Iran “dương oai diễu võ”, khoe hệ thống tên lửa mới
Hồi cuối tuần qua, Iran được cho là đã “trình làng” hệ thống tên lửa phòng không S-300 trong lễ diễu binh ở Tehran. Đó là thông tin được hãng thông tấn Tasnim Nes đưa ra hôm 18/4.
Lễ diễu binh được tiến hành nhân kỷ niệm Ngày Quân đội Quốc gia, với sự góp mặt của nhiều chuyên gia và quan chức quân sự nước ngoài.
Truyền thông Iran đăng các bức ảnh và video cho thấy, 3 xe tải chở các thiết bị của tổ hợp tên lửa phòng không S-300 bao gồm một xe chỉ huy, một radar tầm xa và một ăng-ten radio được sử dụng để mở rộng tầm liên lạc. Không có tên lửa bệ phóng hay tên lửa xuất hiện trong buổi diễu binh này.
Ngoài ra, buổi lễ diễu binh còn có sự góp mặt của các vũ khí khác như tên lửa Ghader, Nasr và Fakour, radar trinh sát Kasta, hệ thống tên lửa phòng không Hag và Rapier hay hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa Talaash-3 được Iran phát triển nội địa dựa theo S-300.
Trước đó, ngày 11/4, Nga đã chính thức bàn giao lô hệ thống tên lửa phòng không S-300 đầu tiên cho Iran. Việc bàn giao các tổ hợp S-300 dự kiến sẽ được hoàn tất trong năm 2016.
Việc Iran chính thức có trong tay hệ thống tên lửa phòng không hiện đại này chắc chắn sẽ khiến Mỹ, Israel và phương Tây “đứng ngồi không yên” và nỗi ám ảnh của họ đã thực sự hiện hữu.
Mỹ, Israel và phương Tây từ lâu đã phản đối việc Nga cung cấp S-300 cho Iran, vì lo ngại việc Iran có trong tay hệ thống tên lửa phòng không hiện đại này sẽ đe dọa nghiêm trọng tới an ninh của họ.
Năm 2007, Nga và Iran ký một hợp đồng cung cấp một số thiết bị liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa S-300. Nhưng đầu năm 2010, chính phủ Moscow đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu, kết hợp một số biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran, do nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân bất chấp phản đối từ cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
Sau động thái trên của Nga, Iran đã đâm đơn kiện tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Rosoboronexport của Nga lên Tòa án Hòa giải và Trọng tài của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tại Geneva.
Tuy nhiên, ngày 13/4/2015, Nga đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận và xúc tiến quá trình bán hệ thống S-300 cho Tehran, sau khi cuộc đàm phán tại Geneva giữa Iran và nhóm P5-1 đạt được một số thỏa thuận nhất định.
Hơn 4 tháng sau, ngày 20/8/2015, sau quá trình đàm phán, Nga và Iran đã đạt được một thỏa thuận mới liên quan tới việc bàn giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga cho Iran, nhằm giúp quốc gia Trung Đông này tăng cường sức mạnh phòng thủ. Hợp đồng bàn giao hệ thống S-300 của Nga cho Iran đã chính thức được ký kết và có hiệu lực từ ngày 9/11 cùng năm.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga khoe tên lửa RS-26 trong diễu binh
Trong buổi tổng duyệt chuẩn bị cho Lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng (9/5) tại thao trường Alabino, lần đầu tiên Nga khoe tên lửa RS26.
Theo trang tin quân sự Rosinform, Binh đoàn Tên lửa Irkutsk sẽ được trang bị các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn mới RS-26 đầu tiên.
"Các cuộc thử nghiệm khẳng định các tính năng chiến-kỹ thuật đặt ra đã hoàn thành vào tháng 12/2014", nguồn tin trên cho biết thêm.
Là tên lửa mới nên những thông tin về RS-26 vẫn được Nga bảo mật, tuy nhiên theo một số thông tin ít ỏi được tiết lộ, tên lửa RS-26 được chế tạo trên cơ sở RS-24 Yars.
RS-26 dài khoảng 12m và chủ yếu trang bị trên bệ phóng di động.
Tên lửa đạn đạo (ICBM) RS-26 được trang bị đầu đạn tân tiến nhất, hoàn toàn mới và có khả năng tự phân tách (MIRV).
RS-26 có thể mang theo nhiều đầu đạn có tốc độ siêu cao và cơ động.
Tên lửa RS-26 được trang bị công nghệ tiên tiến như kỹ thuật dẫn đường đa phương thức, chủ động giúp tăng mức độ tấn công chính xác mục tiêu và độ bảo mật tốt hơn.
RS-26 sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và hệ điều khiển quán tính truyền thống. RS-26 đạt trọng lượng phóng khoảng 60 tấn và tầm bắn tối thiểu 2.000km, tối đa trên 10.000km.
Khi tấn công mục tiêu, các đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay của các đầu đạn với vận tốc siêu nhanh khiến cho các hệ thống đánh chặn không thể xác định được.
Căn cứ vào kết quả những lần thử nghiệm của RS-26, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc trao đổi với tờ Inside the Ring hồi cuối năm 2014, tên lửa RS- 26 với đầu đạn tốc độ siêu âm, có thể đánh bại mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Theo_Báo Đất Việt
Đức đề nghị giới truyền thông bàn giao Hồ sơ Panama Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas đã kêu gọi giới truyền thông bàn giao Hồ sơ Panama nhằm thúc đẩy tiến trình điều tra bê bối tài chính của các tập đoàn nước ngoài. Trả lời báo Tagesspiegel, vị bộ trưởng Tư pháp cho biết các nhà điều tra thuế và các luật sư ở Đức đã xem xét cẩn thận các...