Iran chẳng thể trông cậy vào EU để cứu thỏa thuận hạt nhân
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 29/8 bày tỏ nghi ngờ về khả năng châu Âu có thể cứu vãn được thoả thuận hạt nhân.
Sự nghi ngờ của Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei diễn ra sau khi Mỹ quyết định rút khỏi Kế hoạch hành động chung tổng thể ( JCPOA) hồi tháng 5 vừa qua khiến thỏa thuận này đứng trước nguy cơ bị đổ bể bất chấp nỗ lực cứu vãn thỏa thuận của cả Iran và Liên minh châu Âu (EU).
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. (Ảnh: AFP)
Phát biểu tại cuộc họp với Tổng thống Iran Hassan Rohani và chính phủ nước này, lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Khamenei nhấn mạnh, thỏa thuận hạt nhân là một phương tiện, chứ không phải là một mục tiêu và nếu nhận thấy, văn kiện này không phục vụ cho các lợi ích quốc gia, thì Iran có thể từ bỏ.
Ông cũng cho biết thêm, không có vấn đề gì khi đàm phán và duy trì các cuộc tiếp xúc với châu Âu, song chính phủ Iran nên từ bỏ những hi vọng đã đặt vào châu Âu trong bối cảnh Mỹ đang gia tăng áp lực lên Iran
“Như tôi đã nói và giờ tôi nói thêm một lần nữa, chúng ta nên giữ mối quan hệ với các nước châu Âu, nhưng chúng ta nên từ bỏ hy vọng dựa vào họ” – lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Khamenei nói. “Chúng ta không thể hy vọng về sự giúp đỡ của châu Âu trong bất kỳ vấn đề nào, bao gồm cả thỏa thuận hạt nhân hay vấn đề kinh tế”.
Bên cạnh đó ông Khamenei cũng đặt ra một loạt các điều kiện cho các cường quốc châu Âu nếu họ muốn giữ Iran trong thỏa thuận này. Các điều kiện này sẽ bao gồm yêu cầu về hành động từ ngân hàng châu Âu để bảo vệ thương mại với Iran và đảm bảo doanh số bán dầu mỏ của Iran.
Video đang HOT
Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran cũng tuyên bố sẽ không đàm phán với Mỹ để giải quyết các lệnh trừng phạt. Thay vào đó ông Khamenei khuyên Tổng thống Rouhani và nội các của ông nên làm việc “ngày đêm” để giải quyết các vấn đề kinh tế hiện nay.
Hiện vấn đề duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran là một trong những nội dung được thảo luận tại cuộc họp không chính thức các ngoại trưởng EU trong 2 ngày 30-31/8 tại thủ đô Vienna của Áo.
EU đang nỗ lực bảo vệ thỏa thuận khi các cuộc thanh sát quốc tế cho tới nay đều cho thấy, Iran đã tôn trọng giới hạn làm giàu urani ở mức 3,67% để đổi lại việc nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế, dù Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các lệnh cấm vận đối với Iran.
Đây có thể coi là một thử thách lớn đối với EU bởi việc không duy trì được thỏa thuận này cũng đồng nghĩa với EU không tự bảo vệ được các doanh nghiệp trước những ảnh hưởng của lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Iran. Mối đe dọa về các lệnh trừng phạt tiếp theo của Mỹ sẽ mạnh hơn vào tháng 11 tới, nhằm vào các nước mà Mỹ coi là “vẫn cố tình đầu tư vào Iran”.
Sau quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa thuận, EU, với tư cách là nhà bảo trợ, đã có nhiều động thái nhằm cứu vãn tình hình. Hàng loạt cuộc thảo luận, kể cả cấp cao nhất, đã được EU khởi xướng và tiến hành, song châu Âu và Mỹ vẫn chia rẽ sâu sắc về cách thức tiến hành tiếp theo sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận.
Hiện cả EU và Iran đều kêu gọi các bên ký JCPOA thảo luận rộng rãi hơn về chương trình hạt nhân Iran sau 2025, chương trình tên lửa đạn đạo cũng như ảnh hưởng của nước này tại khu vực Trung Đông.
Bài toán khó cho EU hiện nay là làm thế nào để dung hòa các lợi ích chính trị và kinh tế, giữ vững được nguyên tắc đa phương trong chính sách quan hệ quốc tế trước xu hướng đơn cực mà nước Mỹ đang tìm mọi cách áp đặt, trên cơ sở đó tìm ra được một giải pháp khả thi cho vấn đề Iran./.
Theo Vũ Anh Tuấn/VOV1
EU "dốc hầu bao" chứng minh đủ sức cứu rỗi thỏa thuận hạt nhân Iran
Liên minh Châu Âu đồng ý chi 18 triệu euro viện trợ phát triển cho Tehran trong nỗ lực ngăn chặn ảnh hưởng của việc Mỹ tái cấm vận với Iran và cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Cao ủy phụ trách đối ngoại EU Federica Mogherini. Ảnh: AM.
Các biện pháp được công bố trong tuyên bố hôm 23.8 của Cao ủy phụ trách đối ngoại EU Federica Mogherini. Bà một lần nữa khẳng định lại cam kết của Châu Âu trong nỗ lực chung với Iran để duy trì thỏa thuận mà không có Mỹ.
Gói viện trợ ngày 23.8 là một phần trong gói 50 triệu euro dành cho Tehran trong ngân sách EU.
Trong tuyên bố, bà Mogherini nói: "Gói mới này sẽ mở rộng quan hệ trong lĩnh vực kinh tế và có lợi ích trực tiếp cho công dân của chúng tôi".
Trong biện pháp mới này, EU phân bổ tám triệu euro cho khu vực tư nhân của Iran, bao gồm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tổ chức xúc tiến thương mại của Iran.
Khoản 8 triệu euro khác dự kiến sẽ chi cho các dự án môi trường trong khi khoảng 2 triệu euro sẽ chi cho khắc phục những tác động của ma túy.
Động thái này là bước tiến mới nhất trong một loạt các biện pháp của EU nhằm đáp ứng yêu cầu của Iran về những bước đi thực tế của Châu Âu để duy trì thỏa thuận này.
Trong tháng 5, khi Washington đơn phương từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, các đối tác khác trong đó có Pháp, Anh, Đức, Nga và Trung Quốc đã cam kết sẽ bảo vệ thỏa thuận có tên gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA).
EU hiện đang có các động thái nhằm duy trì quan hệ thương mại với Iran. Tehran từng cho biết sẽ chỉ duy trì thỏa thuận này khi đạt được các lợi ích kinh tế như thỏa thuận JCPOA.
Ngày 6.8 - cùng ngày đợt lệnh cấm đầu tiên của Mỹ với Iran, EU kích hoạt bản cập nhật Đạo luật Ngăn chặn (Blocking Statute) nhằm ngăn chặn các công ty Châu Âu tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran.
EU cũng cảnh báo có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt với các công ty ngừng kinh doanh với Iran theo lệnh cấm của Mỹ.
Liên minh Châu Âu đã lên kế hoạch mở các tài khoản ngân hàng cho Iran để tạo điều kiện giao dịch trực tiếp với nước này và không phụ thuộc vào hệ thống tài chính của Mỹ. Đầu tuần này, Đức cho biết các nước Châu Âu cần áp dụng các hệ thống thanh toán độc lập với Mỹ nếu muốn duy trì JCPOA. Anh đã mở lại một tài khoản ngân hàng của Đại sứ quán Iran tại nước này vốn bị đóng theo các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Iran từ năm 2009.
Giai đoạn đầu trong lệnh tái trừng phạt của Mỹ sau khi rút khỏi JCPOA nhắm mục tiêu vào sự tiếp cận của Iran với đồng USD, việc kinh doanh kim loại, than đá, phần mềm công nghiệp và lĩnh vực ôtô. Giai đoạn thứ hai, sẽ bắt đầu từ đầu tháng 11, nhằm tác động vào lĩnh vực giao thương dầu mỏ và Ngân hàng Trung ương của Iran.
H.LIÊN
Theo LĐO
Iran khẳng định sẽ tăng cường năng lực phòng thủ của đất nước Ngày 22/8, hãng thông tấn Tasnim dẫn thông báo của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết, lực lượng này sẽ tiếp tục tăng cường năng lực phòng thủ của đất nước, và khẳng định sẽ không đầu hàng trước sức ép liên quan tới chương trình tên lửa của nước này. Ảnh minh họa. (Nguồn: CBS News) Thông...