Iran cảnh báo Saudi Arabia phải trả giá đắt khi xử tử giáo sĩ Hồi giáo
Bộ Ngoại giao Iran cảnh báo Saudi Arabia sẽ phải trả giá đắt khi xử tử giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite.
Ngay sau khi Bộ Nội vụ Saudi Arabia thông báo vừa tử hình 47 người vì tội khủng bố trong đó đặc biệt có giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite Nimr al-Nimr, Bộ Ngoại giao Iran cảnh báo Saudi Arabia sẽ phải trả giá rất đắt về hành động đó.
Một người biểu tình chống chính phủ Saudi Arabia cầm ảnh của giáo sỹ Nimr al-Nimr. (Nguồn: AP)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Hossein Jaberi Ansari lên án mạnh mẽ vụ hành quyết giáo sĩ Nimr, coi đây là một hành động vô trách nhiệm sâu sắc và thiếu sự thận trọng của Saudi Arabia.
Đối với Iran, quốc gia Hồi giáo có số đông người Shiite thì ông Nimr 56 tuổi là nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất ở tỉnh Qatif ở miền Đông Saudi Arabia. Ông Nimr đã công khai chỉ trích chính quyền, thường xuyên kêu gọi biểu tình hòa bình và yêu cầu tổ chức bầu cử.
Năm 2014, ông Nimr cùng nhiều người khác đã bị Bộ Nội vụ Saudi Arabia bắt giữ với cáo buộc ông đứng sau các vụ tấn công khủng bố trong giai đoạn 2002 – 2006. Tháng 10/2015, tòa án tối cao Saudi Arabia bác đơn kháng cáo của ông Nimr và tuyên y án tử hình.
Video đang HOT
Phiến quân IS hành quyết 2 nhà báo và 1 giáo sĩ
Ngày 8/1, chi nhánh của IS tại Libya đã tuyên bố hành quyết 2 nhà báo người Tunisia bị mất tích từ hồi tháng 9 năm ngoái.
Sau cái chết của giáo sĩ Nimr, nhiều người Hồi giáo dòng Shiite ở Iran đã kêu gọi một cuộc biểu tình lớn vào ngày mai trước cửa tòa đại sự Saudi Arabia tại thủ đô Teheran của Iran../.
Mai Liên Theo AP, Press TV
Theo_VOV
Mỹ xót xa, Nga lấn át
Nga bị cáo buộc đã tiến hành không kích tiêu diệt thủ lĩnh phiến quân ở Syria nhằm giành toàn quyền ra quyết định.
Đổ lỗi cho Nga?
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner tuyên bố rằng tiến trình đàm phán giải quyết cuộc khủng hoảng Syria có thể trở nên phức tạp sau khi Zahran Alloush - thủ lĩnh nhóm Jaish al-Islam ở Syria bị tiêu diệt.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 28/12 tại Washington, ông Toner nói: "Đòn đánh vào Alloush và nhóm Jaish al-Islam, cũng như hoạt động tấn công các nhóm đối lập khác, trên thực tế đang gây phức tạp cho nỗ lực tiến hành đàm phán chính trị và lệnh ngừng bắn chung".
Zahran Alloush - thủ lĩnh nhóm Jaish al-Islam
Ông Toner cũng lưu ý rằng Mỹ "không ủng hộ Jaish al-Islam và đặc biệt quan ngại về hành vi của các băng nhóm trên chiến trường".
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cố "vớt vát" rằng nhóm Jaish al-Islam "đã ủng hộ tiến trình chính trị chấm dứt xung đột ở Syria và đang chiến đấu chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)".
Ông này dẫn chứng rằng Jaish al-Islam đã tham gia hội nghị của phe đối lập Syria được tổ chức tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia) và sẵn sàng tham dự các cuộc đàm phán với Chính phủ Syria.
Phát biểu của Mỹ được đưa ra sau khi Zahran Alloush đã thiệt mạng hôm 25/12 trong vụ không kích của Không quân Syria. Quân đội Syria chính thức lên tiếng xác nhận thông tin này, trong khi đó truyền thông phương Tây và khu vực lại cho rằng Nga đã không kích tiêu diệt Alloush.
Thêm kẻ đặt điều?
Tờ Ha"aretz" của Israel mới đây đưa ra nhận định cuộc không kích chính xác gần Damascus tiêu diệt Alloush là do Nga tiến hành. Đây là thủ lĩnh của một trong những nhóm nổi dậy mạnh nhất chống chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Theo tờ báo Israel, cuộc không kích là bằng chứng nữa cho thấy Moskva muốn toàn quyền ra quyết định về tương lai chính trị của Syria.
Theo đó, động thái này của Nga nhằm gửi đi hai thông điệp: Moskva sẽ không cho phép các chiến binh Hồi giáo nắm vai trò chủ chốt trong chính phủ Syria tương lai cũng như sẽ không để cho Saudi Arabia hoặc Thổ Nhĩ Kỳ gây ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán hòa bình.
Máy bay chiến đấu của Nga ở Syria
Tờ báo của Israel viết rằng Zaharan Alloush cùng với những chỉ huy hàng đầu thuộc các nhóm chiến binh đối lập Hồi giáo khác đã bị thiệt mạng do trúng tên lửa của không quân Nga khi đang tiến hành cuộc họp tại đại bản doanh ở khu vực phía Đông Ghouta, ở Đông Bắc Damascus.
Alloush, con trai của một giáo sĩ có ảnh hưởng người Saudi Arabia thuộc dòng Hồi giáo cực đoan Salafi, đã gây được sự chú ý trong số các chỉ huy nổi dậy nhờ các kỹ năng về quân sự.
Trong khoảng thời gian chưa đến 4 năm, ông này đã xây dựng một lực lượng quân sự và tập hợp được hơn 50 nhóm chiến binh dưới một tổ chức tập trung duy nhất, biến đội quân Hồi giáo này thành một trong những nhóm có ảnh hưởng nhất trong phe đối lập ở Syria.
Đội quân này có hơn 20.000 người với 26 chi nhánh trên khắp Syria. Năm 2014, nhóm này sáp nhập với Mặt trận Hồi giáo - đại diện cho hầu hết các nhóm chiến binh và phong trào Hồi giáo đang chiến đấu chống chính quyền Assad, và thay thế bằng một hệ thống cai trị Hồi giáo.
Bất chấp chủ trương tôn giáo cực đoan, lực lượng này được xem là một trong những nhóm "Hồi giáo ôn hòa" mà Mỹ tuyên bố sẵn sàng hợp tác.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ "tím mặt" vì càng lùi càng bị Iran thách thức Dù đã nhượng bộ không tung ra các đòn trừng phạt mới nhằm vào Iran, Mỹ vẫn bị nước Cộng hòa Hồi giáo tiếp tục thách thức bằng tuyên bố sẽ phát triển loại tên lửa có tầm bắn lên đến 5.000km. Ảnh minh họa Sau sự trì hoãn vào phút cuối cùng của Nhà Trắng trong việc tung ra các đòn trừng...