Iran cáo buộc Mỹ và Israel chủ mưu lật đổ chính quyền Syria
Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei đã tố cáo Mỹ và Israel chủ mưu vụ lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong khi một nước láng giềng cũng liên can.
Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei ngày 11.12 có bài phát biểu đầu tiên về Syria từ sau khi ông Bashar al-Assad bị lật đổ khỏi chức tổng thống và bay sang Nga.
Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei phát biểu tại Tehran trong bức ảnh được công bố ngày 11.12. ẢNH: AFP
“Rõ ràng điều đã xảy ra tại Syria là kế hoạch chung của Mỹ và chế độ Phục quốc Do Thái (ý nói Israel). Một chính phủ láng giềng của Syria cũng đã và đang đóng vai trò rõ ràng trong việc này. Tất cả mọi người đều thấy điều này, nhưng chủ mưu và trung tâm chỉ huy là tại Mỹ và chế độ Phục quốc Do Thái”, truyền thông Iran dẫn lời ông Khamenei, nói thêm rằng ông có bằng chứng rõ ràng.
Dù nhà lãnh đạo không nêu rõ tên nước còn lại nhưng truyền thông phương Tây cho rằng ông Khamenei đang ám chỉ Thổ Nhĩ Kỳ, nước láng giềng của Syria và ủng hộ các lực lượng quân sự đối lập chống chính quyền ông al-Assad.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát phần lớn lãnh thổ miền bắc Syria sau nhiều chiến dịch xuyên biên giới chống lại nhóm dân quân người Kurd Syria YPG. Theo Reuters, Thổ Nhĩ Kỳ là bên ủng hộ chính của các nhóm đối lập chống chính phủ ông al-Assad từ khi nội chiến Syria bùng phát vào năm 2011.
Trong bài phát biểu, ông Khamenei còn tuyên bố liên minh do Iran dẫn đầu sẽ tăng thêm sức mạnh trên khu vực bất chấp diễn biến mới. “Càng áp lực thì phong trào kháng chiến càng mạnh mẽ hơn”, ông nói.
Mỹ và Israel chưa bình luận về phát biểu của lãnh đạo Iran. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến sang Ankara vào ngày 13.12 để gặp Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan nhằm thảo luận tình hình Syria, theo Reuters.
Iran ủng hộ chính quyền của ông al-Assad và đã triển khai Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo đến Syria để bảo vệ đồng minh. Vài giờ sau khi chính quyền của ông al-Assad sụp đổ, Iran nói hy vọng sẽ duy trì mối quan hệ với Syria dựa trên cách tiếp cận nhìn xa trông rộng và khôn ngoan, kêu gọi chính quyền mới đảm bảo tính bao trùm, đại diện cho tất cả các thành phần xã hội.
Thủ tướng lâm thời Syria Mohammad al-Bashir, người được lực lượng mới kiểm soát chính quyền tại Damascus ủng hộ, ngày 11.12 kêu gọi người Syria tị nạn ở nước ngoài trở về nước.
“Syria giờ là nước tự do đã giành được sự tự hào và danh dự. Hãy trở về”, ông al-Bashir nói với nhật báo Corriere della Sera của Ý, cam kết sẽ đảm bảo quyền của toàn bộ người dân và giáo phái tại Syria.
Thế khó của Tổng thống Biden ở Syria trong những ngày cuối cùng tại Nhà Trắng
Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Joe Biden đối mặt với thách thức ngoại giao tại Syria, nơi Mỹ duy trì lực lượng để ngăn chặn IS.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Ibrahim Al-Assil, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông ngày 1/12, trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với một thách thức ngoại giao và chiến lược phức tạp tại Syria - một quốc gia vẫn chìm trong hỗn loạn và xung đột sau nhiều năm nội chiến.
Cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2011 đến 2016 đã biến Syria thành một bàn cờ địa chính trị phức tạp, nơi các cường quốc quốc tế đối đầu. Iran và Nga đứng về phía Tổng thống Bashar al-Assad, trong khi Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lại ủng hộ các lực lượng nổi dậy.
Hiện tại, Washington dường như đang trong tình thế khó xử. Chính quyền của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đã áp dụng một chiến lược thụ động tại Syria, để ngỏ những quyết định then chốt cho chính quyền kế nhiệm.
Trọng tâm chú ý của Mỹ đang dồn vào các cuộc xung đột tại Ukraine và Israel, khiến Syria trở thành một "điểm mờ" trong chính sách đối ngoại.
Hiện khoảng 900 quân nhân Mỹ vẫn còn ở Syria, với nhiệm vụ chính là ngăn chặn sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Tuy nhiên, sự hiện diện này đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Các chuyên gia cảnh báo rằng bất kỳ sự rút lui hoặc tái triển khai nào của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) - đồng minh chính của Mỹ - đều có thể tạo cơ hội cho IS tập hợp lại, đặc biệt là ở khu vực Badiya.
Mặc dù Mỹ không quan tâm đến việc can thiệp vào cuộc giao tranh giữa các nhóm vũ trang do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và lực lượng của chính quyền Syria, nhưng ưu tiên của quân đội Mỹ có thể là hỗ trợ đồng minh người Kurd trong việc duy trì quyền kiểm soát Đông Bắc và ngăn chặn IS tái xuất hiện tại đó.
Trong bối cảnh này, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhiều nhóm phiến quân tham gia vào cuộc tấn công của nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Nhưng Ankara khó có thể lường trước được quy mô - và những hậu quả tiềm tàng - của cuộc tấn công. Các quan chức gọi đây là "cuộc tấn công hạn chế", một điều có vẻ gần như không đúng khi các nhóm phiến quân lan rộng khắp Syria.
Tuy nhiên, sự thận trọng của Thổ Nhĩ Kỳ là dễ hiểu. Nếu HTS bám trụ ở Aleppo và chính quyền Syria phát động một cuộc phản công được hỗ trợ bởi không quân Nga, điều này có thể gây ra một làn sóng người tị nạn mới hướng về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, làm suy yếu nhiều năm nỗ lực đẩy người di cư theo hướng ngược lại.
Có thể nói tình hình Syria tiếp tục là một thử thách ngoại giao phức tạp. Quyết định của Tổng thống Biden trong những ngày cuối nhiệm kỳ sẽ không chỉ định hình Syria mà còn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ khu vực Trung Đông trong những năm tới.
Nga và Iran lên tiếng về diễn biến 'nóng' tại Syria Một số nhóm nổi dậy tại Syria đã bất ngờ tấn công vào các khu vực do chính phủ kiểm soát tại phía Bắc tỉnh Aleppo, dẫn đến giao tranh dữ dội nhất trong vài năm trở lại đây. Cả Nga và Iran đề lên tiếng bày tỏ quan ngại về diễn biến này. Lực lượng cứu hộ khẩn cấp làm nhiệm vụ...