Iran cảnh báo sẽ thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn vong bị đe dọa
Iran sẽ phải thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại của nước này bị Israel đe dọa. Đây là cảnh báo từ cố vấn của Lãnh đạo tối cao Iran, Sayyid Kamal Kharrazi, làm dấy lên những lo ngại mới về vũ khí hạt nhân của Iran.
Kỹ thuật viên Iran làm việc tại cơ sở hạt nhân Isfahan, cách thủ đô Tehran 420 km về phía Nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo mạng tin SNN ngày 9/5, ông Kharrazi tuyên bố: “Chúng ta không có quyết định chế tạo bom hạt nhân, nhưng nếu sự tồn tại của Iran bị đe dọa, sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi học thuyết quân sự”. Ông Kharrazi cũng nói thêm rằng Iran đã cho thấy nước này có tiềm năng chế tạo những loại vũ khí như vậy.
Theo ông Kharrazi, trong trường hợp Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, khả năng răn đe của Iran sẽ thay đổi.
Theo tờ The Times of Israel, lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã cấm phát triển vũ khí hạt nhân vào đầu những năm 2000. Vào năm 2019, ông nhắc lại lập trường: “Chế tạo và tàng trữ bom hạt nhân là sai và sử dụng bom hạt nhân bị cấm về mặt tôn giáo… Mặc dù chúng ta có công nghệ hạt nhân, nhưng Iran đã kiên quyết tránh được điều đó”.
Tuy nhiên, vào năm 2021, Bộ trưởng Tình báo Iran lúc bấy giờ cho biết rằng áp lực của phương Tây có thể thúc đẩy Iran tìm kiếm vũ khí hạt nhân.
Tháng trước, Bộ Ngoại giao Iran đã làm rõ rằng lệnh cấm phát triển vũ khí hạt nhân vẫn được áp dụng, mặc dù một chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cảnh báo rằng nước này có thể thay đổi chính sách hạt nhân nếu bị áp lực do các mối đe dọa từ Israel.
Video đang HOT
Sau khi căng thẳng với Israel gia tăng, chỉ huy IRGC phụ trách an ninh hạt nhân Ahmad Haghtalab nói rằng các mối đe dọa của Israel có thể thúc đẩy Iran xem xét lại học thuyết hạt nhân.
Vào tháng 4, quan hệ Iran và Israel đã trở nên căng thẳng đỉnh điểm khi Iran trực tiếp phóng khoảng 300 tên lửa và thiết bị bay không người lái nhằm vào Israel. Mục đích là để trả đũa vụ Đại sứ quán Iran ở Syria bị tấn công mà họ cáo buộc Israel là thủ phạm.
Israel, với sự giúp đỡ của Mỹ và các đồng minh, gần như đã chặn hoàn toàn cuộc tấn công của Iran.
Đáp lại, Israel đã tấn công một căn cứ không quân gần Isfahan ở miền Trung Iran, làm hư hỏng hệ thống phòng thủ radar. Iran coi cuộc tấn công này là không nghiêm trọng, từ đó làm giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến tranh khu vực.
Theo The New York Times, hệ thống radar nói trên làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạt nhân bí mật Natanz gần đó. Iran báo cáo không có thiệt hại nào đối với các địa điểm hạt nhân.
Cảnh báo mới nhất của ông Kharrazi được đưa ra khi Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi chỉ trích Iran không hợp tác trong các cuộc thanh tra hạt nhân và các vấn đề nổi bật khác.
Iran đã ngừng tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sau khi Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018 và áp dụng lại các lệnh trừng phạt sâu rộng.
Căng thẳng giữa Iran và IAEA đã liên tục bùng phát kể từ khi thỏa thuận hạt nhân trên sụp đổ. Những nỗ lực do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian cho đến nay vẫn không thể khiến Mỹ thay đổi lập trường và khiến Iran tuân thủ lại thỏa thuận hạt nhân.
Trong một báo cáo vào tháng 3, IAEA cho biết kho dự trữ urani đã làm giàu ước tính của Iran đã đạt gấp 27 lần giới hạn quy định trong hiệp định năm 2015.
Vai trò của các quốc gia vùng Vịnh trong căng thẳng Israel - Iran: Giữa phòng ngừa rủi ro và bình thường hóa
Cả Saudi Arabia và UAE đều là trung gian để truyền tải thông điệp giữa Iran với Mỹ và Israel, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công "ăn miếng trả miếng" dẫn đến leo thang thành một cuộc chiến toàn diện ở khu vực Trung Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ 2, trái) và các Ngoại trưởng Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) chụp ảnh chung tại cuộc họp ở Riyadh, Saudi Arabia, ngày 7/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của chuyên gia Ilan Zalayat thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS) ngày 19/4, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đóng một vai trò quan trọng trong căng thẳng giữa Israel và Iran kể từ sau vụ tấn công lãnh sự quán của Tehran ở Damascus, đỉnh điểm là cuộc tấn công của Iran vào Israel vào đêm 13/4.
Năm ngoái, cả Saudi Arabia và UAE đều làm trung gian để truyền tải thông điệp giữa Iran với Mỹ và Israel, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công "ăn miếng trả miếng" dẫn đến leo thang thành một cuộc chiến toàn diện ở khu vực Trung Đông.
Bên cạnh đó, Riyadh và Abu Dhabi thậm chí còn tham gia đàm phán với Hezbollah, mặc dù trước đó đã xác định tổ chức này là một "tổ chức khủng bố". Mục đích của họ là ngăn chặn sự leo thang hơn nữa cuộc giao tranh đang diễn ra liên quan đến các lực lượng thân Iran, Israel và Mỹ kể từ ngày 7/10 năm ngoái.
Nhìn xa hơn, Saudi Arabia và UAE đang tham gia vào hoạt động ngoại giao để bảo vệ lợi ích của chính họ đối với sự ổn định trong khu vực. Xung đột khu vực đặt ra mối đe dọa cho các kế hoạch phát triển kinh tế đầy tham vọng của cả hai nước, nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, bằng cách thu hút du lịch, công ty nước ngoài và đầu tư.
Sự ổn định trong khu vực là rất quan trọng để kế hoạch của họ thành công. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman thậm chí còn nói rằng "các quốc gia vùng Vịnh sẽ là nạn nhân đầu tiên của việc mở rộng chiến tranh", ám chỉ khả năng lực lượng ủy nhiệm của Iran sẽ tấn công các căn cứ của Mỹ hoặc các mục tiêu khác ở các quốc gia vùng Vịnh.
Có thể nói rằng, vai trò của Saudi Arabia và UAE trong cuộc khủng hoảng hiện nay là kết quả của cấu trúc khu vực mới đang phát triển trong những năm gần đây, dẫn đầu là sự hòa giải giữa Riyadh và Tehran vào tháng 3/2023.
Với sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ, Riyadh và Abu Dhabi đã bắt đầu phòng ngừa rủi ro giữa những bên can dự trong khu vực và toàn cầu. Mặc dù lo ngại về Iran và các lực lượng thân nước này trong khu vực nhưng họ không quan tâm đến việc tham gia bất kỳ liên minh nào chống Tehran.
Thay vào đó, họ tìm cách duy trì sự cân bằng giữa Iran, Mỹ và Israel. Điều này thể hiện rõ khi hai nước phủ nhận việc tham gia ngăn chặn cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel và từ chối chia sẻ tất cả thông tin tình báo về vấn đề này với Mỹ. Tuy nhiên, nhu cầu chung của họ về hệ thống phòng không và sự hỗ trợ quân sự của Mỹ chống lại mối đe dọa mới nổi gắn kết lợi ích của họ với lợi ích của Israel và Mỹ.
Ngay cả trước xung đột Israel - Hamas, hai quốc gia vùng Vịnh trên đã bày tỏ sự quan tâm đến một thỏa thuận quốc phòng với Mỹ, và trong trường hợp của Saudi Arabia, thỏa thuận trên gắn liền với việc nước này sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Israel.
Cuộc đấu tranh giữa Israel và Iran có thể sẽ trở lại trong 'bóng tối' Sau khi quan chức Mỹ xác nhận với kênh ABC News rằng tên lửa của Israel đã tấn công một số địa điểm tại Iran, những tưởng căng thẳng Israel - Iran sẽ leo thang, nhưng có dấu hiệu cuộc đấu tranh giữa hai quốc gia này có thể trở lại trong "bóng tối". Hình ảnh hệ thống phòng không Israel kích hoạt...