắc hơn với Nga.
Ở một khía cạnh khác tờ báo Entekhab.ir cho rằng, thực tế chiến lược của Nga đã mang lại chiến thắng cho Iran, bởi vì nó sẽ giúp quân đội Syria kiểm soát hoàn toàn biên giới phía nam nước này. Rõ ràng đây là một thất bại của Israel, bởi vì thực tế Israel chỉ có hai lựa chọn: một là chấp nhận cho quân đội Syria kiểm soát biên giới phía nam hoặc là họ phải đối đầu với quân đội Iran và lực lượng Hezbollah. Trong mọi trường hợp Iran đều chiến thắng.Vì vậy nguồn tin này lại cho rằng, thực tế Nga vẫn đang đứng về phía Iran.
Iran sẽ rút khỏi Syria?
Mối quan hệ giữa Iran và Syria bắt đầu từ cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào những năm 80 thế kỷ trước và cho đến bây giờ họ coi Syria là một bàn đạp chiến lược cho phép họ chống lại Israel và Hoa Kỳ. Họ quan tâm đến việc kết thúc chiến tranh và khôi phục cơ sở hạ tầng nước này để phục vụ lợi ích của họ. Chưa biết Iran muốn đưa bao nhiều binh sĩ hiện diện trên lãnh thổ Iran nhưng chắc chắn sẽ tương đối lớn.
Ngoài ra thực tế cho thấy rằng Iran đã "đầu tư" rất nhiều vào chế độ của ông Assad, vì vậy khả năng Iran rút quân khỏi lãnh thổ Syria là rất thấp. Nên nhớ rằng, trong học thuyết quân sự nước này Syria đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi các cuộc tấn công của Israel và lực lượng Hồi giáo Sunni do Ả Rập Saudi dẫn đầu.
Tuy nhiên có thể Iran sẽ đạt được thỏa thuận với Nga về việc có thể họ sẽ vẫn tiếp tục hiện diện trên lãnh thổ Syria nhưng sẽ tránh xa khu vực biên giới với Israel.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận nào giữa Nga và Iran, Iran sẽ tiếp tục hoạt động ở Syria và lúc này sẽ đẩy Nga và tổng thống Syria vào thế khó, họ sẽ buộc phải cân nhắc cẩn thận về sự hiện diện quân đội Iran trên lãnh thổ Syria.
Một khi cả Iran, Nga và Syria không tìm được tiếng nói chung, tình hình Syria sẽ càng phức tạp. Nên nhớ rằng, Iran hoàn toàn có đủ khả năng "khiêu khích" với khủng bố Hồi giáo Sunni và lực lượng người Kurd và các lực lượng khác để đạt được mục đích của mình nếu họ bị Nga và Syria ép rời khỏi Syria.
Theo Nguyễn Giang
Báo Đất Việt
Trump đưa "tối hậu thư" cho Trung Quốc, Nga, Iran, điều gì xảy ra? Cùng với một tối hậu thư đưa ra cho Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Mỹ Donald Trump lại một lần nữa tiếp tục ngừng áp dụng những biện pháp trừng phạt Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này. Tổng thống Mỹ Donald Trump Nói theo cách khác, ông Trump không thực hiện cam kết tranh cử và...