Iran chia sẻ cho Nga thủ thuật ‘đánh bại’ các lệnh trừng phạt dầu mỏ
Phương Tây đã không thể ngăn chặn Iran tăng thu nhập từ dầu mỏ và Nga cũng có thể thành công không kém.
Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei (giữa) và Tổng thống Ebrahim Raisi (phải) trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Tehran ngày 19/7/2022. Ảnh: AP
Theo trang tin Politico.eu, Iran đang chuẩn bị chuyển giao cho Điện Kremlin “bản thiết kế vũ khí hiệu quả nhất” chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây: mạng lưới tài chính ngầm mà nước này dựa vào để lách các lệnh trừng phạt.
Trong nhiều năm, Tehran đã khiến Mỹ thất vọng về những nỗ lực nhằm cô lập và suy yếu nền kinh tế Iran bằng cách xây dựng các công ty bình phong và ngân hàng nước ngoài – trong đó có cả các tổ chức tài chính lớn có trụ sở ở châu Âu và Mỹ – mà các công ty Iran sử dụng để tránh bị kiểm soát và tiến hành các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Theo các nhà ngoại giao phương Tây, khi Nga đối mặt với sự cô lập quốc tế ngày càng tăng do cuộc xung đột ở Ukraine, Iran đã đề nghị chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn của mình về “nghệ thuật né tránh các lệnh trừng phạt”.
Các nhà ngoại giao trên lập luận rằng một loạt các cuộc họp gần đây giữa những quan chức cấp cao của Nga và Iran, bao gồm cả Giám đốc ngân hàng trung ương Ali Salehabadi và Thứ trưởng Kinh tế Ali Fekri của Iran, liên quan đến việc đặt nền móng cho sự hợp tác trên.
Nếu Moskva áp dụng các kinh nghiệm của Iran, Moskva có thể hy vọng sẽ giảm thiểu tác động của nhiều lệnh trừng phạt mà nước này phải đối mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí, vốn là “xương sống” của nền kinh tế Nga. Điều này sẽ giúp Nga duy trì nguồn thu từ dầu mỏ, đặc biệt trong trường hợp khi xung đột với Ukraine kéo dài.
Do đó, một trong những quan chức phương Tây nhấn mạnh: “Việc làm tê liệt khả năng tài chính của Nga – Iran là điều cần thiết”.
Các nhà ngoại giao phương Tây đưa ra cảnh báo về những kỹ thuật tránh lệnh trừng phạt cũng lưu ý rằng nhiều ngân hàng phương Tây, như Ngân hàng Commerzbank và Deutsche Bank của Đức, cũng như Citigroup của Mỹ, đóng vai trò giúp Iran tiếp tục tăng thu nhập xuất khẩu thông qua các giao dịch ngầm.
Video đang HOT
Vào mùa Hè năm nay, Tehran và Moskva đã tổ chức các cuộc đàm phán về việc sử dụng Iran làm “cửa sau” cho xuất khẩu dầu mỏ của Nga sau khi Tehran và các cường quốc trên thế giới chuẩn bị quay trở lại thỏa thuận hạt nhân, theo đó nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ kiềm chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt.
Iran đã có kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ liên quan đến việc tìm cách tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ nhưng đã đạt được những bước tiến đặc biệt kể từ năm 2018 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và áp dụng lại các hạn chế. Ông Trump cho rằng thỏa thuận với Iran không đủ để ngăn Tehran chế tạo bom hạt nhân. Các nước châu Âu, dẫn đầu là Đức và Pháp, đã phản đối quyết định của Mỹ.
Các biện pháp của Iran
Ngay trước động thái của Trump, các ngân hàng và công ty châu Âu đã hạn chế quay lại hợp tác với Iran vì nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn còn hiệu lực và hầu hết các công ty đều đánh giá rủi ro bị Mỹ gây áp lực.
Do đó, biện pháp khắc phục của Iran là hợp tác “ngầm”. Một dữ liệu giao dịch gần đây về các công ty thanh toán bù trừ của Iran và các công ty bình phong có đăng ký ở nước ngoài do Iran kiểm soát cho thấy, khối lượng các giao dịch tránh được lệnh trừng phạt đã lên đến ít nhất hàng chục tỷ USD hàng năm. Dữ liệu được các quan chức phương Tây xác thực nhấn mạnh mức độ mà Iran đã thành công trong việc phá vỡ cái gọi là “chiến dịch gây áp lực tối đa” mà Washington khởi xướng vào năm 2018.
“Điều này giải thích cách Iran giành chiến thắng trong chiến dịch gây áp lực tối đa”, một trong những quan chức phương Tây cho biết. Điều này cũng có thể giải thích tại sao Iran, bất chấp những nhượng bộ đáng kể của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã trì hoãn việc quay trở lại thỏa thuận hạt nhân. Các cuộc đàm phán hạt nhân đã đi vào bế tắc ngay cả trước khi các cuộc biểu tình gia tăng gần đây ở Iran.
Trong khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đã ảnh hưởng đến sản lượng kinh tế của Iran, mạng lưới tài chính “ngầm” của Tehran đã đảm bảo nền kinh tế tiếp tục phát triển. Mặc dù lạm phát và thất nghiệp ở Iran đang ở mức cao (những yếu tố nguy cơ gây ra bất ổn), nhưng nền kinh tế của nước này gần đây đã có dấu hiệu phục hồi, tăng hơn 4% trong năm tài chính vừa qua, theo Ngân hàng Thế giới.
Trong khi xuất khẩu dầu của Iran đã giảm gần một nửa do các lệnh trừng phạt xuống còn khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày, nước này đã thành công trong việc duy trì thương mại mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như hóa dầu và kim loại. Năm ngoái, ngoại thương của Iran đạt khoảng 100 tỷ USD, mức cao nhất kể từ khi Mỹ áp đặt lại các biện pháp trừng phạt.
Mặc dù lượng dầu sụt giảm, nước này gần đây đã được hưởng lợi từ giá tăng cao, với doanh thu xuất khẩu năm ngoái đã tăng hơn gấp đôi lên khoảng 19 tỷ USD. Theo Ngân hàng Thế giới, điều thúc đẩy sự phục hồi dầu của Iran là “xuất khẩu gián tiếp sang Trung Quốc”. Dầu của Iran khá hấp dẫn đối với Trung Quốc, chủ yếu là vì giá tương đối rẻ. Bản chất của dầu thô Iran bị trừng phạt có nghĩa là nó được bán với giá chiết khấu tốt so với giá thị trường.
Trong khi dầu vận chuyển dễ bị phát hiện, khó khăn lớn hơn đối với Iran là vấn đề thanh toán cho các giao dịch mua bán mà không gây ra hiệu ứng trong hệ thống tài chính quốc tế, mà từ góc độ quản lý là do Mỹ chi phối. Thay vì bán dầu trực tiếp cho người mua cuối cùng, dầu được bán thông qua “các công ty bình phong”.
Vì vậy gần đây, Mỹ đã trừng phạt các thành viên của tổ chức mà họ mô tả là một “vành đai buôn lậu dầu” do Iran hậu thuẫn mà Washington cáo buộc đã chuyển tiền cho Hezbollah, nhóm chiến binh ở Liban do Tehran hỗ trợ.
Brian Nelson, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết: “Các cá nhân điều hành mạng lưới này sử dụng nhiều công ty vỏ bọc và những biện pháp như làm giả hồ sơ để làm sai lệch nguồn gốc của dầu Iran, bán nó trên thị trường quốc tế và trốn tránh các lệnh trừng phạt”.
Tác dụng ngược của việc Mỹ 'vũ khí hóa' các biện pháp trừng phạt
Khi Mỹ vũ khí hóa các biện pháp trừng phạt, các mục tiêu bị áp đặt có thể liên kết với nhau để đối phó với Washington.
"Quyền lực chính trị xuất phát từ nòng súng" - Mỹ dường như đã sử dụng cụm từ này để chỉ "quyền lực chính trị phát triển sau các lệnh trừng phạt".
Đó là nhận định trên tờ Thời báo Âu-Á (eurasiantimes.com) mới đây của học giả Jayanta Kalita, nhà báo kỳ cựu và từng là Phó tổng biên tập tại Thời báo Hindustan, hiện cộng tác với ThePrint, Thời báo Ấn Độ (The Times of India), Mail Today cùng các hãng truyền thông khác.
Mỹ đang sử dụng các lệnh trừng phạt như một loại "vũ khí" nhằm vào các nước mà Washington cho là "những quốc gia bất hảo". Ảnh: Russiabusinesstoday.com
Theo học giả Kalita, đối với Mỹ, các biện pháp trừng phạt là vũ khí hiệu quả để trừng trị những gì mà họ coi là "quốc gia chống đối". Trong trường hợp mới nhất, Mỹ đã trừng phạt Moskva bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Và gần đây, Washington đe dọa cả Trung Quốc bằng hình phạt tương tự.
Khi thảo luận về cuộc xung đột Nga - Ukraine trong cuộc họp kéo dài 7 giờ giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Rome vào ngày 14/3, Washington cảnh báo rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với "những hậu quả đáng kể" nếu hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nga.
Theo báo cáo của Reuters, trước cuộc họp ở Rome, Mỹ đã nói với các đồng minh NATO và các đối tác châu Á rằng Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Nga trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Tuy nhiên, Washington không cung cấp bất kỳ bằng chứng công khai nào để củng cố tuyên bố của mình.
Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã vũ khí hóa các biện pháp trừng phạt kinh tế để trừng phạt hàng chục quốc gia, bao gồm cả các đồng minh và đối tác, mà theo một số chuyên gia, "đã làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ trên thế giới mà không thúc đẩy đáng kể an ninh quốc gia của chính Washington".
Năm 2017, Mỹ đề ra đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA). Iran, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là một trong số các quốc gia phải đối mặt với những hành động theo luật này.
Theo một số nhà phân tích, dù là đối tác chiến lược của Mỹ nhưng Ấn Độ cũng có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt theo CAATSA vì mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, giống như Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, vốn cũng bị trừng phạt.
Richard N. Haass, nhà ngoại giao Mỹ và hiện là Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại New York, đã chỉ ra những sai lầm trong chính sách đối ngoại của Washington: "Các biện pháp trừng phạt kinh tế ngày càng được sử dụng để thúc đẩy toàn bộ mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, việc áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt quá thường xuyên hóa ra chỉ làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ mà không làm thay đổi hành vi của mục tiêu theo hướng tốt hơn".
Nhìn qua một số quốc gia bị trừng phạt sẽ cho thấy các lệnh cấm vận và phong tỏa đã không thể thay đổi thái độ và hiện trạng của các quốc gia đó.
Với Triều Tiên, quốc gia phải đối mặt với một loạt lệnh trừng phạt hà khắc do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Vào tháng 1 năm nay, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Bình Nhưỡng vì một loạt vụ phóng tên lửa hạt nhân.
Nhưng trong suốt những năm qua, Triều Tiên đã không từ bỏ chương trình hạt nhân của họ trước sức ép từ Mỹ. Cho đến nay, những nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Biden trong việc lôi kéo các nước đối thoại để thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình đã tỏ ra vô ích. Người tiền nhiệm của ông Biden là Donald Trump cũng đã thất bại trong việc ngăn Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình hạt nhân.
Với Myanmar, Chính phủ Mỹ cũng áp đặt trừng phạt sau cuộc chính biến đầu năm 2021. Gần đây, Mỹ, Anh và Canada tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với những người và tổ chức có liên hệ với Chính quyền quân sự của Myanmar. Tuy nhiên, những trừng phạt ấy không thể giúp giải quyết những bất ổn tại Myanmar.
Điều đó cho thấy, việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương không thực sự cải thiện tình hình ở các nước mục tiêu. Ngược lại, việc làm này có thể gây ra "hậu quả thảm khốc" về lâu dài. Nếu Mỹ tiếp tục cô lập các quốc gia mà Washington cho là đối thủ, các nước có thể hợp tác với nhau thách thức Mỹ.
Do đó, theo nhà báo Jayanta Kalita, lựa chọn tốt nhất của Mỹ nên là dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương, tiến hành đối thoại để tìm ra điểm chung với những quốc gia trên. Đã qua rồi cái thời mà Washington có thể bắt nạt các quốc gia và khiến họ phải tuân theo mệnh lệnh của mình. Mỹ càng sớm nhận ra điều này thì càng tốt cho hòa bình và ổn định trên thế giới.
Nga, Iran hoán đổi sản phẩm dầu trong bối cảnh cùng hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt Quan hệ Nga - Iran ngày càng được tăng cường kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Quan hệ Nga - Iran ngày càng được tăng cường kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Ảnh: AP Theo hãng tin Bloomberg mới đây, Nga đã bắt đầu trao đổi các sản phẩm dầu với Iran, dấu hiệu mới nhất cho...