Iran có thể gia nhập liên minh thương mại tự do do Nga dẫn đầu
Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak nhấn mạnh hợp tác kinh tế giữa Nga và Iran đang tăng tốc kỷ lục.
Toàn cảnh trạm bơm khí đốt Bovanenkovo của Nga ở bán đảo Yamal thuộc Bắc cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, Iran dự kiến sớm gia nhập Liên minh Kinh tế Á Âu (EEU).
“Chúng tôi nhất trí xóa bỏ các rào cản đang tồn tại trong hợp tác thương mại giữa hai quốc gia. Chúng tôi cũng đang thảo luận việc hạ các rào cản ở biên giới của các nước thứ ba”, Phó Thủ tướng Novak nói trong cuộc họp của ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Nga và Iran.
Liên minh EEU, dựa trên nền tảng Liên minh thuế quan của Nga, Kazakhstan và Belarus, được thành lập vào năm 2015. Sau đó Armenia và Kyrgyzstan gia nhập liên minh này. Năm 2016, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia ngoài khu vực đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại tự do với khối. Liên minh được thành lập để đảm bảo sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn và người lao động giữa các quốc gia thành viên.
Cho đến nay, hơn 50 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó có Trung Quốc, Indonesia, Jordan, Thái Lan và một vài nước Nam Mỹ đã bày tỏ quan tâm về một thỏa thuận tự do thương mại với EEU.
Theo ông Novak, khối lượng giao dịch giữa Nga và Iran đang tăng với tốc độ kỷ lục, với hơn 36% trong 8 tháng đầu năm, đạt 3,3 tỷ USD. Phó Thủ tướng Nga bày tỏ tin tưởng con số này có thể sớm đạt 4 tỷ USD.
Hợp tác giữa Nga và Iran nhanh chóng mở rộng trong bối cảnh phương Tây tăng cường các lệnh trừng phạt đối với Moskva và Tehran. Kể từ đầu năm, hai nước đã đạt được một số thỏa thuận, bao gồm trao đổi nguồn cung cấp tua-bin, phụ tùng và thiết bị máy bay của Iran, cũng như cùng xây dựng đường ống dẫn và mỏ khí đốt, miễn thị thực cho các đoàn du lịch Nga.
Iran ký hợp đồng khí đốt trị giá 6,5 tỷ USD với Nga
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Iran và Nga đã ký các hợp đồng khí đốt trị giá khoảng 6,5 tỷ USD.
Các thỏa thuận mới được ký kết là một phần của Bản ghi nhớ (MoU) với số tiền lên tới 40 tỷ USD được ký giữa Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) và tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga hồi tháng 7.
Toàn cảnh trạm bơm khí đốt Bovanenkovo của Nga ở bán đảo Yamal thuộc Bắc cực. Ảnh: AFP/TTXVN
Thứ trưởng Ngoại giao Iran chuyên trách về kinh tế đối ngoại, ông Mehdi Safari, bày tỏ hy vọng rằng các nội dung còn lại trong MoU cũng sẽ được chuyển thành hợp đồng trong vòng một tháng tới, và các cuộc đàm phán về những kế hoạch này đang được xúc tiến. Ông Safari lưu ý thỏa thuận hoán đổi khí đốt giữa Iran và Nga cũng đang được hoàn tất, vấn đề duy nhất chưa được quyết định là chọn quốc gia trung gian để đưa khí đốt của Nga đến Iran.
Nhà ngoại giao Iran cho biết nước này có kế hoạch nhập khẩu khí đốt của Nga trong khi xuất khẩu khí đốt của Iran ra các thị trường nước ngoài, lưu ý rằng điều này có lợi cho Iran vì giảm đi chi phí chuyển khí đốt của Iran từ các khu vực miền Nam sang miền Bắc. Dự án chung cũng sẽ giúp tăng cường tình đoàn kết giữa Iran, Nga và các nước trung gian, chẳng hạn như Turkmenistan và Azerbaijan, và do đó sẽ đóng góp vào sự ổn định chính trị, an ninh và hòa bình trong khu vực.
Ông Safari lưu ý trong những ngày tới, hai nước cũng sẽ thống nhất các chi tiết của hợp đồng hoán đổi dầu và các sản phẩm hóa dầu, được thảo luận vào tháng 10 trong chuyến thăm của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji tới Nga. Theo ông Safari, trọng tâm của hai nước trong các cuộc đàm phán hoán đổi dầu là hướng tới mục tiêu hoán đổi hàng năm 10 triệu tấn.
Nhật Bản tăng gấp 3 lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu của Nga Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trong tháng 8 vừa qua, nước này đã tăng lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Nga lên 211,2% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi khối lượng dầu thô nhập khẩu cùng kỳ tính theo năm giảm 20,3%. Cơ sở khai thác khí đốt Bovanenkovo trên...