Iran dỡ bỏ lệnh cấm WhatsApp và Google Play, bước đầu nới lỏng hạn chế internet
Theo truyền thông nhà nước Iran, chính quyền Iran đã thông báo dỡ bỏ lệnh cấm đối với nền tảng nhắn tin WhatsApp và cửa hàng ứng dụng Google Play, đán.h dấu bước đầu tiên trong nỗ lực nới lỏng các hạn chế internet lâu nay của quốc gia này.
Biểu tượng Facebook, Instagram, Whatsapp trên một màn hình điện thoại. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin được đưa ra bởi hãng thông tấn nhà nước IRNA, sau cuộc họp do Tổng thống Masoud Pezeshkian chủ trì.
Theo IRNA, chính quyền Iran đã đạt được sự đồng thuận đa số trong việc dỡ bỏ hạn chế đối với một số nền tảng công nghệ số và ứng dụng internet phổ biến.
Bộ trưởng Công nghệ Thông tin và Truyền thông Iran, ông Sattar Hashemi cho biết đây là bước khởi đầu trong quá trình xóa bỏ các hạn chế về internet. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể để quyết định này có hiệu lực vẫn chưa được công bố.
Các nền tảng như WhatsApp và Google Play từ lâu đã bị cấm tại Iran cùng với các mạng xã hội lớn khác như Facebook, X (trước đây là Twitter) và YouTube. Người dân Iran thường sử dụng mạng riêng ảo (VPN) để vượt qua các hạn chế này, nhưng lệnh cấm tiếp tục là chủ đề tranh luận trong nước.
Video đang HOT
Cố vấn Tổng thống Ali Rabiei đã lên tiếng ch.ỉ tríc.h các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, cho rằng những hạn chế này không đạt được hiệu quả mong muốn và chỉ làm gia tăng sự bất mãn trong xã hội. Tuy nhiên, một số thành viên quốc hội bày tỏ lo ngại rằng việc dỡ bỏ các hạn chế có thể tạo cơ hội cho các thế lực bên ngoài lợi dụng để gây bất ổn cho Iran.
Trong lá thư gửi hội đồng cấp cao bảo vệ Internet, 136 trong số 290 thành viên quốc hội kêu gọi duy trì các biện pháp kiểm soát đối với các nền tảng trực tuyến, đồng thời yêu cầu các ứng dụng phải cam kết tuân thủ các giá trị của xã hội Hồi giáo và luật pháp Iran nếu muốn tiếp tục hoạt động.
Lệnh cấm các nền tảng như WhatsApp và Instagram từng được siết chặt hơn sau các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào tháng 9 /2022 – liên quan đến cái chế.t của Mahsa Amini, một phụ nữ trẻ bị bắt vì cáo buộc vi phạm quy định về trang phục dành cho phụ nữ. Các cuộc biểu tình đã kéo dài trong nhiều tháng, dẫn đến hàng trăm người thiệ.t mạn.g và hàng ngàn người bị bắt giữ.
Việc nới lỏng các hạn chế internet lần này cho thấy chính quyền của Tổng thống Pezeshkian đang từng bước hiện thực hóa cam kết cải thiện quyền tiếp cận thông tin cho người dân, một trong những trọng tâm được ông đề ra kể từ khi nhậm chức vào tháng 7. Tuy nhiên, động thái này cũng mở ra nhiều thách thức đối với Iran trong tương lai, khi quốc gia này cần tìm ra cách dung hòa giữa mục tiêu hiện đại hóa và tự do thông tin với việc duy trì các giá trị văn hóa, xã hội truyền thống làm nền tảng cốt lõi. Đây không chỉ là một quyết sách mang tính đổi mới mà còn là phép thử lớn đối với khả năng tạo sự đồng thuận và đoàn kết trong nội bộ đất nước, giữa những quan điểm trái chiều về định hướng phát triển của Iran.
Cuộc cách mạng của Úc về kiểm soát mạng xã hội
Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thông qua luật cấm tr.ẻ e.m dưới 16 tuổ.i dùng mạng xã hội, với mục tiêu ngăn chặn tác động tiêu cực có thể đ.e dọ.a sức khỏe tinh thần ở trẻ nhỏ.
Cuối tuần trước, lưỡng viện quốc hội Úc thông qua Đạo luật Điều chỉnh an toàn trực tuyến 2024, với nội dung cấm tr.ẻ e.m dưới 16 tuổ.i ở Úc dùng mạng xã hội, theo Reuters.
Úc thông qua luật ngăn chặn tr.ẻ e.m dưới 16 tuổ.i sử dụng mạng xã hội. ẢNH: AFP
Nhận được sự ủng hộ của mọi chính đảng lớn ở Úc, đạo luật yêu cầu các công ty công nghệ phải thực hiện những bước đi cụ thể nhằm ngăn chặn người dùng nhỏ tuổ.i tiếp cận mạng xã hội. Nếu bị phát hiện xảy ra tình trạng vi phạm có hệ thống, những công ty này đối mặt mức phạt lên đến 49,5 triệu AUD (hơn 817 tỉ đồng).
Tại sao Úc cấm tr.ẻ e.m lên mạng xã hội ?
Bộ trưởng Truyền thông Úc Michelle Rowland khi giới thiệu luật hôm 28.11 cho hay mạng xã hội có thể là nguồn giải trí, giáo dục và liên kết với thế giới và con người với nhau. "Tuy nhiên, đối với quá nhiều tr.ẻ e.m Úc, mạng xã hội có thể gây hại. Gần 2/3 số tr.ẻ e.m độ tuổ.i từ 14 - 17 ở Úc đã xem những nội dung vô cùng độc hại trên mạng, có thể kể đến lạm dụng m.a tú.y, t.ự sá.t hoặc tự hại bản thân, cũng như nội dung bạo lực", tờ The Guardian dẫn lời bà Rowland.
Ủy ban An toàn trực tuyến Úc vào tháng 10 công bố kết quả khảo sát ước tính hơn 1,3 triệu tr.ẻ e.m Úc dưới 13 tuổ.i đã hoạt động trên mạng xã hội bất chấp giới hạn về độ tuổ.i, theo báo Daily Telegraph. Cụ thể, cuộc khảo sát phát hiện 84% số tr.ẻ e.m độ tuổ.i từ 8 - 12 từ đầu năm đến nay truy cập tài khoản mạng xã hội ít nhất 1 lần. Trong số 4 trẻ đã có 3 em từng truy cập mạng xã hội hoặc nền tảng tin nhắn vào thời điểm lên 8 tuổ.i, trong khi tỷ lệ truy cập ở độ tuổ.i 12 là 100%.
Cuộc khảo sát đã được thực hiện trên BeReal, Facebook, Messenger, Instagram, Reddit, Snapchat, Steam, Threads, TikTok, Twitch, X, YouTube, Discord, Signal, Pinterest, WhatsApp và Telegram. Gần như toàn bộ các mạng xã hội hoặc nền tảng tin nhắn này đều yêu cầu độ tuổ.i tối thiểu là 13, trong khi Telegram yêu cầu 16 tuổ.i trở lên.
Bộ trưởng Rowland dẫn một kết quả khảo sát khác của ủy ban cho thấy các bậc phụ huynh nước này gọi an toàn trên mạng là một trong những thách thức lớn nhất của các gia đình. Theo bà, chính quyền Thủ tướng Anthony Albanese đã lắng nghe những lo lắng của các cha mẹ có con nhỏ và cân nhắc khuyến cáo của giới chuyên gia. Sau thời gian nghiên cứu, tiếp nhận phản hồi, chính phủ Úc quyết định ấn định mức giới hạn tối thiểu 16 tuổ.i cho người sử dụng mạng xã hội và đã được quốc hội thông qua.
Cách thức thực hiện
Cuộc khảo sát do YouGov công bố tháng 11 cho thấy 77% số người Úc tham gia trả lời đều ủng hộ đạo luật giới hạn độ tuổ.i sử dụng mạng xã hội ở nước này. Bộ trưởng Rowland cho biết đạo luật sẽ chính thức được áp dụng trong vòng 1 năm. Sắp tới, chính phủ Úc sẽ triển khai đợt thử nghiệm xác thực độ tuổ.i người dùng mạng xã hội. Cùng lúc, chính quyền Thủ tướng Albanese sẽ tổ chức tham vấn trên diện rộng trước khi công bố ngày vô hiệu hóa mọi tài khoản dưới 16 tuổ.i. Cha mẹ và tr.ẻ e.m sẽ không bị phạt nếu vi phạm, nhưng các công ty sẽ cần phải đưa ra các biện pháp hợp lý để chứng tỏ họ tuân thủ theo các quy định mới.
Một trong những lo ngại chính về đạo luật là khâu xác thực độ tuổ.i. Hiện các mạng xã hội như Instagram yêu cầu người dùng cung cấp ngày sinh để dựa vào đó cho phép mở tài khoản hay không. Thế nhưng, các hãng công nghệ lại không kiểm tra phải chăng thông tin này là chính xác. Luật mới của Úc cũng nêu rõ các nền tảng không được quyền yêu cầu người dùng cung cấp giấy tờ, như căn cước, để phục vụ khâu kiểm tra, mà phải tìm kiếm các biện pháp khác.
Biện pháp hạn chế tr.ẻ e.m sử dụng mạng xã hội ở một số nước
Tháng 7.2023, Pháp thông qua luật yêu cầu tr.ẻ e.m dưới 15 tuổ.i phải được cha mẹ đồng ý nếu muốn mở tài khoản mạng xã hội, theo báo Le Monde. Đồng thời, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng thúc đẩy thông qua các biện pháp kiểm soát tương tự trên khắp Liên minh châu Âu.
Ở Mỹ, Thống đốc Ron DeSantis của bang Florida hồi tháng 3 ký thành luật cấm trẻ dưới 14 tuổ.i truy cập mạng xã hội, nhưng cho phép trẻ độ tuổ.i 14, 15 sử dụng dưới quyền kiểm soát của cha mẹ. Còn ở Đức, sau khi Úc thông qua luật trên, YouGov công bố khảo sát cho thấy khoảng 77% số người Đức được hỏi ủng hộ hoàn toàn hoặc một phần biện pháp giới hạn độ tuổ.i như Úc, theo DPA. Bên cạnh đó, khoảng 82% số người hoàn toàn hoặc một phần chắc chắn việc sử dụng mạng xã hội quá sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tr.ẻ e.m.
Tổng thống Nga Putin ký ban hành Luật cấm "Tuyên truyền không sinh con" Ngày 23/11, Tổng thống Vladimir Putin đã ký ban hành một đạo luật cấm "tuyên truyền không sinh con" nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng dân số ngày càng nghiêm trọng tại Nga. Hình minh họa. Ảnh: rt.com Đây được xem là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của chính phủ Nga nhằm thay đổi xu hướng nhân khẩu học...