Iran cảnh cáo sẽ truy tố những cầu thủ cố tình giả vờ bị nhiễm Covid-19
Sau khi lên lịch nối lại, người đứng đầu Liên đoàn các giải bóng đá chuyên nghiệp Iran, Soheil Mahdi đã cảnh báo các thành viên trong đội và cầu thủ về việc giả vờ bị nhiễm Covid-19.
Người đứng đầu Liên đoàn các giải bóng đá chuyên nghiệp Iran, Soheil Mahdi đã cảnh báo các thành viên trong đội và các cầu thủ về việc giả vờ bị nhiễm Covid-19
Tất cả các hoạt động thể thao ở Iran đã bị đình chỉ từ ngày 11.3 sau khi dịch Covid-19 bùng phát, trong đó có giải bóng đá hàng đầu quốc gia (IPL) phải “đứng bánh” với 9 vòng chưa đấu. Theo tờ Tehran Times, IPL sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18.6. Tuy nhiên, một số đội bóng và cầu thủ được cho là lo ngại sự nguy hiểm của dịch Covid-19 nếu trở lại thi đấu do Iran là một trong những quốc gia ở châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh này. Trong đó, một số VĐV của nước này đã tử vong do nhiễm Covid-19.
Trước đó, khi được hỏi về việc bắt đầu tập luyện nhóm của đội thuộc IPL, ông Mahdi trả lời: “Để trở lại tập luyện theo nhóm, tất cả các đội phải có biện pháp kiểm tra các cầu thủ và nhân viên kỹ thuật về Covid-19. Sau khi các đội của đội đưa ra kết quả âm tính trong việc xét nghiệm Covid-19, họ có thể bắt đầu tập luyện.
CLB Gol Gohar được cho là có 7 thành viên nhiễm Covid-19
Ông Mahdi cho biết sẽ có 3 cơ quan của quốc gia giám sát việc thực hiện đúng các giao thức y tế trong các giải đấu. Trong đó, nếu 1 CLB có 5 trường hợp nhiễm Covid-19, các trận đấu của đội bóng đó sẽ bị hủy nhưng họ có thể tiếp tục tập luyện nếu xem xét các giao thức an toàn.
Ngoài ra, quan chức trên còn nhấn mạnh, đối với trường hợp cố tình báo cáo sai về việc nhiễm Covid-19 sẽ phải đối mặt với cáo buộc hình sự. “Bất cứ ai giả vờ bị nhiễm Covid-19 sẽ phải đối mặt với hành động pháp lý”, ông Soheil Mahdi cảnh báo. Trước đó, truyền thông Iran cho biết 7 cầu thủ của CLB Gol Gohar (thuộc IPL) được biết là đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 nhưng ông Mahdi nói rằng tổ chức này chưa nhận được thông báo chính thức từ đội bóng.
"Con ghét bố" và chuyện vật vã vượt qua cái bóng của phụ huynh có lý lịch khủng nhất bóng đá châu Á thế kỷ 20
Cha Du-ri là huyền thoại bóng đá Hàn Quốc nhưng khi còn trẻ, anh đã phải đối mặt với vô vàn áp lực khi có người bố được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á thế kỷ 20.
Bố của Cha Du-ri là huyền thoại Cha Bum-kun, người Hàn Quốc đầu tiên sang châu Âu chơi bóng với hơn 300 trận đấu, ghi gần 100 bàn thắng. Ở đội tuyển Hàn Quốc, Cha Bum-kun thi đấu 136 trận, ghi 58 bàn thắng, trở thành tay săn bàn số 1 lịch sử ĐTQG. Năm 1999, ông được Liên đoàn Lịch sử bóng đá và Thống kê quốc tế (IFFHS) chọn là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á thế kỷ 20.
Có một người bố như vậy quả là áp lực với bất kỳ người con nào muốn theo đuổi nghiệp quần đùi áo số. Câu chuyện của Cha Du-ri vì thế đan xen giữa tự hào và thất vọng trước khi đi đến cái kết có hậu và đầy hạnh phúc.
Video đang HOT
Cha Du-ri và Cha Bum-kun là cặp bố con nổi tiếng của bóng đá Hàn Quốc.
Căm ghét một người bố nổi tiếng
"Đôi khi tôi nói con ghét bố. Tôi tự hỏi tại sao ông ấy lại là bố mình. Những gì ông ấy đạt được đã từng là bức tường lớn trước mặt tôi", Cha Du-ri chia sẻ.
Anh nói tiếp: "Thế nhưng, bố cũng chính là mục tiêu của tôi trong suốt sự nghiệp làm cầu thủ. Tôi muốn trở nên vĩ đại như ông ấy.
Ngày thứ hai của tôi tốt hay xấu đều phụ thuộc rất nhiều vào việc cuối tuần trước bố đã thi đấu thế nào. Nếu ông ấy chơi tốt, tôi cảm thấy tự hào và hãnh diện trước lớp. Nếu ông ấy chơi không tốt, tôi sẽ im lặng hơn và bầu không khí cũng thật khác lạ.
Vào thời đó, không có trò chơi điện tử hay internet như bây giờ. Đối với những đứa trẻ ở Đức, bóng đá thật sự là trò chơi giải trí chính, là tất cả những gì chúng tôi nói đến hàng ngày. Trở thành cầu thủ bóng đá là ước mơ của bọn trẻ như tôi".
Ông Cha Bum-kun là cầu thủ Hàn Quốc đầu tiên thi đấu ở châu Âu.
Ông được xem là người đặt nền móng cho những chuyến xuất ngoại của cầu thủ Hàn Quốc sau này.
Cha Du-ri sinh năm 1980 tại Frankfurt, Tây Đức (nay là nước Đức). Thời điểm ấy, bố anh đang là cây săn bàn nổi tiếng của CLB lớn nhất thành phố.
11 năm thi đấu trên đất Đức, Cha Bum-kun thi đấu cho 3 CLB, nổi tiếng nhất là Eintracht Frankfurt (1979 - 1983) và Bayer Leverkusen (1983 - 1989), giành hai chức vô địch C2 (nay là UEFA Europa League). Cha Bum-kun được mệnh danh là "Cha Boom" với những cú sút sấm sét đã trở thành thương hiệu, được xem là tiền đạo xuất sắc nhất những năm 80 thế kỷ trước.
Càng lớn lên, Cha Du-ri càng hiểu được sự nổi tiếng của bố mình: "Ở mọi nơi gia đình tôi đặt chân đến, rất nhiều người đã chào đón. Nó tạo nên một ấn tượng tích cực đến nỗi tôi cho rằng nếu trở thành một cầu thủ bóng đá, tôi cũng sẽ được chào đón như vậy ở bất cứ nơi đâu".
13 năm sau, Cha Du-ri trở lại Đức thi đấu sau thành công với đội tuyển Hàn Quốc ở World Cup 2002. Anh vẫn chọn Bayer Leverkusen, đội bóng làm nên tên tuổi của bố mình. Thế nhưng, đời không như mơ, Cha Du-ri liên tục bị đem đi cho mượn.
"Những cơn khô hạn bàn thắng khiến tôi chìm trong áp lực. Tôi bị so sánh với bố và càng áp lực hơn. Gần như không thể thoát ra khỏi tình trạng này", Cha Du-ri nhớ lại.
Thậm chí, anh còn phải từ bỏ việc trở thành một tay săn bàn như bố mình để chuyển sang làm hậu vệ cánh. Run rủi thay, đây lại là quyết định đúng đắn nhất trong sự nghiệp của Cha Du-ri. Anh tìm lại sự tự tin cao nhất và gắn bó với vị trí ấy cho đến ngày giải nghệ.
Thành công đến muộn với Cha Du-ri nhưng cũng là sự đền đáp sau bao tháng ngày cố gắng. Năm 31 tuổi, anh mới có danh hiệu lớn đầu tiên là chức vô địch Cúp quốc gia Scotland với Celtic. Một năm sau, anh cùng CLB về nhất ở Giải VĐQG Scotland. Năm 2015, Cha vô địch Cúp quốc gia Hàn Quốc với FC Seoul trước khi giải nghệ.
"Bây giờ, tôi có thể nhìn lại sự nghiệp của mình khi tôi và bố tôi đều là tuyển thủ quốc gia Hàn Quốc. Cả hai chúng tôi đã cùng tạo ra dấu ấn của riêng mình cho bóng đá nước nhà", Cha Du-ri giãi bày.
Cha Du-ri xếp thứ 4 trong danh sách cầu thủ Hàn Quốc thi đấu nhiều nhất ở Giải VĐQG Đức - Bundesliga. Ông Cha Bum-kun, bố anh, thì dẫn đầu và chưa có cầu thủ nào của thế hệ mới có thể san lấp.
Từng chịu định kiến "nhờ bố mới được lên ĐTQG"
Năm 1999, Cha Du-ri vào học tại Đại học Seoul danh tiếng. Hai năm sau, anh nhận được sự chú ý của HLV trưởng đội tuyển Hàn Quốc Guus Hiddink. Khi ấy, Cha Du-ri vẫn còn là một cầu thủ nghiệp dư. Tháng 11/2001, anh có trận ra mắt đội tuyển Hàn Quốc trong trận giao hữu với Senegal. Một năm sau, Cha Du-ri bất ngờ trụ lại trong danh sách 23 cái tên của đội tuyển Hàn Quốc tham dự FIFA World Cup 2022, tổ chức trên sân nhà.
"Tôi đã rất ngạc nhiên khi được triệu tập vào ĐTQG. Trước đấy, mọi người đều quan niệm rằng phải học xong đại học thì mới được chơi chuyên nghiệp. Vì vây, việc tôi được triệu tập thẳng lên đội tuyển khi chưa tốt nghiệp là một câu chuyện giật gân vào lúc ấy", Cha Du-ri nói.
Anh chia sẻ tiếp: "HLV nói rằng ông ấy cần tốc độ và thể lực tốt của tôi. Khi trận đấu diễn ra một thời gian và có người mệt mỏi, tôi sẽ là lựa chọn tốt trên băng ghế dự bị.
Tôi hài lòng về những gì đang diễn ra nhưng đồng thời, nhiều tranh cãi đã nổ ra vì tôi chưa bao giờ thi đấu cho các đội tuyển trẻ Hàn Quốc, ít được cọ xát ở đấu trường quốc tế. Sau tất cả, tôi thấy đấy như thử thách lớn phải vượt qua".
Cha Du-ri từng chịu nhiều điều tiếng xấu khi được triệu tập lên đội tuyển Hàn Quốc dự World Cup 2002 khi mới 21 tuổi.
Ngày ấy, Cha Du-ri như một hiện tượng của đội tuyển cùng với Park Ji-sung. Anh bị gọi là "con ông cháu cha" với những thuyết âm mưu như "nhờ ông bố nổi tiếng mới được lên đội tuyển".
Im lặng trước chỉ trích, Cha Du-ri chứng minh bằng những đường bóng trên sân cỏ. Anh được đá chính ở trận gặp Italia tại vòng 16 đội, trận bán kết với Đức, vào sân từ băng ghế dự bị ở trận tranh hạng 3 với Thổ Nhĩ Kỳ. Chung cuộc, anh cùng Hàn Quốc kết thúc World Cup 2002 ở vị trí thứ 4. Lần đầu tiên có một đội tuyển tại châu Á làm được như vậy, còn với Cha Du-ri, dấu ấn chỉ vậy là đủ khiến những chỉ trích bị dập tắt.
Tiếc nuối duy nhất của Cha Du-ri là không thể cùng bóng đá Hàn Quốc giành một danh hiệu lớn nào ở đấu trường quốc tế.
Cha Du-ri vẫn không thôi tiếc nuối khi lỡ hẹn với chức vô địch Asian Cup 2015. Năm đó, Hàn Quốc thua Australia ở 1-2 sau 120 phút. Ở tuổi 35, hậu vệ cánh này cống hiến những sức lực cuối cùng nhưng danh vọng vẫn ngoảnh mặt với anh. Vài tháng sau, anh tuyên bố giải nghệ.
Cha Du-ri bật khóc trong trận đấu tri ân của mình. Đứng cạnh anh, ông Cha Bum-kun chỉ còn biết vỗ về cậu con trai. Với bóng đá Hàn Quốc, họ được chứng kiến một gia đình đặc biệt với hai thế hệ cùng trở thành huyền thoại của nền bóng đá.
"Ở Hàn Quốc, việc trở thành tuyển thủ quốc gia cũng là cả một gánh nặng. Khi bạn làm tốt, bạn có nhiều tình yêu. Khi bạn làm không tốt, ngay lập tức có nhiều lời chỉ trích. Thế nhưng, tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi có thể giải nghệ trong tình yêu của người hâm mộ", Cha Du-ri giãi bày.
Cha Du-ri bật khóc trong trận đấu tri ân anh giải nghệ tại Hàn Quốc. Đứng bên cạnh, ông Cha Bum-kun chỉ còn biết động viên cậu con trai.
Nhân Văn
Cầu thủ Vũ Hán lần đầu về nhà sau hơn 3 tháng Các thành viên của đội bóng Wuhan Zall được người hâm mộ chào đón khi trở về Vũ Hán sau 104 ngày xa cách vì ảnh hưởng của đại dịch. Đội bóng Wuhan Zall có chuyến tập huấn kéo dài chưa từng có, sau khi tới Quảng Châu vào đầu tháng 1, rồi di chuyển tới Tây Ban Nha. Tuy nhiên, kế hoạch...